Vì sao TAND TP Hà Nội trả hồ sơ vụ án bầu Kiên?

Thứ Sáu, 07/02/2014, 17:15

Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự đối với bị can Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Trốn thuế"; "Kinh doanh trái phép".

Theo quyết định, tòa án đề nghị xem xét hành vi của các ông Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn và các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải có dấu hiệu đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Điều đáng nói là ông Phạm Trung CTòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự đối với bị can Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Trốn thuế"; "Kinh doanh trái phép".

Theo quyết định, tòa án đề nghị xem xét hành vi của các ông Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn và các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải có dấu hiệu đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Điều đáng nói là ông Phạm Trung Cang trước đó vừa được Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đình chỉ vụ án…ang trước đó vừa được Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đình chỉ vụ án…

Ông Phạm Trung Cang đã được đình chỉ vụ án

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập từ năm 1993.

Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chuẩn y việc bầu các chức danh trong HĐQT của ACB, nhiệm kỳ 2008 - 2012 với các thành viên gồm: Chủ tịch HĐQT: ông Trần Xuân Giá; các Phó chủ tịch: Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang; thành viên HĐQT: Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn và một số người khác; Thường trực của HĐQT gồm các ông: Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải.

Ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB triệu tập cuộc họp của Thường trực HĐQT để bàn phương án giảm tồn lượng tiền huy động từ dân để tránh thiệt hại cho ACB. Tại cuộc họp này, các thành viên  Thường trực HĐQT là các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất ký vào biên bản cuộc họp Thường trực HĐQT với nội dung đồng ý việc ủy thác cho các cá nhân để gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. 

Thực hiện Nghị quyết này, từ ngày 27-6 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác 718,9 tỉ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi tiết kiệm vào Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank - Chi nhánh TP HCM, thời hạn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài hợp đồng từ 3,7% đến 13%/ năm. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này sau đó đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, Quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank - Chi nhánh TP HCM chiếm đoạt.

Ông Phạm Trung Cang.

Ngày 5/11/2009, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra thông báo: "Giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán đang diễn biến thuận lợi cho việc đầu tư để sinh lợi, Thường trực HĐQT chấp thuận cấp hạn mức 700 tỉ đồng cho Hội đồng Đầu tư (HĐĐT) để mua một số cổ phiếu có giá trị tốt và tính thanh khoản cao. Thường trực HĐQT ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch HĐĐT chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này".

Thực hiện thông báo đó, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) đầu tư cổ phiếu ACB và một số mã chứng khoán khác.

Do pháp luật không cho phép Công ty ACBS mua cổ phiếu của chính Ngân hàng ACB nên Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo doanh nghiệp chứng khoán này ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Đầu tư Á châu do chính ông ta làm Chủ tịch HĐQT để đầu tư mua bán cổ phiếu của ACB.

Vì vậy, ngày 1/12/2009, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch HĐĐT ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS được phép liên kết với đối tác đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 2.000 tỉ đồng. Tiếp đến, trong các ngày 17-5-2010 và 28-8-2010, Nguyễn Đức Kiên vẫn lấy tư cách Chủ tịch HĐĐT ACB ký phê duyệt cho phép Công ty ACBS liên doanh với đối tác để đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 700 tỉ đồng.

Để Công ty ACBS có tiền mua cổ phiếu, theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Ngân hàng ACB đã cho KienLongbank và Vietbank vay liên ngân hàng tổng cộng 1.500 tỉ đồng với lãi suất 9,8%/năm. Sau đó, hai ngân hàng lại cho ACBS vay lại toàn bộ số tiền này thông qua hình thức mua trái phiếu của ACBS với lãi suất 11,5- 14%/ năm. Chỉ riêng việc chuyển tiền bằng hình thức này đã khiến Ngân hàng ACB thiệt hại gần 60,5 tỉ đồng do chênh lệch lãi suất.

