Pháp: Quản lý tù nhân bằng vòng điện tử
Được thử nghiệm ở Pháp từ mấy năm nay, việc lắp đặt các thiết bị giám sát điện tử tạo cho những phạm nhân một cơ hội tái hòa nhập tốt hơn với xã hội. Và đây có thể là một hướng giải quyết tình trạng quá tải của các nhà tù.
“Tôi giấu nó dưới một chiếc tất dày nhưng khi đó tôi không thích mặc quần soóc vì người ta vẫn trông thấy. Bọn thanh niên trong phố, chúng sẽ nhận ra liền!” - Patrick, 26 tuổi, phạm nhân đang chịu thi hành án cùng một sợi dây điện lắp dưới chân, nói. Từ ngày 28/12/2004, anh ta mang trên người một vòng đeo giám sát điện tử. Xuất thân từ một thành phố mà cơ hội thực hiện những điều “dại dột” nhiều hơn là tìm được một việc làm, người thanh niên da đen này đã rơi vào tay cảnh sát 4 lần, chủ yếu là về tội buôn bán ma túy và lái xe không có bằng, xe lại không mua bảo hiểm.
Bị kết án 16 tháng tù, Patrick đã trải qua 7 tháng trong nhà giam. Hiện nay, anh ta trở thành một “tù nhân có số mà không bị giam giữ”. Với cuộc chơi có giảm án này, anh ta sẽ được tháo bỏ chiếc vòng vào tháng 6/2005 nếu như chấp hành tốt “luật chơi”. Giống như phần lớn 1.000 phạm nhân được theo dõi bằng thiết bị điện tử (PSE), Patrick đeo chiếc vòng này ở mắt cá chân, giấu trong gấu quần.
“Về mặt kỹ thuật, có thể mang nó ở cổ tay nhưng không ai dám, ngoại trừ thực sự họ muốn trưng bày”, ông Jean-Pierre Calero, người có trách nhiệm theo dõi Patrick và là giám thị đặc biệt của trại giam Osny nói. Hình dáng của chiếc vòng điện tử không lấy gì làm hay ho, nó giống như những chiếc vòng bằng kim loại hay nhựa dùng để nhận dạng những con bò. Từ khi được thử nghiệm ở Pháp vào năm 2000, thiết bị bé xíu này đã gây nên những cuộc tranh cãi, đặc biệt là của những người bảo vệ quyền con người. Họ cho rằng việc đeo vòng điện tử phần nào giống như sự đánh dấu các nô lệ thời cổ đại.
Chiếc vòng điện tử mang lại cho người ta một sự tự do tương đối, thậm chí là sự tự do tủi hổ cùng với một “kẻ chỉ điểm” dưới chân mình. Nhưng Patrick không còn bị giam hãm 24/24 giờ nữa. Trái lại với một vài kỳ vọng, hệ thống này không cho phép theo hút dấu vết phạm nhân. Nó chỉ phát ra tín hiệu khi Patrick không ở nơi cư trú vào những thời gian do thẩm phán chịu trách nhiệm áp dụng hình phạt (JAP - gọi theo tiếng lóng). Một vài giây vắng mặt hoặc chậm trễ chuông báo động tại nhà giam sẽ vang lên.
Được hiệu chỉnh ở Mỹ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, vòng đeo điện tử bắt đầu thực nghiệm tại Pháp từ 4 năm nay tại 15 cơ sở trại giam. Năm 2004, khoảng 1.000 phạm nhân được hưởng biện pháp này. Theo các nhà chức trách, điều đó có nghĩa là giảm được 0,2% trong số 60.000 phạm nhân hiện giam giữ trong các nhà tù chật ních.
Chiếc vòng điện tử được sử dụng cho những can phạm hoặc những phạm nhân còn phải chịu án dưới 1 năm. Trong thực tế, biện pháp này được áp dụng không phụ thuộc vào tính chất hành vi của kẻ tội phạm. Thẩm phán chịu trách nhiệm áp dụng hình phạt là người quyết định phạm nhân có được tự do lưu thông ngoài xã hội hay không.
Thực tế, chiếc vòng điện tử có thể bị tháo bỏ và phạm nhân chạy trốn mất là điều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, để đề phòng mọi âm mưu đào tẩu, chiếc vòng sẽ kích hoạt tín hiệu báo động tại các cửa kiểm soát ở sân bay khi phạm nhân có ý định trốn thoát.
Giống như các phạm nhân khác, Patrick được “mang vòng” trong phạm vi trại giam trước khi được thẩm phán ấn định những quy định cần nhớ. Đó là ngày và giờ giấc mà anh ta buộc phải có mặt ở nhà.
Patrick chọn sống ở nhà cha mẹ, xa vợ cùng hai con vì anh ta không có nơi ở cố định. Một thiết bị giống như chiếc modem dùng kết nối Internet được lắp đặt trong nhà họ. Đường điện thoại liên kết với nhà giam được kiểm tra cẩn thận, đó là một điều kiện không thể thiếu. Thuê bao điện thoại hàng tháng do phạm nhân chịu (khoảng 40 euro/ tháng). Điều quan trọng là không được quên trả tiền theo hóa đơn! Nếu như Hãng France Telecom mà cắt điện thoại vì chậm trả tiền thuê bao hàng tháng thì lập tức phạm nhân sẽ phải quay lại nhà tù.
Thiết bị trên thực chất là một loại rađa được điều chỉnh để phủ sóng trong phạm vi căn hộ. Patrick có thể tự do dạo chơi ở nhà. Nhưng nếu như anh ta đặt chân ra ngoài, thiết bị sẽ báo động ngay lập tức. Một khoảng thời gian vi phạm khoảng 10 phút cũng được máy ghi nhận. Và như vậy, Patrick không thể ra ngoài hành lang hoặc ra phố. “Mười phút cũng đủ để cho một phạm nhân giao dịch với ai đó đã liên hệ qua điện thoại trước đó” - ông Jean-Pierre Calero nói.
Cuộc sống dưới sự giám sát của thiết bị điện tử với sự tuân thủ giờ giấc đã gây stress cho Patrick. “Mỗi khi gặp các con là một lần tôi khổ tâm. Khi chia tay, chúng hỏi: “Tại sao bố không ở lại với chúng con, tại sao bố lại đi như chạy ấy?”. Vì quãng đường dài nên Patrick không thể chậm trễ. Chỉ lỡ một chuyến xe buýt hay gặp buổi đình công của ngành vận tải là chuông báo động lại reo vang. “Chúng tôi phải xin giấy xác nhận của RATP nhưng ở nơi bán vé người ta sẽ hỏi lý do, chả lẽ lại nói lý do là chiếc vòng điện tử. Thật tủi. Những lúc như vậy luôn là nỗi ám ảnh tôi”.
Chiếc vòng điện tử không phải là một sự đảm bảo cho việc tái hòa nhập của phạm nhân. Nhưng nó góp phần đem lại cho những người mang nó một cuộc sống gia đình, giữ được mối liên hệ với thế giới bên ngoài và có khi còn được làm việc. "Chúng tôi thấy rất ít thất bại - ông Jean Pierre Calero nói. Chỉ 10% số họ không tuân thủ các quy định và phải trở lại nhà tù. Điều tuyệt vời hơn là những người được mang vòng thường ít tái phạm so với các tù nhân bình thường”.
Được sản xuất ở Anh hoặc