Syria: Thắng lợi lớn cho Tổng thống Assad trước thềm bầu cử
Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Syria vừa rẽ sang một bước ngoặt mới được giới quan sát quốc tế đánh giá là một thắng lợi lớn cho Tổng thống Bashar al-Assad: đánh bật phiến quân đối lập ra khỏi một trong những thành phố quan trọng nhất đối với họ. Chiến thắng này khẳng định thất bại của Mỹ trong chính sách đối với Syria.
Theo truyền thông Nhà nước Syria, sau nhiều tháng bị bao vây kẹt cứng ở khu phố cổ của thành phố Homs, phiến quân đối lập FSA tại thành phố này gồm khoảng 1.000 người đã lên tiếng yêu cầu đàm phán để rút lui.
Ngày 3/5 vừa qua, một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 24 giờ đã được ký kết, theo đó, các bên tham chiến ở Syria tạm ngưng tiếng súng để gần 1.000 tay súng FSA và hàng trăm dân thường sơ tán khỏi khu phố cổ bị bom đạn tàn phá của Homs, đồng thời công tác cứu trợ được triển khai đến những khu vực tập trung người tị nạn do nội chiến. Ngừng bắn bắt đầu vào ngày 7/5.
Tuy nhiên, cuộc sơ tán đã phải hoãn lại giữa chừng do phiến quân ở thành phố Aleppo thực hiện một vụ đánh bom ở khách sạn Carlton, nơi quân đội chính phủ Syria sử dụng làm căn cứ. Đến ngày 9/5, toán phiến quân cuối cùng đã rời khỏi Homs.
Truyền hình Quốc gia Syria cho biết, phiến quân Homs gần như kiệt sức do thiếu ăn nhiều tháng qua, đã không thể tự di chuyển đến các thị trấn do phiến quân kiểm soát ở miền Bắc mà phải nhờ xe buýt cứu trợ đưa đi.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp lãnh đạo đối lập Syria Ahmad al-Jarba tại Washington. |
Việc phiến quân rút khỏi Homs, chấp nhận từ bỏ "thánh địa" của cuộc nổi dậy, đồng nghĩa với việc quân đội của Tổng thống Assad hoàn toàn làm chủ thành phố này. Homs là thành phố lớn thứ ba ở Syria, và là nơi đầu tiên khởi phát các cuộc biểu tình nổi dậy chống Tổng thống Assad cách đây hơn 3 năm.
Trong suốt thời gian diễn ra nội chiến, Homs cũng được xem là sào huyệt vững chắc, cứ địa quan trọng của phiến quân. Vì thế, sự thất thủ của Homs đã khiến giới chức nước ngoài (chủ yếu là các quốc gia ủng hộ phiến quân chống Chính phủ Syria) đặt câu hỏi liệu phiến quân đối lập ở Syria có thể cầm cự được bao lâu nữa tại các thành phố và khu vực khác mà phiến quân đang kiểm soát?
Chiến thắng cho ông Assad tại thành phố Homs có phần quan trọng từ việc phiến quân đối lập ngày càng suy yếu, rệu rã, nội bộ lủng củng, tự rối loạn, các nhóm, phe phái hỗn tạp quay mũi súng xung đột lẫn nhau, đặc biệt là cuộc xung đột dai dẳng giữa phiến quân FSA với các nhóm Hồi giáo cực đoan và giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan với nhau.
Từ nhiều tháng qua, phiến quân FSA liên tiếp bị các nhóm Hồi giáo cực đoan, thánh chiến uy hiếp, áp đảo, lâm vào cảnh "kẹp thịt" - vừa chống các cuộc càn quét của quân đội chính phủ, vừa chống Hồi giáo thánh chiến.
