Tìm thấy kho báu dưới hồ Baikal
Một truyền thuyết khác lại cho rằng quân Bạch vệ trên đường rút lui bằng đường bộ và khi xe ngựa đi qua bề mặt hồ Baikal đóng băng đã bị chết cóng, vì nhiệt độ hạ xuống đến -60oC vào mùa đông năm 1919-1920. Khi những tia nắng mùa xuân bắt đầu xuất hiện, những cái xác chết cóng ấy cùng với những gùi vàng Hoàng gia Nga đã chìm xuống tận đáy hồ này.
Năm ngoái, xác vụn của một chiếc tàu và những hộp đạn đã được tìm thấy trong hồ. Tuần này, các nhà nghiên cứu trong khi khảo sát độ sâu lòng hồ bằng tàu ngầm có thể đã tìm thấy số vàng đã mất của Hoàng gia Nga.
Lúc nhà nghiên cứu Bair Tsyrenov chầm chậm lái chiếc tàu ngầm Mir lên một dốc bên dưới hồ nước, đèn pha của chiếc tàu vô tình chạm phải thứ ánh sáng nhấp nháy màu vàng, ở độ sâu 400 mét dưới mặt hồ Baikal.
Thoạt đầu, thủy thủ đoàn 3 người trên tàu cứ nghĩ đó là những dầm thép trông giống như những đường ray nổi. Sau đó họ chợt nhận ra chúng là những thanh kim loại có sự phản chiếu màu vàng đặc biệt, theo lời nhà nghiên cứu Tsyrenov của Quỹ Bảo vệ hồ Baikal.
Phát hiện mới này là một sự kiện hy hữu. Suốt 2 năm qua, 2 chiếc tàu ngầm nghiên cứu Mir - thường xuyên hoạt động ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - bắt đầu sứ mệnh khảo sát tại hồ Baikal của Siberia, nơi có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới (20%). Hai chiếc tàu ngầm mini Mir này từng chụp ảnh và cho thế giới xem những bức ảnh dưới nước đầu tiên của con tàu yểu mệnh Titanic.
Chiếc tàu ngầm Mir trước giờ hạ thủy. |
Chuyến du hành của tàu Mir đến hồ Baikal thực sự đã kết thúc sứ mệnh đo độ sâu đáy hồ, nếu như không có sự kiện kỳ diệu hôm ấy... Nó trở thành chứng nhân lịch sử đầu tiên nhìn thấy kho vàng của những vị Sa hoàng cuối cùng của nước Nga. Số vàng khổng lồ này đã mất tích hơn 90 năm qua, và theo truyền thuyết, chúng được "cất bên dưới thủy cung" của một hồ thuộc
Các nhà báo và chuyên gia Nga tin rằng, những phát hiện mới đây có thể liên quan đến một phần kho vàng bị Đô đốc Aleksandr Kolchak lấy đi vì số vàng lớn này không còn trong kho kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến Nga. Trong một cuộc tấn công lớn vào năm 1919, Kolchak chỉ huy đội Bạch vệ vượt qua dãy núi Ural, tiến chiếm Kazan - một thành phố phía đông Moskva, và kiểm soát phần lớn nguồn dự trữ vàng của nước Nga.
Lo sợ quân đội Đức có thể nhúng tay vào chuyện quốc sự trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Sa hoàng Nicholas II ra lệnh chuyển 500 tấn vàng từ
Hồ Baikal là một trong những hồ sâu và lâu đời nhất thế giới. |
Tờ Moscow News, với tít lớn "Vàng đã mất của Bạch vệ tìm thấy tại Baikal", cho biết các nhà thám hiểm dự tính dùng cánh tay máy của tàu ngầm để gắp các vật thể sáng chói đó nhưng thất bại, vì lớp sa khoáng của lòng hồ có vẻ không ổn định. Các nhà nghiên cứu đánh dấu kỹ vị trí kho vàng và lên kế hoạch để, nếu có thể, sẽ đem mẫu vàng lên bờ để kiểm tra.
Năm 2009, bà Inna Kyrlova - nhà nghiên cứu, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ hồ Baikal (một trong những cơ quan tài trợ nghiên cứu), thừa nhận rằng, 2 chiếc Mir đang khảo sát một số chỗ có liên quan đến số vàng bị thất lạc của Bạch vệ. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, ưu tiên của sứ mệnh là khảo sát thực - động vật và sinh thái của vùng hồ Baikal, đồng thời giám sát các điều kiện tồn sinh hiện hành trong hồ