Vì sao người Eskimo không bao giờ đi lạc trong bão tuyết?
Có rất nhiều câu chuyện về những con người có khả năng tìm đường về khi bị đi lạc, dù họ không dùng đến la bàn, bản đồ hay bất cứ thiết bị trợ giúp nào khác. Một số nhà nghiên cứu đã tìm cách giải thích những biệt tài này.
Đó có thể là một chiếc la bàn thiên nhiên nhỏ, ở dạng một khoáng chất từ tính tích tụ trong lỗ mũi. Người ta cũng tìm thấy những số lượng nhỏ magnetite (quặng sắt từ) trong một số cơ quan nội tạng, có công năng hướng dẫn. Các nhà khoa học cho rằng những cơ quan như vậy giúp vi khuẩn định vị theo hướng từ trường của trái đất, và đó chính là cơ chế đưa loài chim đến đích trong những hành trình thiên di.
Từ lâu nay, những nhà thám hiểm đến vùng cực xa xôi đã báo cáo về khả năng tìm đường về của người bản xứ khi bị lạc trong những vùng đất hoang vu. Đây là điều hết sức kỳ bí với người ngoài cuộc, nhưng những người dân bản xứ này thật ra chỉ là người quan sát sâu sắc thế giới tự nhiên xung quanh họ mà thôi. Nhà thám hiểm nổi tiếng F.Spencer Chapman đã kể lại một câu chuyện minh họa cho luận điểm này. Một hôm nọ, ông đang bơi xuồng kayak dọc theo bờ biển phía đông của
Chẳng bao lâu, Chapman đã tìm ra bí quyết của người Eskimo. Dọc theo bờ biển, có rất nhiều tổ chim sẻ tuyết. Mỗi con chim đực của mỗi tổ đều đứng trên một hòn đá rất dễ nhận ra, dùng bài hát ngọt ngào của mình để xác định lãnh địa. Do mỗi chú chim có một bài hát khác nhau, nên người Eskimo đã học cách nhận ra chủ nhân của từng bài hát, sao cho đến khi họ bắt được những nốt nhạc của chú chim có tổ gần nhà mình ở. Và đó là lúc họ biết là cần phải lái xuồng cập vào bờ