Sau khi có được 1.500 tỉ đồng này, ACBS đã chuyển vào tài khoản hai công ty của bầu Kiên là ACI và ACI-HN để hai công ty này mua cổ phiếu ACB trên sàn chứng khoán….

Vì vậy, cùng với việc khởi tố, bắt tạm giam bầu Kiên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với các ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ cùng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo kết luận của Cơ quan điều tra, Ngân hàng  ACB đã bị thiệt hại tổng cộng hơn 687,7 tỉ đồng trong phi vụ đầu tư cổ phiếu. Cơ quan điều tra cũng khẳng định cả 6 bị can trong Thường trực HĐQT ACB đều thừa nhận chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho nhân viên, công ty gửi vào các tổ chức tín dụng và chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB là sai quy định pháp luật.

Do đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố các bị can: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải cùng về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", theo Điều 165-BLHS.

Cáo trạng của Viện KSND Tối cao đã cáo buộc các bị can: Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên chịu trách nhiệm về số tiền 718,9 tỉ đồng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. 

Với khoản tiền 687,7 tỉ đồng thiệt hại do đầu tư cổ phiếu ACB, Viện KSND Tối cao buộc hai bị can: Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, cáo trạng của Viện KSND Tối cao chỉ truy tố các bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".--PageBreak--

Đối với bị can Phạm Trung Cang, cáo trạng của Viện KSND Tối cao xác định ông Phạm Trung Cang, với tư cách là thành viên Thường trực HĐQT  ACB, đã tham gia và đồng ý với chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tại thời điểm này Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành; ngày 31/12/2010, ông Phạm Trung Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT ACB và được Ngân hàng ACB chấp thuận; ngày 24/1/2011, Ngân hàng ACB đã có Quyết định bổ sung thành viên HĐQT thay thế ông Phạm Trung Cang. Tiếp đó, ông Huỳnh Quang Tuấn được bổ nhiệm chức danh Phó chủ tịch HĐQT ACB thay ông Cang. Do đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của chủ trương ủy thác gửi 718,9 tỉ đồng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

Trong thời gian giữ chức thành viên Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, Phạm Trung Cang còn có hành vi tham gia và đồng ý với chủ trương của Thường trực HĐQT ACB về việc đầu tư cấp hạn mức tín dụng cho Hội đồng đầu tư ACB để mua một số cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Thường trực HĐQT ACB đã thống nhất ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch Hội đồng Đầu tư chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này. Việc ACB cấp tín dụng cho Công ty TNHH chứng khoán ACB thông qua việc cho KienLongbank và Vietbank vay tiền liên ngân hàng là do ông Kiên trực tiếp chỉ đạo không đúng với chủ trương của Thường trực HĐQT ACB nên trách nhiệm chính thuộc về Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ; còn các thành viên  khác thuộc Thường trực HĐQT, trong đó có Phạm Trung Cang không phải chịu trách nhiệm về việc này.

Vì vậy, ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án với bị can Phạm Trung Cang.

Trong những ngày qua, nhiều tờ báo thông tin rằng sau khi được đình chỉ vụ án, ông Phạm Trung Cang đã rời khỏi Việt Nam.

Sẽ khởi tố và truy tố thêm bị can?

TAND TP Hà Nội cho rằng, chủ trương của HĐQT ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi hơn 718 tỉ đồng vào Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM.

Trong hành vi này, tòa xác định ông Phạm Trung Cang đã cùng một số bị can khác trong vụ án ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ra chủ trương dùng tiền huy động để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi tiền VND cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Việc làm này đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng.

Trong quá trình hoạt động, ngày 24/1/2011, ACB có quyết định bổ sung thành viên HĐQT là ông Huỳnh Quang Tuấn thay cho ông Phạm Trung Cang. Tuy nhiên, ông Cang sau đó vẫn giữ các chức vụ là thành viên Hội đồng Tín dụng, Phó chủ tịch HĐĐT của ACB, chính vì thế mà ông Cang vẫn ký tên vào văn bản với tư cách thường trực HĐQT ACB ủy thác cho nhiều cá nhân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, tuy không tham gia vào chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền, nhưng biết rõ chủ trương của HĐQT. Và sau khi thay thế người tiền nhiệm, ông Tuấn đã ký vào biên bản họp HĐQT ngày 7/6/2011, trong đó có nội dung ủy thác gửi tiền, dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.

