Cậu bé chân tay dài như rễ cây

Thứ Sáu, 25/08/2017, 17:47
Tarik 12 tuổi, đến từ Uttar Pradesh, Ấn Độ đã bị nhà trường từ chối nhập học vì tay chân của cậu loằng ngoằng như rễ cây gây khiếp sợ cho học sinh khác. Tình hình hiện nay đã cải thiện hơn, Tarik hiện đã có bạn bè, song họ nghĩ bệnh tình của cậu chẳng thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, Tarik vẫn có niềm tin rằng bệnh tình của cậu sẽ được cải thiện. Cậu tự tin: "Tôi muốn thoát khỏi tình trạng này. Tôi muốn giống như những đứa trẻ khác đến trường mỗi ngày và chơi như những đứa trẻ bình thường. Tôi có một hy vọng rằng tôi sẽ có được bàn tay bình thường".

Gia đình cậu cũng chạy vạy đi cứu chữa khắp nơi. Kể từ khi cha cậu qua đời, Tarik phải nhờ vào anh trai của cậu để tắm rửa và ăn mặc. Các bác sĩ cho rằng, cậu mắc bệnh chân tay voi. Nhưng người dân địa phương lại gọi cậu là ma quỷ. Họ cho rằng bệnh tật đó là hậu quả từ một lời nguyền. Tarik nói: “Họ không biết đó là một tình trạng bệnh lý và nó có thể được chữa khỏi".

Tarik với đôi tay kỳ quặc.

Anh trai của Tarik là Hargyan, người chăm sóc hàng ngày cho em mình, nói thêm: "Ban giám hiệu nhà trường nói, họ không thể nhận Tarik vì tay khổng lồ của cậu ta sẽ làm hoảng sợ các đứa trẻ khác. Em tôi đã bị từ chối nhập học ở hầu hết các trường học”.

Trong  chuyến thăm gần đây, Tiến sĩ Pawan Kumar Gandhi nói: 'Vấn đề của Tarik thực sự là một điều bí ẩn đối với chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ thấy một bệnh nhân mắc bệnh như thế này trước đây.

Tôi đã gặp một vài trường hợp tương tự nhưng họ bị bệnh chân voi, tình trạng của cậu ta có vẻ tương tự như vậy. Cơ hội rất thấp nhưng không có gì là không thể. Trong thời đại của khoa học, có rất nhiều nghiên cứu, vì vậy không có gì là không thể".

Bệnh Chân voi, còn được gọi là vây lưng, được đặc trưng bởi sự sưng tấy không bình thường của các lớp mô. Bệnh thường gây ra bởi một ký sinh trùng sống trong muỗi. Chân và bộ phận sinh dục thường bị ảnh hưởng, trở nên dày và to lớn. Do hấp thụ chất lỏng quá mức khiến da trở nên tối và bị loét.

Trong trường hợp nặng, mạch máu có thể bị hư hỏng và nguy cơ gây tử vong. Điều trị thường là dùng kháng sinh để chữa bệnh nhiễm ký sinh trùng. Phẫu thuật được thực hiện nếu chúng phì to bất thường.

V. Nguyễn (theo Daily Mail)
.
.