Những bí mật chưa từng công bố trong vụ thảm án ở Bình Phước
- Ngổn ngang nỗi lo "hậu" vụ thảm án ở Bình Phước
- Về hai "khẩu súng" của hung thủ Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm án3
- Trung tướng Phan Văn Vĩnh chia sẻ những thông tin mới về chỉ đạo điều tra vụ thảm án ở Bình Phước7
- Bộ Công an thông tin chính thức về vụ thảm án ở Bình Phước23
- Viện KSND tối cao, Cục Cảnh sát hình sự kiểm tra hiện trường vụ thảm án7
- Khởi tố vụ "thảm án" tại Bình Phước33
- Huy động nhiều điều tra viên giỏi tham gia phá vụ thảm án7
- Xuất hiện nhiều nhân chứng trong vụ thảm án ở Bình Phước12
Tại hiện trường, hầu như hung thủ không để lại dấu vết nào khả thi để lần ra manh mối, ngoài 6 tử thi với những vết sát thương chí mạng.
Áp lực từ dư luận quần chúng, áp lực từ nỗi đau thống thiết của thân nhân các nạn nhân, toàn bộ lực lượng phá án tập trung trí lực cao độ buộc nghi phạm lộ diện sau 3 ngày.
Tập trung toàn lực
Ngay buổi sáng ngày 7/7, Trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an) làm Trưởng ban chuyên án và Trung tướng Triệu Văn Đạt (Phó tổng cục trưởng) đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác phá án. Các đơn vị được trưng dụng phá án gồm Cục C44, C45, C53, C54 và một số đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an Bình Phước.
Ngoài ra, một số đơn vị trinh sát của Công an thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Chơn Thành, Lộc Ninh, Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) và Công an TP HCM cũng được triệu tập hỗ trợ các nghiệp vụ ngoại vi.
Kết quả giám định pháp y cho thấy các nạn nhân đều tử vong do vật sắc nhọn đâm, cắt. Hiện trường có nhiều xáo trộn nhưng số tài sản bị mất không đáng kể so với gia thế của nạn nhân.
Điều đáng ngạc nhiên là, tuy ra tay sát hại 6 nạn nhân có mặt trong biệt thự rất tàn ác nhưng hung thủ lại tha một cháu bé gần 2 tuổi.
Lần lượt hàng trăm nhân chứng được mời đến trụ sở công an lấy lời khai. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - trực tiếp giám sát các lời khai.
Song song đó, Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hồ sơ nghiệp vụ (C53) trực tiếp chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ rà soát tàng thư, hồ sơ lưu trữ các đối tượng nghi vấn. Hàng trăm trinh sát được điều đi nhiều mũi khác nhau thu thập thông tin liên quan đến vụ án.
Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến cùng tang vật. |
Lúc đầu, rất nhiều nguồn tin của dư luận cho rằng do cạnh tranh trong làm ăn, đối thủ của Công ty Quốc Anh thuê sát thủ chuyên nghiệp người nước ngoài xâm nhập vào nước ta gây án. Nhiều chỉ dấu tại hiện trường cũng cho thấy động cơ gây án của hung thủ không đơn thuần chỉ là giết người, cướp tài sản mà còn mang tính chất trả thù. Tuy nhiên, qua truy xét, bộ phận C53 bác bỏ ngay "yếu tố nước ngoài".
Lực lượng đánh án chuyển hướng truy xét các mối quan hệ tình cảm của các nạn nhân.
Một số nguồn tin cho biết, cách nay hơn 3 năm, nạn nhân Ánh Linh (con gái đầu của vợ chồng nạn nhân, ông Lê Văn Mỹ và bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) đã từng có mối quan hệ tình cảm với một thanh niên có tiền sự, tiền án. Người này thuộc diện thích xăm mình, ăn chơi lêu lổng với nhiều đối tượng xấu ngoài xã hội. Sau khi người này dính đến một vụ án phải nhận án tù, Ánh Linh chủ động chia tay và có bạn trai mới. Người này mới được tha tù một thời gian ngắn. Nhận định, có thể người này đã ra tay sát hại cả gia đình nạn nhân để trả thù tình, một mũi điều tra được cắt cử thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để truy xét.
Sau khi truy xét, lực lượng phá án nhận thấy anh ta có nhiều chứng cứ ngoại phạm và không có dấu hiệu bất minh. Trưa ngày 8/7, lực lượng phá án mời người yêu của Ánh Linh là Nguyễn Hải Dương (SN 1991; hộ khẩu thường trú tại ấp Long Hạ, xã Kiến An, Chợ Mới, An Giang; nơi cư trú: 290/10 ấp 1, tổ 2, xã Nhị Bình, Hóc Môn, TP HCM) đến trụ sở Công an huyện Chơn Thành - nơi Ban chỉ huy chuyên án trưng dụng làm văn phòng chỉ huy.
