Lý Tống bị bắt vì âm mưu rải truyền đơn chống phá CHDCND Triều Tiên
>>Cũng là "mèo mả, gà đồng"
>>Không dẫn độ Lý Tống về VN là trái tuyên bố về hợp tác chống khủng bố trong khuôn khổ ASEAN
Qua vụ việc này, một lần nữa lại cho thấy sự điên cuồng của tên không tặc Lý Tống.
“Phi vụ Phạm Hưu”
Sau khi được tha ra khỏi nhà tù Thái Lan vì hành vi cưỡng đoạt một chiếc máy bay, ép buộc phi công phải bay vào lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam trái phép để thực hiện việc rải truyền đơn chống phá nhân dịp Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam vào tháng 11/2000, Lý Tống trở về Mỹ và được các nhóm người Việt cực đoan ở Mỹ bốc thơm lên tận mây xanh. Huênh hoang tự đắc, Lý Tống tuyên bố: "Sau
Lý Tống. |
Để kiếm tiền và để đề cao cá nhân mình, Lý Tống cho dàn dựng lại một số cảnh, quay ông ta lúc lên máy bay, lúc rải truyền đơn rồi in sao vào đĩa CD, bưng bê đến những sân khấu ca nhạc, nhà hàng, siêu thị ở San Jose, Westminster, Garden Grove..., bang California, Mỹ, nơi có một số người Việt nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về tình hình Việt Nam, mồi chài bán đĩa.
Song song với những việc ấy, nhằm đánh bóng tên tuổi, Lý Tống nghe lời xúi dại của Ngãi, kẻ cầm đầu tổ chức phản động "Nhân dân hành động", tuyệt thực trước Tòa thị chính San Jose để phản đối việc đổi tên khu thương mại Little Saigon. Đến lúc kiệt sức phải vào bệnh viện, Nguyễn Xuân Ngãi bèn lờ đi cái khoản gần 60 nghìn USD tiền viện phí mà trước đó Ngãi đã hứa với Lý Tống khiến Lý Tống nổi điên, viết bài tung lên mạng, lên một số phương tiện thông tin đại chúng người Việt ở Mỹ, vạch trần thủ đoạn bịp bợm của Ngãi.
Ngày 14/7/2008, Lý Tống từ Washington D.C, Mỹ, lên đường sang Seoul, Hàn Quốc để thực hiện kế hoạch mà gã gọi là "phi vụ Phạm Hưu" (Phạm Hưu là tên một người bạn của Lý Tống, bị chết vì sét đánh trúng một cành cây, rơi xuống vỡ đầu).
Mục đích của "phi vụ Phạm Hưu" là tìm cách rải truyền đơn bằng máy bay xuống thủ đô Bắc Kinh đúng vào lúc khai mạc Thế vận hội Olympic – 8h ngày 8/8/2008, rồi sau đó, bay vòng sang Bình Nhưỡng (Pyongyang) để tiếp tục rải truyền đơn xuống thủ đô nước CHDCND Triều Tiên.
Trước lúc lên đường, Lý Tống "nổ": "Sau khi rải xong truyền đơn, tôi sẽ cho máy bay sà xuống thấp để bánh xe máy bay đập vào mái vòm của sân vận động - nơi diễn ra lễ khai mạc Olympic đúng... 8 lần (?!)".
Đến Seoul, thủ đô Hàn Quốc hôm trước, hôm sau Lý Tống nhờ một hướng dẫn viên du lịch, đưa gã đi tìm nơi thuê máy bay nhưng cả Seoul không nơi nào cho thuê loại máy bay có khả năng bay một mạch trên 2.000km - là khoảng đường từ Seoul đến Bắc Kinh, vòng qua Bình Nhưỡng rồi quay lại, mà không cần lấy thêm nhiên liệu.
Mò mẫm mãi, cuối cùng gã không tặc Lý Tống mới tìm được một trường dạy lái máy bay dân sự có tên Korea Pilot School (KPS) nhưng nơi đây chỉ có 2 máy bay du lịch Cessna 175, loại nhỏ 4 chỗ ngồi, tầm bay tối đa không quá 800km. Đã vậy, trường lại còn 15 học viên đang tập bay nên nếu muốn thuê máy bay, thì phải đăng ký từ 2 tuần trước.
