Vai trò của phụ nữ trong quân đội Anh

Thứ Sáu, 19/05/2006, 08:17

Cái chết của nữ quân nhân Anh đầu tiên phục vụ ở hải ngoại trong Thế chiến II đã gây chú ý mọi người về sự gia tăng số phụ nữ phục vụ trong quân ngũ hiện nay. Nhưng họ có giữ vai trò thật sự trong một vùng chiến sự hay chỉ vì lợi ích chính trị?

Trong số 5 quân nhân tử vong trong vụ rơi máy bay ở thành phố Basra (Iraq) vừa qua, gương mặt của Trung úy không quân Anh Sarah-Jayne Mulvihill nổi bật trên trang đầu các báo - vì lý do thật đơn giản: Cô là... phụ nữ! Trong khi phụ nữ chiếm 9% trong quân lực Anh hiện nay thì - ít nhất cũng đối với báo chí - rõ ràng là cái chết của một phụ nữ trên chiến trường là điều gây khó chịu cho mọi người. Mặc dù phụ nữ trong quân đội Anh vẫn còn hoạt động ngoài vị trí chiến đấu, song không sớm thì muộn họ cũng đối mặt với cái chết.

Từ năm 1998, phụ nữ có khả năng làm việc trong 73% các vị trí trong hải quân, 70% vị trí trong quân đội và 96% vị trí trong không lực Hoàng gia Anh. Bước ngoặt là năm 1994, khi mà Hải quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên cho phép tuyển mộ phụ nữ đi biển. Mặc dù thế - theo Christophe Dandeker, Giáo sư Khoa Xã hội học quân sự ở King's College (London) - người Anh vẫn nhận thức môi trường quân đội là thế giới của đàn ông. Cho nên việc phụ nữ làm công việc “nam giới” được coi là ngoại lệ.

Trong Thế chiến II, phụ nữ đóng vai trò chính trong quân lực, thậm chí nhiều người còn tiếp xúc với nguy hiểm cao. Trong thời Stalin, ở Liên Xô phụ nữ còn tham gia những trận đánh giáp lá cà (ví dụ ở Israel trong Chiến tranh năm 1948). Và, kể từ thập niên 90 phụ nữ không thể thiếu đối với quân đội. Bởi vì họ có nhiều kỹ năng đặc biệt, nhất là trong giao tiếp. Và Giáo sư Dandeker cho biết sẽ là điều khá ngạc nhiên nếu như phụ nữ không hiện diện trong cộng đồng tình báo thu thập thông tin ở IraqAfghanistan!

Theo Giáo sư Dandeker, áp lực của cuộc sống quân ngũ rất khác nhau đối với nam giới hay phụ nữ. Đó là 24 giờ và 7 ngày trong tuần họ phải làm việc hết mình, phải đặt bổn phận lên hàng đầu. Đó là yêu cầu. Hơn nữa, vào năm 2005, thư ký Bộ Quốc phòng Anh John Reid thừa nhận có hiện tượng “quấy rối tình dục” trong quân lực. Quả là cuộc sống của phụ nữ trong quân đội cũng không dễ chịu chút nào

Trần Thanh Phong (theo BBC)
.
.