Tại cuộc "trò chuyện thân mật" này, với bộ dạng thiểu não, Dương cho biết anh ta rất đau khổ khi hay tin người yêu Ánh Linh "ra đi". Dương kể, cuộc tình với Ánh Linh vẫn đang mặn nồng mặc dù "hai đứa đang giận hờn".
Sau khi ghi nhận lời khai, Dương được cho về. Anh ta vẫn quanh quẩn ở đám tang 6 nạn nhân xấu số. Anh ta hoàn toàn không biết, kể từ lúc đó, mọi cử chỉ nhỏ nhất của anh ta đều lọt vào tầm ngắm của các trinh sát dày dạn kinh nghiệm.
Khi so sánh lời khai của Dương với những thông tin nghiệp vụ thu thập được, lực lượng phá án nhận thấy người này có dấu hiệu bất minh.
Lực lượng phá án tìm dấu vết. |
Mấu chốt từ một mẩu tin nhắn
Tối ngày 8/7, Dương trở về nơi cư trú ở Hóc Môn. Lúc này, lực lượng điều tra phát hiện điện thoại của Vỹ có lưu một tin nhắn yêu cầu mở cổng. Thời điểm nhắn tin chỉ ít phút trước khi Vỹ bị giết. Lực lượng điều tra xác định chủ nhân của số điện thoại này là Dương.
Sáng ngày 9/7, Ban chuyên án tiếp tục triệu tập Dương đến trụ sở. Cùng thời điểm đó, một mũi trinh sát tiến hành rà soát khu vực cư trú của Dương ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn.
Tại văn phòng tạm của Ban chuyên án, đích thân Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến "trò chuyện" với Dương. Dương thừa nhận đã nhắn tin cho Vỹ nhờ lấy trộm điện thoại của Ánh Linh để lấy lại những bức ảnh "kỷ niệm" thời yêu nhau. Dương vẫn cho rằng mình ngoại phạm với bằng chứng, tối ngày 6/7 Dương có nhậu với một số bạn bè tại xưởng gỗ ở Hóc Môn rồi sau đó đi ngủ. Dương gợi ý, lực lượng điều tra có thể kiểm tra camera giám sát của xưởng.
Dù Dương thề thốt, lực lượng phá án vẫn quyết định câu lưu. Kể từ đó, Dương bắt đầu tỏ thái độ bất hợp tác, thậm chí còn đề nghị thực hiện "quyền im lặng cho đến khi có luật sư".
Sau khi hoàn tất mọi biện pháp nghiệp vụ cần thiết, đến 13 giờ ngày 10/7, Trung tướng Phan Văn Vĩnh triệu tập cuộc họp gồm tất cả các đầu mối nghiệp vụ để tổng hợp thông tin. Mặc dù vật lộn suốt 3 ngày, hầu như ai cũng đuối sức nhưng cuộc họp xuyên đêm đã khiến mọi người phấn chấn vì manh mối hung thủ đã lộ rõ. Nhiều chứng cứ thu thập tại hiện trường cho thấy Dương là nghi phạm chính của vụ án chứ không ai khác.
Sáng ngày 10/7, trước những chứng cứ thuyết phục của Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, nghi phạm Dương từ thái độ bất hợp tác chuyển sang trạng thái sửng sốt rồi suy sụp. Sau khi suy nghĩ rất lâu, Dương bắt đầu khai nhận mình là chủ mưu vụ sát hại và Vũ Văn Tiến là người giúp sức.
Các cán bộ điều tra nín thở nghe Dương thú nhận tội ác. Ngay lúc đó, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến yêu cầu mũi trinh sát hỗn hợp tiến hành mật phục, bám sát mọi di biến động của Vũ Văn Tiến tại nhà trọ ở khu vực Suối Nhum, ấp 1, tổ 2, xã Nhị Bình, Hóc Môn và chuẩn bị "cất vó". Song song đó, bộ phận hồ sơ cũng tiến hành truy xét nhân thân 2 kẻ tình nghi.
Đến 15 giờ ngày 10/7, các trinh sát ập vào khống chế bắt giữ Tiến ngay khi hắn chuẩn bị đào tẩu. Bị bắt, Tiến vờ như không hiểu chuyện gì đang xảy ra và cương quyết phủ nhận mình có liên can đến vụ án. Các trinh sát gọi điện thoại để Dương và Tiến nói chuyện với nhau. Dương bảo: "Mấy ổng biết hết rồi. Tao không còn đường chối tội. Tao khai hết rồi". Tiến vẫn ngoan cố: "Mày khai thì khai chứ tao có chết cũng không khai". Câu phủ nhận của Tiến cũng chính là lời thú nhận!
