Nạn bóc lột lao động trẻ em gốc Châu Á tại Anh
Theo số liệu điều tra của Nhóm sáng kiến Bài trừ nạn cưỡng bức lao động và xâm hại tình dục trẻ em có trụ sở tại Manchester, thì lượng trẻ em gốc châu Á sống và làm việc "chui" tại Anh hiện đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng thời điểm của hai năm trước.
"Trung bình hàng tuần cảnh sát phát hiện ít nhất một trường hợp tương tự. Nhưng chẳng ai biết số phận của chúng sau đó sẽ ra sao, bởi luật pháp chỉ cho phép tạm giữ người không quá 48 tiếng đồng hồ. Đám trẻ vô tội được tha và giới điều tra chẳng có cơ may gặp lại chúng nữa...", bà Christina Bedo, Giám đốc Nhóm sáng kiến nói trên cho biết.
Nạn buôn lậu thuốc phiện đủ loại trên đất Anh đã tăng vọt trong thời gian gần đây, với số lượng thực tế không thể kiểm soát nổi. Song song là sự phát triển của các cơ sở trồng cây cần sa phi pháp. Một "nông trại" ẩn trong một căn hộ ba phòng chuyên chăm bón cần sa có thể đem lại nguồn thu nhập khoảng 300 nghìn bảng Anh/năm. Khoản lợi nhuận khổng lồ đã làm bọn tội phạm bất chấp tất cả. Thông thường chúng chỉ "nhập" trẻ trong độ tuổi vị thành niên (13 đến 17 tuổi) không lo bị luật pháp "rờ" tới, cũng như có đủ sức khỏe tối thiểu để "thâm canh" cây thuốc phiện, cần sa.
Sau khi đã được đưa vào Anh trót lọt, những món "hàng sống" sẽ được buôn đi bán lại theo nhu cầu cần tuyển lao động của giới chủ phi pháp. Kể từ lúc này trẻ em lâm vào kiếp lao động nô lệ, làm việc quần quật không kể giờ giấc, cũng như điều kiện sống hết sức tồi tệ. Như trong một chiến dịch truy quét vùng gần
Khi khám nhà một kẻ tình nghi, cảnh sát phát hiện ra đám trẻ ngủ dưới sàn trong nhà bếp, bị kiểm soát chặt chẽ dưới mọi hình thức. Cửa ngõ bịt kín, thậm chí có dẫn điện trần cao thế đề phòng trẻ bỏ trốn. Nếu có trốn thoát thì bọn tội phạm cũng tìm cách trả thù qua các thân nhân của trẻ em đang sống ở quê nhà. Còn hàng xóm thì tuyệt nhiên không thể phát hiện được sự tồn tại nhóm nô lệ nhí của viên chủ nhà biến chất này.
Nhóm sáng kiến Bài trừ nạn cưỡng bức lao động và xâm hại tình dục trẻ em gióng hồi chuông cảnh báo, rằng cần phải thay đổi quan điểm cố hữu của hệ thống bảo vệ pháp luật ở Anh, thay vì nghi ngờ những trẻ nhập cư lậu là mầm mống của tội phạm, đúng ra chúng chỉ là những nạn nhân đáng thương của tệ người bóc lột người