Lúc sinh thời bà đã vinh dự được trao giải trong những lĩnh vực khác nhau, đầu tiên là giải Nobel Vật lý của năm 1903 cùng với 2 đồng nghiệp người Pháp khác là Pierre Curie (1859-1906) cũng là chồng của M. Curie và Henri Becquerel (1852-1908).
 |
Nữ bác học Marie Curie trong phòng thí nghiệm. |
Tới năm 1911, bà M. Curie lại được vinh dự nhận giải Nobel Hóa học; kế đến là nhà hóa học người Mỹ Linus Pauling (1901-1994), được trao giải Nobel Hóa học năm 1954 và giải Nobel Hòa bình năm 1962, khiến ông trở thành người duy nhất được trao tới 2 lần trong lịch sử tồn tại giải Nobel mà không chia sẻ giải thưởng với người khác; tiếp nối là kỹ sư điện người Mỹ John Bardeen (1908-1991), được trao giải Nobel Vật lý 2 lần trong các năm 1956 và 1972; cuối cùng là nhà hóa sinh người Anh Frederick Sanger (1918-2013) từng được trao 2 giải Nobel Hóa học trong các năm 1958 và 1980, cũng là người duy nhất đạt được kỳ tích 2 lần nhận giải Nobel Hóa học.
Kim Dung (tổng hợp)