Nhật Bản: Bác đơn kiện của 2 sĩ quan Nhật Hoàng
Tòa án Tokyo vừa bác đơn kiện từ họ hàng của các sĩ quan thuộc quân đội hoàng gia - hai trung úy Toshiaki Mukai và Takeshi Noda như là cách gián tiếp thừa nhận vụ thảm sát hàng loạt của quân Nhật tại thành phố Nam Kinh vào năm 1937.
Sự kiện đáng ghê tởm này được mọi người bắt đầu biết đến từ phóng sự của tờ báo Tokyo Nichinichi Shimbun, trước khi được đăng trên tờ Mainichi Shimbun. Ngày 13/12/1937, tờ báo này đã in một dòng tít lớn với nhan đề: “Cuộc thi ai là người đầu tiên chặt đầu được 100 người Trung Quốc bằng kiếm đã hoàn tất: Mukai được 106 điểm, còn Noda được 105”. Tất nhiên là mỗi điểm trong cuộc thi man rợ này được tính bằng một cái đầu của nạn nhân.
Hai trung úy Mukai và Noda đã thỏa thuận về trò đánh cược này lần đầu tiên vào tháng 12/1937, khi quân phát xít Nhật tràn vào thành phố Nam Kinh của Trung Quốc. Bắt đầu từ thời điểm thành phố bị chiếm đóng, những vụ cướp bóc, hãm hiếp, giết người đã diễn ra tràn lan trong suốt 3 tháng sau đó.
Bài báo trong tờ Tokyo Nichinichi Shimbun cho biết, hai sĩ quan Nhật sau khi đánh cược đã lùng sục khắp thành phố để tìm kiếm các nạn nhân của mình. Kết quả là Trung úy Mukai đã giành chiến thắng trong cuộc thi “săn đầu người” này.
Đến năm 1971, đến lượt tờ báo Asahi Shimbun nhắc lại sự kiện bi thảm trên. Nhưng mãi đến năm 2003, người thân của Mukai và Noda không hiểu vì nguyên nhân gì mới tìm cách phục hồi danh dự cho họ. Gia đình hai sĩ quan này nộp đơn kiện lên Tòa án
Nhà báo Katsuichi Honda. |
Vụ kiện nhằm chống lại những người kế thừa hợp pháp của tờ Tokyo Nichinichi Shimbun - báo Mainichi Shimbun, Nhà xuất bản Asahi Shimbun cũng như phóng viên Katsuichi Honda. Chính Honda là người đã viết bài báo trên vào năm 1971 và sau đó xuất bản một cuốn sách về những sự kiện ở Nam Kinh, trong đó có nhắc tới vụ “săn đầu người” này.
Theo ý kiến của phóng viên này, vụ kiện chống lại ông và hai tờ báo trên về thực chất không phải khởi xướng từ họ hàng của hai viên sĩ quan, và là từ các lực lượng chính trị cánh hữu tại Nhật.
Tòa án Nhật đã đưa ra phán xét cuối cùng, thừa nhận sự vô tội của các bị đơn. Vấn đề là ở chỗ, trong phiên tòa diễn ra năm 1947 tại Trung Quốc - nơi hai sĩ quan Noda và Mukai bị đưa ra xét xử với vai trò tội phạm chiến tranh - cả hai đã thừa nhận hoàn toàn về vụ cá cược trên cũng như việc chặt đầu các nạn nhân sau đó. Kết quả là cả hai tên đao phủ chặt đầu người đã bị kết án tử hình và bị treo cổ vào năm 1948. Tòa án
“Cứ cho rằng, trong các bài báo trên cũng có một số sự kiện không đúng hay được phóng đại, nhưng chúng tôi không thể chứng minh là vụ cá cược trên không diễn ra” - quan tòa cuối cùng đã nhấn mạnh như vậy. Liên quan đến yêu cầu bồi thường, tòa án cũng không xét đến do thời điểm diễn ra đã vượt quá hạn định 20 năm theo như pháp luật