Nhắm không thể thực hiện "phi vụ Phạm Hưu" ngay trên đất Hàn Quốc, từ
Bị Cảnh sát Đài Loan săn lùng vì vi phạm quy chế an toàn hàng không, rải truyền đơn bất hợp pháp, Lý Tống chạy đến "Trung tâm trợ giúp pháp lý cho cô dâu và công nhân người Việt" - là một tổ chức ngoại vi của nhóm khủng bố Việt Tân, dùng vỏ bọc nhân đạo để tuyển mộ người tung về Việt Nam hoạt động, nhờ bọn Việt Tân tìm cách giúp gã trở lại Seoul, Hàn Quốc. May cho gã là Cảnh sát Đài Loan chỉ tập trung truy tìm vị khách du lịch mang tên David Lee, nên Lý Tống rời khỏi Đài Loan an toàn.
Và âm mưu rải truyền đơn…
Thoát về được
Tuy nhiên, lúc Lý Tống xuất trình bản photocopy tấm bằng bay do một trường hàng không ở Mỹ cấp (vì bản chính đã bị FBI Mỹ tịch thu khi gã bay vào không phận Cuba trái phép để rải truyền đơn), thì KPS từ chối vì theo quy định của KPS, là nếu muốn bay một mình, thì phải có bằng bay do cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc cấp.
Thất bại trong việc lừa gạt Trường KPS để được bay một mình, Lý Tống dùng tiền, mua chuộc một giảng viên, nhờ ông ta thuyết phục một học viên nào đó, đồng ý hủy bỏ bay thực tập để Lý Tống thế chỗ dưới hình thức bay ngắm cảnh (sightseeing). Thời điểm đó là gần đến ngày 25/8 - ngày Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Hàn Quốc nên Lý Tống nhân cơ hội ấy, hòng tạo ra được một tiếng vang.
11h trưa ngày 25/8, người giảng viên, báo cho Lý Tống biết là đã có một chỗ cho gã trên máy bay, và sẽ cất cánh trong 30 phút sau đó. Khi lên cao, Lý Tống yêu cầu người giảng viên bay đến sân bay Yangyang, nằm về phía đông bắc
Lý Tống bị FBI Mỹ bắt khi vừa xâm nhập trái phép không phận Cuba để rải truyền đơn năm 1998. |
Với kinh nghiệm của một phi công lái máy bay chiến đấu A37 trong quân đội Sài Gòn, cộng với thời gian học lái máy bay du lịch ở Mỹ, Lý Tống đã tính toán đường bay để khi quay về, máy bay buộc phải lượn vòng trên không phận Seoul trước khi tiếp đất, tạo điều kiện cho Lý Tống thực hiện "phi vụ Phạm Hưu".
1 giờ sau đó, máy bay đến sân bay Yangyang. Hạ cánh khoảng 10 phút, Lý Tống đề nghị người giảng viên quay về và cho phép gã được cầm lái. Theo nguyên tắc an toàn, tất cả các loại máy bay đều có 2 hệ thống điều khiển và trên chiếc máy bay chở Lý Tống, thiết bị lái chính nằm ở phía sau nên bất cứ lúc nào, người giảng viên cũng có thể vô hiệu hóa hệ thống lái phía trước. Hơn nữa, biết Lý Tống là phi công, và đã từng bay chung với nhau 6 giờ nên người giảng viên gật đầu.
