“Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ” và cái nhìn sai lệch về Việt Nam

Thứ Năm, 13/05/2010, 16:25
Từ cổ xưa, trong quan hệ bang giao giữa các nước, đã hình thành và tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất đó là nguyên tắc: “Quốc pháp”- tức tôn trọng chủ quyển, luật pháp quốc gia. Thời hiện nay, nguyên tắc này được kế thừa và nâng lên thành nguyên tắc pháp lý có nguyên tắc bắt buộc: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ" trong "sân chơi" quan hệ quốc tế.

Nhưng, chẳng hiểu sao, mấy năm gần đây, tổ chức "Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ" (USCIRF) - cơ quan chuyên tham vấn giúp hoạch định chính sách tôn giáo quốc tế của Chính phủ Mỹ - thường đưa ra những nhận xét hoặc kết luận sai lệch, mơ hồ về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Điều này, chẳng những đi ngược lại nguyên tắc cơ bản, có tính pháp lý bắt buộc của thời hiện đại nêu trên, trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, mà qua những "báo cáo thường niên", "phúc trình"... do USCIRF từng công bố về Việt Nam, hẳn đã lồ lộ một cách nhìn sai lệch của tổ chức này!

Bất chấp thực tế

Hôm 30/4 vừa rồi, tại thủ đô Washington (Mỹ), ông Chủ tịch USCIRF Leonard Leo đã công bố một bản "Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo thế giới" mới nhất. Theo bản "Báo cáo" này, trong số 13 quốc gia bị đề nghị xếp vào danh sách "Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo" (Countries of Particular Concern - viết tắt là CPC), vì "vi phạm quyền tự do tôn giáo", USCIRF có hẳn đề nghị (Bộ Ngoại giao Mỹ - PV) nên đưa thêm Việt Nam vào danh sách này.

Vẫn theo như lời ông Chủ tịch USCIRF Leonard Leo, thì sở dĩ đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC đó, là do "Việt Nam tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt và vẫn gây ra nhiều vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo" hoặc nữa là "hoạt động tôn giáo độc lập ở Việt Nam vẫn còn bị xem là bất hợp pháp"... 

Thêm vào đó, sau khi đưa thêm một vài "thí dụ vi phạm", ông Chủ tịch Leonard Leo đã kết luận thẳng tưng rằng, "chính quyền Tổng thống Obama nên xem xét việc đưa tên Việt Nam vào danh sách CPC"...

Khoan hãy bình luận về cái "đề nghị" lởm khởm kia của USCIRF. Trước hết, cần phải thấy rằng, đây không phải lần đầu tiên USCIRF đơm đặt, nhận xét sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như vậy, mà nhiều năm qua, tổ chức này luôn có cái nhìn sai lệch về vấn đề này đối với Việt Nam.

Chẳng hạn như, trước đó chưa lâu, như đầu năm 2010 tới nay, USCIRF đã có nhiều hành động kiểu hô hào, hậu thuẫn, kích động hay hà hơi tiếp sức cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật lẩn dưới vỏ bọc "hoạt động dân chủ", "đấu tranh nhân quyền hoặc cho tự do tôn giáo"... qua việc phát tán những "thông cáo", "phúc trình"... thêu dệt nên câu chuyện Việt Nam "giam cầm, quản thúc tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm"...

Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những thông tin mà USCIRF đưa ra, rồi cáo buộc đối với Việt Nam là đúng sự thật, khách quan và không phải xuất phát từ động cơ, quan điểm chính trị xấu nào của những người đang nắm quyền điều hành USCIRF, bất chấp những thành tựu về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhân đây, cần nhắc lại rằng, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo và có nền văn hiến nghìn đời.

Trong những năm qua, tôn giáo ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Theo thống kê sơ sơ thì, từ năm 2005 đến nay, số tín đồ đã tăng 2 triệu người, số tôn giáo tăng từ 6 tôn giáo với 16 tổ chức lên 12 tôn giáo với 32 tổ chức được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tương đương với gần 24 triệu tín đồ, chiếm gần 30% dân số cả nước.

Trong đó, tín đồ Phật giáo 10 triệu, Thiên Chúa giáo gần 6 triệu, Tin Lành 1 triệu, Cao Đài gần 3,5 triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,4 triệu, Hồi giáo 67 nghìn người, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật hội 1,4 triệu, Tứ Ân Hữu Nghĩa 78 nghìn; Baha'i 7 nghìn người, Ngũ Chi Minh Đạo 10 nghìn... Tổng số giáo sĩ, chức sắc, chức việc tôn giáo chiếm gần 80 nghìn người, trong đó đạo Tin Lành đã là 1.423 người. Cả nước Việt Nam có tới gần 26 nghìn cơ sở thờ tự, nhà thờ, đền chùa, thánh thất.