Vài phút sau, trước lý lẽ của các trinh sát, Tiến đồng ý khai hết sự thật vào máy ghi âm, ghi hình của các trinh sát. Các trinh sát đưa Tiến đi thu hồi các tang vật của vụ án. Trưa 11/7, Tiến được di lý về Bình Phước.
Lúc 21 giờ 30 phút ngày 10/7/2015 được ghi nhận là thời điểm kết thúc giai đoạn phá án làm rõ chân dung nghi phạm. Ban chuyên án tiếp tục bước vào giai đoạn củng cố hồ sơ truy tố.
Khẩu súng bắn bi do Dương trang bị để gây án. |
Hành trình tạo chứng cứ ngoại phạm
Lời khai cho thấy, trước khi gây án, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị rất kỹ quy trình tạo chứng cứ ngoại phạm đồng thời chuẩn bị kế hoạch gây án rất chi tiết. Dương lên mạng lùng mua 1 súng bắn bi sát thương giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện gây choáng ngất giá 2 triệu đồng, 1 con dao Thái Lan dài 30cm, 1 dao bấm lưỡi dài 7cm, 10 dây rút nhựa để trói nạn nhân, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng, găng tay, giày, khẩu trang bịt mặt, mua 1 điện thoại và sim rác. Sau đó, Dương mượn xe máy của dì ruột làm phương tiện gây án.
Dương còn gọi điện thuyết phục em Dư Minh Vỹ giúp mình đột nhập vào biệt thự với lý do vào gặp Ánh Linh năn nỉ xin nối lại tình cảm. Dương hứa sẽ cho Vỹ tiền và chim cảnh. Vỹ tin lời Dương.
Chiều 6/7, để tạo chứng cứ ngoại phạm, Dương rủ một số bạn bè uống cà phê ở quận 12 rồi về xưởng gỗ - nơi cha của Dương làm bảo vệ và cũng là nơi làm việc của Dương - tổ chức nhậu trước ống kính camera quan sát.
Tại buổi uống cà phê, Dương rủ Tiến sang Bình Phước đòi nợ. Dương hứa chỉ cần Tiến đi theo hỗ trợ, mọi việc Dương sẽ lo hết. Nghe vậy, Tiến đồng ý. Cả hai hẹn nhau khởi hành lúc 0 giờ, giao thời giữa đêm 6/7 và 7/7.
Đến giờ hẹn, Dương dùng chiếc xe máy mượn của dì ruột chở Tiến lên Bình Phước. Gần 2 giờ sáng ngày 7/7, Dương và Tiến đến nơi. Dương nhắn tin cho Dư Minh Vỹ vào 2 giờ sáng (7/7) bảo xuống mở cổng biệt thự cho Dương vào.
Vỹ mở cổng, Dương và Tiến nhanh chân bước vào. Kinh ngạc vì thấy ngoài Dương còn có người lạ, lại ăn mặc kín đáo, Vỹ phản ứng. Ngay lập tức, Tiến dùng dây siết cổ Vỹ cho Dương đâm. Vỹ đổ gục xuống, bất động.
Dương và Tiến cùng vào nhà tra khảo nơi cất giấu tiền rồi giết từng người một. Dương trực tiếp giết 5 người. Trước khi giết Ánh Linh, nghi phạm Dương dành thời gian gần 5 phút để "hỏi tội bội tình" (?).
Do bà Nga đánh lạc hướng nơi cất giấu tiền nên hai nghi phạm chỉ lấy được một số ít. Trong cơn cuồng sát, Dương vẫn còn chút tình người khi tha mạng cho cháu bé 2 tuổi (con út bà Nga).
Đến gần 4 giờ cùng ngày, Dương lấy 5 điện thoại của các nạn nhân và 1 máy tính bảng rồi dùng quần của ông Mỹ thay. Sau đó, cả hai chạy xe máy về nhà trọ ở xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn). Tại đây, Dương giao toàn bộ tài sản và tang vật cho Tiến bỏ vào balô mang đi cất giấu ở 2 địa điểm gần bờ sông Sài Gòn cách nơi cư trú vài cây số. Sau đó, Dương trở lại hiện trường vụ án mạng lúc khoảng 10 giờ ngày 7/7 nhằm đánh lạc hướng điều tra và dò la tin tức. Tiến rúc trong phòng trọ cho đến khi bị bắt.
Một lần nữa, chiến công của lực lượng Công an lại khẳng định: Không có tội ác nào trốn tránh được ánh sáng pháp luật!