Thách thức khi sống chung với sư tử núi

Thứ Ba, 02/01/2018, 10:13
Nạn tấn công bừa bãi của loài mãnh thú đã dẫn đến một thứ giấy phép cực đoan: dân cư được quyền hạ sát sư tử núi không cần thông báo nhà chức trách. Nhưng bà Vaughn-Perling lại quyết định hòa hoãn với loài sư tử, thay vì giết chúng.

Vào những giờ đầu tiên của ngày 25 tháng 11 năm 2016, một ngày sau Lễ Tạ Ơn, bà Victoria Vaughn-Perling đột nhiên bị đánh thức bởi âm thanh của tiếng tru tréo. Trại nuôi lạc đà nhỏ Alpaca của bà bị tấn công. Sợ hãi bởi bầu trời đen kịt và cảm thấy đối mặt với kẻ lạ hung dữ, Vaughn-Perling đợi cho trời sáng và ngủ thiếp đi.

Khi trời sáng bảnh, bà nhìn thấy những dấu chân to đùng in hằn trên nông trang. 10 con lạc đà bị chết. Thủ phạm không ai khác chính là đám sư tử núi, một loài thuộc họ mèo sống ở vùng nông thôn California nơi có ngôi nhà của bà Vaughn-Perling.

Nạn tấn công bừa bãi của loài mãnh thú đã dẫn đến một thứ giấy phép cực đoan: dân cư được quyền hạ sát sư tử núi không cần thông báo nhà chức trách. Nhưng bà Vaughn-Perling lại quyết định hòa hoãn với loài sư tử, thay vì giết chúng.

Xử sở của mãnh thú

Hơn 50 động vật bị giết hại trong năm 2016. Ít nhất 4 con sư tử núi đã tấn công các loài gia súc. Đó là hành vi săn mồi bình thường. Sau vụ tấn công vào nông trang của bà Vaughn-Perling, thủ phạm đã được tìm ra: một con sư tử núi đực được đánh số là P45. Vài ngày sau vụ đi săn, FWS ra giấy phép cho chủ trang trại quyền triệt hạ P45.

Khi bạn trai của bà Vaughn-Perling là Reid Breitman (một luật sư), chia sẻ câu chuyện của bạn gái trong một cuộc họp báo  thì lập tức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng báo chí thế giới.

Một số ủng hộ giết sư tử vì cho rằng P45 có thể sẽ quay sang tấn công con người. Số khác thì phản đối dữ dội. Vấn đề ở đây là loài sư tử núi ở California là loài thú đang bị đe dọa. Chúng đang bị cô lập bởi các tuyến xa lộ. Thức ăn của chúng cũng dần khan hiếm, và chủ yếu là buộc ăn gia súc vì dễ kiếm hơn. Năm 2015, P45 giết vài con lạc đà nhỏ ở ruộng nho tại Malibu.

Và loài sư tử núi còn bị đe dọa bởi chính các dự án xây dựng đường sá của con người. FWS cấp giấy phép cho dân cư sở tại được quyền bắn sư tử nếu chúng có ý đồ tấn công nhà của họ, kết quả là vào năm 2016 đã có đến 98 con sư tử bị sát hại. Chúng tôi gặp bà Vaughn-Perling tại nhà riêng chỉ vài tuần sau vụ sư tử núi tấn công. Bà vẫn không có ý định làm hại P45.

"Tôi là người khá nhút nhát", người phụ nữ nhỏ nhắn bộc bạch. Vaughn-Perling dựng thêm hàng rào để bảo vệ lũ lạc đà Alpaca. Bà trần tình: "Tôi biết chốn này có loài sư tử núi sinh sống. Nhưng tôi không nghĩ chúng đe dọa con người. Không phải con sư tử núi nào cũng hung dữ. Tôi sợ ra ngoài vào ban đêm. Tôi sợ con trai tôi đến đây".

Sống chung với “lũ”

Có các quy định ngặt nghèo nhằm bảo vệ thế giới hoang dã ở tiểu bang California. Có những tuyến đường mòn lớn để cho các loài động vật nhỏ như hươu nai có thể dễ dàng lách đường và chui vào bụi rậm. Điều đó có nghĩa là dân cư không được làm hàng rào vây bọc xung quanh nhà mà chỉ làm những khu quây nhỏ, và giới hạn chiều cao của hàng rào.

Chỗ quây có thể bảo vệ gia súc nhưng trang bị chúng lại tốn kém đến hàng ngàn USD. Và với các cư dân như bà Vaughn-Perling thì lại không có khả năng. Bà nhấn mạnh: "Không phải ai ở Malibu cũng dư giả tiền bạc".

Chúng tôi cho rằng điều bà Vaughn-Perling thực sự muốn mà nhà nước lại không thể làm được: sự an tâm. Đây chẳng phải là lần đầu tiên mà con sư tử núi P45 nhận được lời đe dọa từ "mệnh lệnh hành quyết" của chính quyền tiểu bang.

Hồi tháng 3 năm 2015, Phillips lập mưu triệt tiêu P45 bằng khẩu súng trường bán tự động Colt AR-15. Ông tuyên bố đã bắn vỡ sọ con thú, nhưng lạ thay tại hiện trường chỉ là vài giọt máu và ít nhúm lông sư tử, con quái lặn mất tiêu. Qua thiết bị định vị GPS cho thấy con sư tử ranh ma P45 đã náu mình trong bụi rậm làm vuột khỏi tấm theo dõi của cả 2 lực lượng FWS và NPS. 

Tháng 12 năm 2016, bà Vaughn-Perling quyết định không giết hại sư tử, nhất là con P45, và tìm cách đuổi con sư tử chạy đi. Tuy nhiên, thay đổi môi trường sống của thú hoang dã lại vô tình chống lại chính sách của FWS, vì thế con P45 sẽ vẫn sống ở rặng núi Santa Monica.

P45 được cấp "kim bài miễn tử" nhưng các đồng hương của nó vẫn còn đó không ít hiểm nguy. Khi loài mãnh thú ngày càng bị ép sống trong các môi trường nhỏ, và các nông trang không được bảo vệ cẩn thận, thì ít nhiều sẽ có thêm các vụ tấn công gia súc, và thêm những cuộc xung đột giữa người và mãnh thú.

Nguyễn Thanh Hải
.
.