Ngồi ở ghế trước, Lý Tống mở radio, liên lạc với vợ gã là Lam Hương ở Mỹ với mục đích khi gã bắt đầu rải truyền đơn, thì vợ gã sẽ lập tức thông báo cho các nhóm người Việt cực đoan, phản động trên đất Mỹ để tuyên truyền. Lúc còn cách Seoul khoảng 110km, Lý Tống lùi ra ghế sau rồi trả hệ thống lái chính lại cho người giảng viên, đồng thời đưa cho ông ta hai tờ giấy in đầy kín chữ. Lý Tống nói: "Có thể lát nữa xuống sân bay, tôi sẽ bị bắt. Nếu tôi bị bắt, nhờ ông photo 2 tài liệu này, rồi chuyển giúp đến các tờ báo ở
Biết là có sự việc bất thường, người giảng viên không cầm hai tờ giấy, mà yêu cầu Lý Tống phải tiếp tục điều khiển máy bay theo hướng dẫn của ông ta, đồng thời bật công tắc radio phát tín hiệu cấp cứu. Khi Lý Tống nhoài người lại để lấy chiếc balô bên trong có chứa truyền đơn, thì người giảng viên nhanh tay hơn, chụp chiếc balô, ném xuống sàn, miệng hét lớn: "May Day, May Day" - nghĩa là "xin cấp cứu" theo quy định quốc tế - trên tần số khẩn cấp.
Cố gắng ngăn cản không cho Lý Tống lấy chiếc balô - mà người giảng viên nghĩ rằng trong đó chứa bom hay chất nổ, tay trái ông ta nắm chặt tay phải của Lý Tống còn chân trái thì đè chặt chiếc balô. Biết rõ Lý Tống khi nhoài ra ghế sau, chưa kịp thắt dây an toàn, bằng một động tác bất ngờ người giảng viên kéo ngược cần lái về phía mình cho máy bay ngước lên và đột ngột đẩy cần lái về phía trước cho máy bay chúi xuống rồi hết lật cánh qua bên trái, lại lật qua phải khiến gã không tặc Lý Tống liên tục bị đập đầu vào trần, vào thành máy bay. Hốt hoảng, Lý Tống gào lên: "Coi chừng máy bay rơi. Xin đừng làm thế nữa, tôi bị thương sắp chết rồi đây này".
Chiếc máy bay liên tục nhào lộn. Gần 5 phút sau đó, nhìn thấy một sân bay quân sự nằm ngay dưới chân mình - là căn cứ của lực lượng Không quân chiến đấu số 8, người giảng viên vừa xin phép hạ cánh khẩn cấp qua radio, vừa giảm tốc độ và thả cánh tà cho máy bay đáp xuống mà theo lời một số phi công của lực lượng Không quân chiến đấu số 8 tận mắt chứng kiến, thì: "Đó là một cú hạ cánh đẹp tuyệt vời".
Máy bay chưa dừng hẳn, bộ phận an ninh sân bay đã ào ra, súng lăm lăm trên tay cùng hàng chục xe cứu thương, xe chữa cháy. Giây lát, nhóm chuyên gia tháo gỡ bom mìn cũng có mặt, tiến hành kiểm tra chiếc balô của Lý Tống. Ngay sau đó, Lý Tống và người giảng viên được bộ phận An ninh sân bay đưa vào trong để lấy lời khai.
Khi sĩ quan An ninh sân bay hỏi lý do tại sao rải truyền đơn chống đối Thế vận hội Olympic, kêu gọi lật đổ chính quyền Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, mà lại rải ở...
Khoảng 2 tiếng sau, Lý Tống được bộ phận an ninh sân bay chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát Seoul và từ đó cho đến 21h30', họ tiến hành thẩm vấn Lý Tống rồi thông báo sẽ câu lưu gã trong một thời gian để phục vụ cho việc điều tra. Một số tờ báo ở Seoul lập tức đăng tải thông tin này và trên đất Mỹ, những nhóm người Việt cực đoan, quá khích vội vã làm ầm lên, gọi Lý Tống là "người hùng ó đen", tổ chức quyên góp tiền bạc cho "tinh thần Lý Tống".
Nhưng - nếu tận mắt nhìn thấy Lý Tống từ trên máy bay bước xuống, hai tay giơ cao quá đầu, mặt mũi xanh le xanh lét, la lớn bằng tiếng Anh đến nỗi méo cả miệng: "No terrorist, no hijacker" (không phải khủng bố, không phải không tặc), rồi bị lực lượng an ninh sân bay bắt phải nằm úp mặt xuống đất để họ lục soát, thì mới thấy "ó đen" hóa ra chỉ là con... gà rù!