Nam giới trung niên lâm cảnh nợ nần dễ tự tử

Thứ Tư, 16/09/2015, 16:25
Theo một nghiên cứu mới đây về các vấn nạn xã hội trước và sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng vô gia cư vì bị xiết nợ có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, nguy cơ này thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên.

Jason Houle là trợ giảng môn xã hội học tại Trường Dartmouth Collge, Hanover, và nhà xã hội học Michael Light thuộc Đại học Purdue vừa công bố kết quả công trình nghiên cứu của họ trên Tạp chí American Journal of Public Health mới đây. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi tỷ lệ người tự tử trong suốt giai đoạn trước và sau khi cuộc suy thoái khủng khiếp diễn ra.

Gặp bế tắc vì nợ nần, nam giới dễ tự tử.

Theo Jason Houle: “Tỷ lệ người tự tử có xu hướng tăng cao trong suốt quá trình suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, trong 2 năm 2006 - 2007, tỷ lệ tự tử ở lứa tuổi trung niên đạt mức cao, con số thực tế vượt qua tỷ lệ tự tử của nhóm người già ở Mỹ - nhóm người trước đây được cho là có tỷ lệ tự tử cao nhất. Thường thì, tuổi trung niên phải gánh rất nhiều khoản nợ và cũng là nhóm người hay thế chấp tài sản nhất, vay nợ và chuẩn bị về hưu. Vì thế, bị xiết nợ hay chỉ đơn giản là bị mất tài sản do bị cầm cố có thể gây tổn hại nặng nề về mặt tài chính và nhóm người này không đủ sức để vượt qua khó khăn giống như những người trẻ tuổi”. Hơn nữa “Nhóm người trung niên cảm nhận sâu sắc hơn về tình trạng “vô gia cư” vì bị xiết nợ hơn các nhóm tuổi khác.

Nhóm nghiên cứu cho hay, Mỹ tịch thu tài sản  thế chấp nợ đạt ngưỡng cao nhất là 2,9 triệu vào năm 2010, song song với đó, tỷ lệ tự tử cũng tăng cao, đặc biệt là từ 46 tới 64 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung vào phân tích mối tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ tự tử. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế là cuộc khủng hoảng duy nhất kéo theo khủng hoảng về nhà ở diễn ra tồi tệ nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cảnh báo rằng: “Nghiên cứu chỉ mang tính lý thuyết vì chúng tôi chưa thể chứng minh bằng thực tế rằng, xiết nợ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tự tử và chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu”.

Văn Nguyễn (theo Time)
.
.