Tanzania: Hồ nước khiến mọi sinh vật hoá đá

Thứ Ba, 15/10/2013, 07:20

Đó là hồ nước muối Natron, nằm phía tây bắc Cộng hòa Tanzania, gần biên giới với Kenya. Do vị trí địa lý đặc thù kết hợp với kiến tạo địa tầng hết sức phức tạp, nên hồ này được hình thành bởi nước ngọt từ sông Southern Ewaso Ngiro đổ vào, hòa với những nguồn nước nóng giàu khoáng chất chảy ra từ lòng đất. Do vậy, nhiệt độ mặt nước hồ có lúc lên tới 60oC, cùng nồng độ kiềm xê dịch từ 9 đến 10,5 độ pH - tương đương với độ kiềm của chất amoniac (NH3) độc hại. Để so sánh, độ kiềm trung tính cho phép của nước sinh hoạt là là 7 độ pH.

Hồ Natron có độ sâu khoảng 3m, phạm vi chiều rộng thay đổi tùy thuộc vào mực nước dưới tác động của sự bốc hơi do ánh nắng mặt trời, để lại trên bề mặt một hỗn hợp đậm đặc gồm muối và khoáng chất, chủ yếu là carbon và sodium bicarbonate (NaHCO3). Đây chính là 2 thành phần chính làm ra chất natri cacbonat (NaCO3),  phổ biến qua tên gọi Tro soda dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng giặt; đồng thời cũng là nguyên nhân khiến sinh vật nhanh chóng lâm vào thế bất động rồi “hóa thạch”.

Nhiếp ảnh gia người Anh Nick Brandt đã tình cờ đi qua hồ nước này, chứng kiến chim muông tìm đến uống nước và nhanh chóng biến thành những “bức tượng” vôi hóa vĩnh cửu. N. Brandt đã viết dòng tít “Đặc biệt lưu ý” trên trang blog cá nhân của mình, cảnh báo du khách chớ có “bén mảng” đến mặt nước hồ Natron.

“Độ kiềm pH mạnh đến nỗi những tấm ảnh chụp bằng phim Kodak nhanh chóng phai màu trong khoảnh khắc - N. Brandt cho biết

Thu Hường (theo New Scientist)
.
.