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Tây Bắc hay Tây Nam Bộ, tự do tôn giáo cũng phát triển vượt bậc. Cách đây quãng 2 năm, tại nhà thờ Plei Bêtêl (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), Hội thánh Tin Lành miền Nam Việt Nam đã tổ chức lễ tấn phong cho 7 mục sư, trong đó riêng tỉnh Gia Lai có 3 mục sư, nâng tổng số mục sư ở khu vực Tây Nguyên này lên tới 14 người, gồm 12 mục sư thực thụ và 2 mục sư nhiệm chức.

Việc đào tạo của các tôn giáo cũng đã được phát triển rất nhanh. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 3 học viện, 35 trường cao đẳng, trung cấp Phật học, 15 trường sơ cấp Phật học. Đã có 274 tăng, ni xin đi du học nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam có 7 chủng viện với 3 nghìn chủng sinh, Hội thánh Tin Lành có Hội thánh Kinh thần học...

Lại thấy rằng, tính từ đầu năm 2007 đến nay, các tôn giáo đã phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển hơn 1.000 trường hợp chức sắc các tôn giáo; xây mới, cải tạo 351 cơ sở thờ tự. Nhiều tỉnh, thành đã giải quyết cơ bản việc lập hồ sơ, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tôn giáo.

Thực tế cho thấy, tín đồ các tôn giáo đều nhận thấy rõ sự tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Chính phủ Việt Nam. Hầu hết, các tín đồ đều chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, nguyện sống "tốt đời, đẹp đạo"...

Những con số thống kê nêu trên, thoạt nghe thì thấy có vẻ khô khan, nhưng đấy là những con số biết nói, phản ánh nhiều gam màu về sự phát triển phong phú, đa dạng của bức tranh tôn giáo tự do ở Việt Nam. Ấy vậy mà, trong "Báo cáo" của USCIRF lại buông thõng một câu hết sức vô trách nhiệm và sai lệch rằng, "Việt Nam đàn áp hoặc vi phạm tự do tôn giáo"...

Ô hay, các ngài đang nắm quyền ở USCIRF chẳng thấy rằng, nếu như Việt Nam "đàn áp hoặc vi phạm tự do tôn giáo" thì làm sao có những con số, tự nó đã vẽ lên bức tranh tự do tôn giáo ở Việt Nam phong phú và đa dạng đến như vậy!

Một cái nhìn hết sức sai lệch

Câu chuyện ngụy tạo lý do để gây áp lực đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC của USCIRF đã không còn là vấn đề mới. Song, chỉ có điều, mấy năm qua, nhất là sau năm 2006 đến nay, thi thoảng nó lại được USCIRF xới lên một cách vô duyên, nhưng đã nhiều lần bị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và một số quan chức Hoa Kỳ bác bỏ.

Điển hình như là quan điểm, nhận xét khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam của ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Michael Michalak. Mà quan trọng nhất là ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lại phản bác vấn đề đó trước mũi bọn phản động lưu vong người Việt mới thỏa đáng.--PageBreak--

Trả lời câu hỏi của một số đối tượng phản động lưu vong người Việt trà trộn tham gia buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt tại quận Cam, bang California nhân chuyến về nước vào ngày 5 và 6/6 năm ngoái, của ngài Michael Michalak về đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, ông Michael Michalak khẳng định: "Muốn đặt một quốc gia vào danh sách CPC đòi hỏi nhiều điều kiện. Tôi không thấy chúng ta có lợi ích gì trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này".

Câu trả lời và cũng là lời khẳng định của ông Đại sứ Mỹ từng trải qua hơn nửa nhiệm kỳ - 2 năm sống, công tác và chứng kiến sự phát triển tại Việt Nam - chắc như đinh đóng cột như vậy, nhưng chẳng hiểu sao, hôm 30/4 vừa rồi, ông Chủ tịch Leonard Leo lại đưa khuyến nghị nằng nặc đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Việt Nam trở lại danh sách CPC với luận điệu xuyên tạc Chính phủ Việt Nam vi phạm, đàn áp tôn giáo, "hăm dọa những nhà đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo", như ông nọ (Nguyễn Văn Lý) và bà kia (Lê Thị Công Nhân)... để kích động, gây phương hại đến quan hệ Việt - Mỹ. 