Do đó, TAND TP Hà Nội cho rằng hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", song chưa được đề cập xử lý trong cáo trạng.

Đối với hành vi đầu tư cổ phiếu của ACB gây thiệt hại hơn 687 tỉ đồng, Theo TAND TP Hà Nội thì ngày 2/1/2009, Thường trực HĐQT ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty ACBS để mua cổ phiếu của ACB. Giao cho Lê Vũ Kỳ ra thông báo và giao cho Nguyễn Đức Kiên tổ chức thực hiện. Quá trình điều tra, các bị can đều thừa nhận đây là chủ trương của Thường trực HĐQT. Từ chủ trương đầu tư  cổ phiếu dẫn đến ACB thiệt hại 687,7 tỉ đồng. Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT đã đề nghị truy tố cả 6 bị can liên quan với tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Nhưng cáo trạng chỉ truy tố hai bị can Lê Vũ Kỳ và Nguyễn Đức Kiên ở hành vi này là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…

Vì vậy, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để làm rõ:

Hành vi của hai ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do đã tham gia vào quyết sách ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm gây thiệt hại 718,9 tỉ đồng.

Hành vi của các ông: Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải vì có dấu hiệu đồng phạm với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu gây thiệt hại cho ACB hơn 687,7 tỉ đồng.

"Tôi không thể nói gì vào lúc này"

Đó là câu trả lời của ông Trần Xuân Giá vào sáng 16/1/2014 khi chúng tôi ngỏ ý muốn gặp ông để có một cuộc trò chuyện. Ông cho biết sức khỏe không được tốt do tuổi cao lại đang phải điều trị bệnh ung thư từ vài năm nay; suốt hơn một năm qua lâm vào vòng lao lý nên càng "bào mòn sức khỏe nhiều".

Sở dĩ chúng tôi rất muốn có một cuộc trò chuyện với ông Trần Xuân Giá bởi trong suốt hơn một năm qua, bầu Kiên và ông là hai người luôn được dư luận đặc biệt quan tâm trong vụ án này.

Sau ngày ông bị khởi tố, không chỉ trên báo mà trên blog cá nhân, những người từng gặp ông hay làm việc cùng ông ở Bộ KH - ĐT đều tỏ ra tiếc nuối.

Với những phóng viên từng gặp ông thì luôn ấn tượng về một con người lịch lãm, kín kẽ trong từng câu nói nhưng vẫn tạo cho người đối diện cảm giác tôn trọng, tin cậy.

Một nhà báo từng làm ở Báo Đầu tư thời kỳ đầu tiên kể rằng thời điểm đó ông Trần Xuân Giá là Thứ trưởng Bộ KH - ĐT kiêm Tổng biên tập. Khi đó, mọi việc cơ quan do một Phó tổng biên tập, là một nhà báo chuyên nghiệp phụ trách, nhưng các công việc quan trọng, hay duyệt các bài "có vấn đề" thì phải mang cho ông Giá xem. Nên "ông Giá tuy là Thứ trưởng kiêm Tổng biên tập, nhưng ông tham gia thực sự vào hình thành quan điểm, phong cách và nội dung của tờ báo".

Theo nhà báo này thì sau khi về hưu "ông Giá nên làm tại một cơ quan nghiên cứu, làm báo chí hay gì đó thì tốt hơn, vì ông Giá (hồi xưa tôi biết) có tâm sáng, có kiến thức cao, có tình người, nhưng ông ấy không quyết đoán trong điều hành một tập thể, lại là một tập thể có mưu mô thì rất nguy hại cho ông".

Nguyễn Thiêm
.
.