Luật metabo ngăn chặn béo phì ở Nhật Bản

Thứ Năm, 30/11/2017, 13:18
Ở Nhật Bản, quốc gia công nghiệp hóa, người dân được cho là có hình dáng mảnh khảnh nhất thế giới, và họ thường xuyên chiến đấu với chất béo để ngăn ngừa tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa (khiến cơ thể béo phì) đáng sợ và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn vòng eo do chính phủ quy định.

Theo số liệu thống kê năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có 25 quốc gia có dân số béo phì cao nhất thế giới. Nguyên nhân đơn giản là người ta ngày càng ăn nhiều hơn lại ít vận động hơn. Và nền công nghiệp thực phẩm toàn cầu đang cung cấp quá nhiều thức uống soda và khoai tây chiên đóng gói, thịt và bơ so với những bữa ăn truyền thống chỉ dựa vào thực phẩm ít calorie và chất béo. Tình hình càng xấu thêm khi mà thức ăn nhanh (junk food) ngày nay lại có giá rẻ hơn rau và trái cây.

Mặc dù "luật metabo" giúp ngăn chặn tình trạng béo phì trong dân chúng, song không phải ai cũng đồng tình.

Nói chung, béo phì căn cứ theo chỉ số khối lượng cơ thể BMI (mối tương quan giữa trọng lượng và chiều cao của cơ thể). BMI ở mức 25 được coi là thừa cân, và 30 là béo phì. Theo tính toán của WHO, BMI của một người đạt đến 21 sẽ có nguy cơ tăng cao gặp một số vấn đề về sức khoẻ như đái tháo đường và tim mạch. Ở đất nước Mặt trời mọc, gầy không chỉ là yêu cầu khắt khe của thời trang hay sự chấp nhận của xã hội. Mà đó là luật. Bởi vì béo phì sẽ bị phạt nặng theo "luật metabo".

Ở Nhật Bản, quốc gia công nghiệp hóa, người dân được cho là có hình dáng mảnh khảnh nhất thế giới, và họ thường xuyên chiến đấu với chất béo để ngăn ngừa tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa (khiến cơ thể béo phì) đáng sợ và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn vòng eo do chính phủ quy định.

Hội chứng chuyển hóa (gọi đơn giản là metabo) là nguyên nhân của sự ra đời "luật metabo", đó là sự kết hợp nhiều nguy cơ cho sức khoẻ - bao gồm thừa mỡ trong dạ dày, cao huyết áp và cao cholesterol - có thể dẫn đến bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Năm 2008, các nhà lập pháp Nhật Bản bắt đầu đặt ra quy định vòng eo tối đa cho người dân từ 40 tuổi trở lên là 85cm đối với nam giới và 90cm với phụ nữ. Mặc dù "luật metabo" giúp ngăn chặn tình trạng béo phì trong dân chúng, song không phải ai cũng đồng tình.

Các bác sĩ và chuyên gia về sức khoẻ nói quy định giới hạn kích thước vòng eo của Nhật Bản mâu thuẫn với những nguyên tắc đặt ra của Liên hiệp bệnh đái tháo đường quốc tế (IDF). Bởi vì tiêu chuẩn vòng eo mới của IDF là 90cm đối với nam giới và 80cm cho phụ nữ. Tuy nhiên, dân thường Nhật Bản vẫn bận rộn với những dụng cụ tập thể dục, tham gia câu lạc bộ thể hình và cố gắng bằng mọi cách để giảm cân, cho dù bác sĩ có cảnh báo họ đã quá gầy.

Một phụ nữ béo phì trên đường phố Tokyo.

Yoichi Ogushi, Giáo sư khoa Y, Đại học Tokai là một trong những người hăng hái phê phán "luật metabo", cho biết: "Lượng calotie từ thực phẩm được người Nhật đưa vào cơ thể đã giảm sút từ cách đây 10 năm. Thế nên không có vấn đề béo phì như ở Mỹ. Mà ngược lại, có vấn đề gầy nhom nơi những phụ nữ trẻ".

Một điều chắc chắn: phần đông người Nhật không có bất cứ cơ hội nào để tăng cân cho được! Những thành viên của câu lạc bộ thể dục được mua hàng giảm giá, còn các công ty đưa ra chế độ ăn đặc biệt cho nhân viên của họ. Người dân mua sắm dụng cụ tập thể dục được chào hàng là chống metabo gọi là Joba với giá 1.400 USD. Còn công ty thực phẩm Lawson cho mở cửa chuỗi cửa hàng gọi là Natural Lawson phục vụ những món ăn chủ yếu là trái cây và rau xanh.

Theo yêu cầu về chăm sóc y tế ở Nhật Bản, các công ty tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho nhân viên một lần trong năm và những ai không đáp ứng tiêu chuẩn quy định về kích thước vòng eo sẽ phải trải qua thời gian tư vấn.

Theo "luật metabo", nếu những công ty nào không kéo giảm được số nhân viên thừa cân xuống thì họ buộc phải chi tiền nhiều hơn cho chương trình chăm sóc y tế dành cho người già. Mặc dù Nhật Bản có tỷ lệ béo phì trong dân chúng thuộc hàng thấp nhất thế giới nhưng tính trung bình người dân hiện nay vẫn "mập" hơn so với cách đây 3 thập niên, theo số liệu thống kê của chính quyền.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả, Nhật Bản là quốc gia mà số người già tăng nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác do tuổi thọ trung bình dài ra và tỷ lệ sinh thấp, số bệnh nhân đái tháo đường đã tăng vọt từ 6,9 triệu năm 1997 đến 8,9 triệu năm 2008. Chi phí dành cho chăm sóc y tế cũng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020, thể hiện 11,5% GDP. Đó là lý do tại sao một số chuyên gia y tế ủng hộ luật metabo.

James Kondo, chủ tịch Viện Chính sách về sức khoẻ Nhật Bản (HPIJ), một tổ chức cố vấn độc lập, nhận xét: "Nhờ biện pháp kiểm tra sức khoẻ tổng quát mà vấn đề béo phì và hội chứng chuyển hóa được cảnh báo".

An Di (tổng hợp)
.
.