Thêm nữa, một số cơ quan có chức năng tham mưu khác của Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế, như Học viện Can dự toàn cầu Mỹ (Institute for Global Engagement - viết tắt là IGE) đều có những đánh giá khách quan, công bằng về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Theo lời ông Giám đốc IGE: "Chính phủ Việt Nam đã cho phép tự do tôn giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển chứ không phải là một cuộc cách mạng, và vì thế, chúng ta đã chứng kiến 12 nghìn giáo dân tụ tập cầu nguyện tại Hà Nội vào đêm Giáng sinh và khoảng 40 nghìn tín đồ Công giáo tập trung tại TP HCM vào ngày 11/12/2009.

Các tín đồ Thiên Chúa giáo đang được chính quyền thừa nhận là những công dân được pháp luật bảo vệ, những công dân có đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia và sự ổn định của xã hội. Bởi lẽ, họ cũng tạo ra của cải vật chất, họ sống với đức tin của mình, họ không đánh đập vợ con, không uống rượu, họ đi làm đúng giờ. Tôi nghĩ rằng nhà lãnh đạo nào cũng muốn có những công dân như vậy"... v.v và v.v...

Còn theo Đại sứ lưu động phụ trách tự do tôn giáo Mỹ John Hanford quãng 2, 3 năm trước đây, khi đến Việt Nam ông đã từng nhận xét: "Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc đẩy mạnh tự do tôn giáo". Ngay cả ông Phó chủ tịch USCIRF Michael Lewis Cromartie 2 năm trước khi có chuyến công cán đến Việt Nam, khi đi thực tế tại nhiều nơi, tận mục sở thị các buổi sinh hoạt tôn giáo ở nhiều địa phương, đã phải thốt lên rằng: "Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ". Và năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ, khi cho công bố báo cáo thường niên cũng dành một phần đánh giá rằng: "Việt Nam có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo".

Lễ Phật đản 2009.

Điểm qua một vài nhận xét khách quan tôn trọng sự thật tự do tôn giáo ở Việt Nam của những nhà chức trách thì việc Hoa Kỳ đề nghị xếp Việt Nam vào danh sách CPC của USCIRF nó lạc lõng thế nào (?). Qua đó, cũng nói lên một phần tảng băng chìm liên quan đến cái nhìn hết sức sai lệch về Việt Nam của tổ chức này.

* * *

Cần phải thấy rằng, nhiều năm qua, vấn đề "dân chủ, nhân quyền" hay "tự do tôn giáo" luôn được các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong người Việt, những kẻ cực đoan ở trong nước luôn triệt để lợi dụng để chống phá Chính phủ Việt Nam. Đây có thể nói là thủ đoạn không mới, nhưng đầy nham hiểm của chúng.

Gần đây, chúng đang gia tăng hoạt động chiêu bài cũ ấy để chống phá nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Và như vậy, việc USCIRF đề nghị xếp Việt Nam vào danh sách CPC trong bối cảnh ấy thì liệu có liên quan gì đến âm mưu đen tối kia không (?) và nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, các cơ quan hữu quan của  hai nước cần phải có trách nhiệm cùng nhau đấu tranh loại bỏ những rào cản, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Vì vậy, với một cơ quan có tư cách chuyên tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế như USCIRF phải thể hiện trách nhiệm đi đầu. Đừng nên có hành động "đâm bị thóc, chọc bị gạo" như đã nói ở trên. Bởi lẽ, kiểu "tham" nhiều, mà "mưu" ít, qua việc USCIRF đề nghị đưa Việt Nam xếp vào danh sách CPC, công bố hôm 30-4 vừa qua, thì chắc hẳn các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, không chóng thì chày cũng bị hố to.

Cuối cùng cần khẳng định lại rằng, trong những năm qua, Bộ Ngoại giao, một số tổ chức, cá nhân trong bộ máy chính quyền Tổng thống Obama đã có những đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam, khẳng định là một việc làm đúng đắn, phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam, phù hợp với những nguyên tắc trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua.

Còn về Việt Nam, rõ ràng là với những thành tựu về tự do tôn giáo nói chung, dân chủ, nhân quyền nói riêng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, xứng đáng với sự đánh giá cao của đông đảo dư luận quốc tế. Đó là một sự thật khách quan nên Việt Nam quyết không để những nhận xét mơ hồ, sai lệch của USCIRF tung ra làm phương hại

Thi Nga
.
.