Học giả Mỹ lo lắng F22 và F-35 có thể thành sắt vụn vì radar Nga

Thứ Sáu, 25/05/2018, 21:30
Trong bài viết của mình trên tạp chí Lợi ích quốc gia của Mỹ tác giả Charlie Gao đã chỉ ra sự nguy hiểm của loại radar Struna-1 đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ và Nato


Charlie Gao cho rằng Struna-1 không phải là giải pháp "tuyệt hảo" để đối phó với tất cả các loại máy bay tàng hình tuy nhiên nó lại mối đe dọa đáng kể với các máy bay chiến đấu tàng hình của NATO.

Một trạm radar Struna-1.

Kể từ hình công nghệ tàng hình được phát triển thì rất nhiều các công nghệ chống tàng hình cũng được thúc đẩy và học giả Mỹ Charlie Gao đánh giá Struna-1 của Nga là một điểm sáng nhất trong đó. Là loại radar song địa tĩnh do tập đoàn Almaz-Antey nơi sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa danh tiếng như Buk, S-300, S-400, S-500 của Nga.

Các phương tiện tàng hình tạo ra sức uy hiếp lớn với các hệ thống radar truyền thống bởi chính phương thức hoạt động của những hệ thống này. Cụ thể radar truyền thống dựa trên việc thu lại các tín hiệu phản xạ sóng vô tuyến từ đài phát để định vị vật thể trong không gian. Các trạm thu và nguồn phát thường được đặt cùng một địa điểm. Tuy nhiên những máy bay áp dụng công nghệ tàng hình lại có diện tích phản xạ sóng vô tuyến (RCS) đủ nhỏ khiến các hệ thống này bỏ qua.

Ngược lại Struna - 1 áp dụng một phương pháp hoạt động hoàn toàn khác. Hệ thống này có nguồn phát và nguồn thu để cách xa nhau 50 km và sẽ xác định được các vật thể có RCS cực nhỏ trong vùng không gian giữa hại bộ phận này. Cực ly xa nhất của mà hệ thống này có thể hoạt động lên tới 500 km.

F-35 có RCS cực nhỏ nhưng chưa chắc đã tàng hình trước Struna-1

Một hệ thống như thế có thể phát hiện khoảng 50 mục tiêu và theo dõi đồng thời 5 mục tiêu một lúc. Các hệ thống như thế có thể bắt bám chính xác các máy bay tàng hình hay tên lửa hành trình bay thấp, xác định được cả những vật thể phi kim loại như bóng bay, chim trời....

Không có nhiều thông tin cụ thể về  Struna - 1 được Almaz-Antey công bố ngoại trừ một lần hệ thống này được mang tới triển lãm MAKS 2007 trong cái tên Barrier-E(phiên bản xuất khẩu). Một số hệ thống này được triển khai xung quanh Moscow.

Tuy nhiên Charlie Gao cũng chỉ ra các nhược điểm của hệ thống khi nó không thể hoạt động trên độ cao lớn hơn 7km. Đồng thời nó cũng không có góc nhìn của radar này cũng rất hẹp. Chưa có thông tin rằng có thể dẫn bắn cho các tên lửa phòng không của Nga hay không.

Có một điều tác giả Mỹ không đưa vào bài viết của mình về khả năng xuất khẩu của loại radar này. Với các quốc gia chưa thể hoặc không thể sở hữu vũ khí tàng hình thì loại radar này là một công cụ hữu hiệu để đối phó với vũ khí công nghệ cao của Nato và đặc biệt là Mỹ. Nếu nhiều quốc gia sở hữu hệ thống này thì không gian hoạt động của những máy bay như F-22 và F-35 sẽ hẹp đi khá nhiều.

B.N.
.
.