Vụ trộm tranh lớn nhất trong lịch sử Pháp
Sau khi táo tợn bẻ được khóa hàng rào sắt và đập vỡ kính của một trong các gian phòng trưng bày, bọn trộm đã lấy đi 5 bức tranh có tổng trị giá ước tính cả nửa tỉ euro. Trong số những bức tranh bị lấy cắp có cả tác phẩm của danh họa Picasso - họa sĩ có tranh được định giá đắt nhất thế giới hiện nay, đồng thời cũng là họa sĩ có tranh bị đánh cắp nhiều nhất trong vài năm gần đây.
5 bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng thế giới - "La pastorale" của họa sĩ Henri Matisse, "L'olivier pres de l'Estaque" của Georges Braque, "Nature morte aux chandeliers" của Fernand Leger, "La femme a l'eventail" của Amedeo Modigliani và "Le pigeon aux petits pois" của Pablo Picasso - đã biến mất vào đêm 20/5 khỏi các phòng trưng bày của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại quốc gia nằm bên bờ sông Seine gần tháp Eiffel (Paris).
Vụ trộm được các nhân viên bảo tàng phát hiện vào lúc 6h50' sáng, khi họ tới nơi làm việc. Dấu vết còn lại cho thấy, kính cửa sổ của một phòng trưng bày đã bị cắt, chiếc khóa cổng vào khu vực này bị phá. Còn theo Đài France Info, camera quan sát đã ghi lại được hình một tên trộm đeo mặt nạ. Nếu dựa theo những chi tiết thu thập ban đầu, có vẻ như tên trộm táo tợn trên chỉ hoạt động một mình. Camera chỉ ghi nhận duy nhất một tên khi hắn rời khỏi bảo tàng.
Cảnh sát cho biết, tên trộm đã hành động hết sức bình tĩnh mà không hề vội vã: các bức tranh sơn dầu được gỡ cẩn thận ra khỏi khung mà không bị cắt, trước khi cuộn lại cẩn thận để mang đi. Tên trộm chỉ mất chừng 15 phút để hoàn tất mọi công việc. Một câu hỏi nữa được đưa ra là, làm sao tên trộm có thể vô hiệu hóa được hệ thống báo động của bảo tàng? Trên thực tế, hệ thống trên đã gặp trục trặc và đang chờ đợi sửa chữa từ cuối tháng 3. Các điều tra viên đang tập trung làm rõ, liệu có thể tên tội phạm đã biết được tình trạng không có hệ thống bảo vệ của bảo tàng để quyết định ra tay hay không?
Cả nước Pháp đã sững sờ vì thông tin trên. Mô tả và hình ảnh của các bức tranh bị mất được nhanh chóng phổ biến theo các kênh thông tin của Interpol. Đơn vị Chống tội phạm có tổ chức của Pháp đã được giao trách nhiệm trực tiếp điều tra vụ án trên. Từ trước đó, các cơ quan có trách nhiệm của cảnh sát đã không ít lần nhắc nhở về khả năng bảo vệ không được đảm bảo của các bảo tàng tại Pháp, đặc biệt là tại
Theo các nguồn tin thân cận với Cơ quan điều tra, tổng trị giá của các bức tranh bị đánh cắp trên có thể lên tới 500 triệu euro (618 triệu USD), và nếu như con số này được chính thức xác nhận, đây sẽ là vụ đánh cắp tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử. Trước sự kiện này, vụ đánh cắp tranh lớn nhất (được mệnh danh là "Vụ cướp thế kỷ") đã xảy ra vào tháng 2/2008 tại
Tiếp theo đó là vụ trộm tại bảo tàng tư nhân Isabella Stewart Gardner (
Bảo tàng nghệ thuật hiện đại quốc gia Paris. |
Trong số các họa sĩ có tranh bị đánh cắp, Picasso hiện đang được coi là họa sĩ có tranh được xếp vào loại có giá trị nhất thế giới, đồng nghĩa với việc tác phẩm của ông luôn là mục tiêu hàng đầu của những tên trộm bảo tàng. Ngay đầu tháng 5 này, bức tranh "Nu au Plateau de Sculpteur" vẽ năm 1932 của ông đã được bán tại Nhà đấu giá Christie's với giá 106 triệu USD, một kỷ lục mới về giá trị của các tác phẩm nghệ thuật.
Cũng đầu tháng 3 vừa rồi, Christie's cũng tung ra bán đấu giá bức tranh "Portrait of Angel Fernandez
Những vụ trộm tranh tầm cỡ tương tự (trị giá có thể hàng trăm triệu USD) thường khiến các chuyên gia phải thực sự thắc mắc. Vấn đề là những bức tranh như vậy trên thực tế là không thể bán, kể cả công khai cũng như trên thị trường chợ đen. "Cứ mỗi lần khi chuyện này xảy ra, chúng tôi đều tự hỏi những tên trộm làm chuyện trên với mục đích gì, khi chúng không thể bán được những bức tranh" - nhận xét của Stephane Thefo, một chuyên gia của Interpol trong lĩnh vực trộm cắp các tác phẩm nghệ thuật.
Giả thuyết nghe có vẻ gần thực tế nhất được báo chí đưa ra là những bức tranh trên đã được "đặt hàng" chui - một nhà sưu tầm nào đó sẵn sàng mạo hiểm thuê những tên trộm lấy những bức tranh mà mình say mê để sau đó có thể chiêm ngưỡng một mình, vì cũng không thể đem ra trưng bày