Phiến quân và dân thường sơ tán khỏi thành phố Homs. |
Mới đây nhất, xung đột đã xảy ra ở tỉnh Deir al-Zor, miền Đông Syria, giữa phái Hồi giáo Mặt trận al-Nusra (có liên hệ với Al-Qaeda) cùng các nhóm Hồi giáo ôn hòa khác ở Syria chống lại thành phần Hồi giáo cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đến từ Iraq. Các cuộc giao tranh quyết liệt giữa các nhóm Hồi giáo này đã khiến cho hàng chục ngàn dân thường phải bỏ chạy khỏi các thị trấn Busayra, Abriha and Al-Zir, biến những nơi này thành những "thị trấn ma" không có người ở.
Về mặt quân sự, việc thu hồi lại thành phố Homs rất có ý nghĩa vì nó củng cố phạm vi kiểm soát của Chính phủ Syria đối với vùng lãnh thổ miền Trung Syria, tạo cầu nối liền mạch giữa Damascus với các thành phố cứ địa của chính phủ ở dọc duyên hải miền Trung. Đồng thời, Homs cũng là bàn đạp quan trọng để quân đội của Tổng thống Assad thẳng tiến lên phương Bắc và sang phía đông để thu hồi lại những địa bàn, thành phố, thị trấn còn đang bị phiến quân chiếm giữ.
Về mặt chính trị, chiến thắng ở thành phố Homs khẳng định một sự thật là Mỹ và các đồng minh không thể lật đổ Tổng thống Assad bằng cách hậu thuẫn cho phiến quân nổi loạn chống chính phủ. Phát biểu tại một cuộc họp với các lãnh đạo phe đối lập Syria tại Washington (ngày 8/5), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn tiếc rẻ cho rằng, Mỹ và cộng đồng thế giới đã "lãng phí thời gian một năm vì không phối hợp chặt chẽ để lật đổ ông Assad".
Bộ dạng thảm não của một phiến quân FSA ở Homs. |
Điều mà ông Kerry không muốn đề cập chính là, như ý kiến Amir Mohebbian, cố vấn của Tổng thống Assad, những thắng lợi liên tiếp gần đây của ông Assad trên khắp các mặt trận cho thấy một điều rằng, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã hoàn toàn thất bại trong việc can thiệp vào Syria.
Mỹ không hiểu Syria và cũng không có kế hoạch cụ thể nào cho Syria, không thể đưa ra lựa chọn khả dĩ nào để có thể thay thế ông Assad đảm bảo sự ổn định cho Syria. Do vậy, khi can thiệp vào tình hình Syria theo cách thô bạo quen thuộc như đã từng làm với Iraq, Afghanistan, Libya, Mỹ và các đồng minh đã tạo nên một cuộc nội chiến hỗn loạn, khiến cho tình hình khu vực Trung Đông càng bất ổn thêm.
Đối với cá nhân Tổng thống Assad, thắng lợi tại thành phố Homs ngay trước thềm bầu cử tổng thống đã củng cố thêm niềm tin của người dân Syria vào sự lãnh đạo của ông, điều đó cho thấy ông Assad chắc chắn sẽ được người dân Syria bầu lại làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Truyền hình CNN ngày 12/5 đã đưa hình ảnh ông Assad tràn ngập các đường phố ở Syria; rất nhiều người dân ở Damascus khi được hỏi đều trả lời rằng họ muốn ông Assad tiếp tục làm lãnh đạo đất nước.
Mặc dù phiến quân đang thất bại về mặt quân sự lẫn chính trị, chính quyền Mỹ vẫn cố vớt vát hy vọng bằng hành động trái ngược với thông lệ ngoại giao quốc tế là đơn phương trục xuất phái đoàn ngoại giao Syria ra khỏi Đại sứ quán Syria tại Washington, và ngay sau đó lập ra cái gọi là văn phòng đại diện của phe đối lập Syria tại Washington làm "đại diện chính thức" cho Syria. Động thái này không những không giúp ích được gì cho phiến quân đối lập ở Syria mà còn tạo ra một tiền lệ nguy hiểm