Chính quyền cấm đường làm cầu vì… cua

Thứ Sáu, 09/02/2018, 19:58
Cua từ rừng ra biển để đẻ trứng trên đảo Christmas ở Thái Bình Dương. Chính quyền địa phương đã phải đóng một số tuyến đường, làm cầu và xây đường hầm phục vụ cua.

Hàng triệu con cua màu đỏ ruby diễu hành từ những ngôi nhà của chúng ở rừng đến đại dương để sinh sản trên Đảo Phục sinh thông qua các cây cầu cua được thiết kế đặc biệt.

Đây là đợt di chuyển của cua đất hàng năm lớn nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia Kirsty Faulkner đã chụp được cảnh tuyệt đẹp khi những con cua đỏ  đi dạo trên những địa hình hiểm trở, những con đường đông đúc và các cây cầu, đường hầm được xây dựng đặc biệt - được thiết kế để giảm thương vong cho chúng.

Bà Faulkner, người đã chuyển đến Christmas năm ngoái, nói: "Thật là lạ thường, tất cả mọi người mà bạn nhìn thấy, cho dù họ lớn lên trên hòn đảo hay những người mới chuyển đến đảo như tôi đều có những trải nghiệm thú vị và với bà thì sẽ chẳng bao giờ là nhàm chán khi được chiêm ngưỡng.

Những con cua ở cách đảo này một quãng đường dốc. Khi chúng quá đông và đường bị tắc nghẽn chúng cũng sử dụng các cây cầu và đường hầm để đi lang thang qua hoặc dưới đường. Tại đây người ta đã cấm một số đường, phụ thuộc vào nơi cua di chuyển.

Nhóm làm việc tại  công viên quốc gia đã đặt hàng rào dọc theo rất nhiều con đường trên đảo để giữ chúng an toàn. "Trẻ em, tuổi từ 11 đến 15, sử dụng một chiếc cào vườn để nhẹ nhàng di chuyển cua khỏi đường, đảm bảo chúng không bị sợ hãi mà bỏ chạy. "Những con cua có thể trông  hơi “bẽn lẽn” trên đoạn video nhưng thật là tuyệt vời khi nhìn thấy".

Cua đỏ trên đảo Christmas là một loài giáp xác duy nhất ở lãnh thổ Úc  và ước tính có khoảng 45 triệu con sống trên hòn đảo này. Trong giai đoạn di cư, chính quyền bang đóng cửa các con đường trên đảo để đảm bảo những con cua có một cuộc hành trình an toàn đến đại dương. Sau khi sinh ra, cua con đã thực hiện chuyến đi chín ngày với bố mẹ trên đảo, dũng cảm tấn công những kẻ săn mồi như kiến vàng. Một số loài đe dọa các quần thể cua trên đảo, và ước tính khoảng 10 đến 15 triệu con cua đã bị tiêu diệt từ năm 1990.

Văn Nguyễn (theo DK)
.
.