Trào lưu bao bọc người tị nạn trong giới chính khách cao cấp châu Âu
- Cẩm nang cho người di cư
- EU dành 1 tỷ USD viện trợ cho người di cư
- Hé lộ đường dây buôn bán giấy tờ Syria giả cho người di cư đến châu Âu
- Sốc với hình ảnh những người di cư trên đường tới "miền đất hứa"
- Châu Âu trước vấn đề người di cư: Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
- Làn sóng di cư chưa từng có ở châu Âu
- Vòng luẩn quẩn cuộc khủng hoảng di cư châu Âu
Đi tiên phong trong trào lưu này là Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila. Ngay sau cuộc họp Thượng đỉnh của Liên minh châu Âu về phân bổ hạn ngạch người di cư, người đứng đầu Chính phủ Phần Lan đã tiếp xúc với báo giới, công bố quyết định nhường ngôi nhà của gia đình mình ở thành phố Kempele cho người tị nạn Syria.
"Bạn phải nhìn vào gương và tự cật vấn lương tâm, rằng làm sao để có thể giúp đỡ những nạn nhân đang trốn chạy khỏi cuộc nội chiến tàn khốc..." - Thủ tướng Sipila lý giải; đồng thời cho biết theo dự kiến sẽ có từ 25.000 đến 30.000 người di cư đổ tới Phần Lan, trong khi các trung tâm tiếp nhận không đủ sức chứa lượng người khổng lồ đó, do vậy cơ quan chức năng đã phát động chiến dịch kêu gọi người dân trong nước mở cửa rộng lòng với người tị nạn.
Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila loan báo quyết định nhường nơi ở cho người tị nạn. |
Một trường hợp tiêu biểu khác của trào lưu bảo trợ người tị nạn là Thủ tướng Scotland, bà Nicola Sturgeon. Phát biểu trên diễn đàn cuộc hội thảo chuyên đề "Stronger for Scotland" (Để Scotland cường thịnh hơn), được tổ chức tại thủ phủ Edinburgh vào trung tuần tháng 9 vừa qua, Bà Sturgeon đã thổ lộ: "Tôi rất đỗi hạnh phúc nếu được giúp đỡ người tị nạn chiến tranh, sẵn sàng đón tiếp để họ có thể tá túc trong nhà mình".
Noi gương người đứng đầu chính phủ, hơn 2.000 gia đình Scotland trên khắp đất nước đã đăng ký vào bản danh sách lưu trú, tình nguyện cho người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi đến tạm cư.
Còn ông Martin Patzelt, cựu Thị trưởng thành phố Frankfurt, cũng là nghị sĩ thuộc đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU) do Thủ tướng Angela Merkel làm thủ lĩnh, vốn là một trong những chính khách châu Âu cao cấp đầu tiên biến lời nói thành hành động trong việc tương trợ người tị nạn.
Thủ tướng Scotland N. Sturgeon sẵn lòng mở cửa nhà mình đón người di cư. |
Ngay từ đầu tháng 8/2014, khi phát hiện 2 chàng trai người Eritrea di cư là Avet, 24 tuổi và Haben, 19 tuổi, đang tá túc trong ngôi nhà thờ địa phương, ông đã mời họ về nhà mình chung sống cùng 5 người con ruột. Tiếp đến, cựu Thị trưởng đã tự bỏ tiền túi ra để giúp 2 người ngoại quốc theo học một khóa tiếng Đức, tạo điều kiện giúp họ dễ bề hòa nhập vào cuộc sống mới.
Trong thời gian trước đó, gia đình Thị trưởng Patzelt từng cưu mang người di cư đến từ Kazakhstan, Ghana và Nigeria. Hành động hào hiệp của ông khiến người dân địa phương dồn phiếu bầu để ông Patzelt tái đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Cựu Thị trưởng M. Patzelt (giữa) thường đi dã ngoại cùng 2 công dân Eritrea tị nạn ngụ cùng nhà. |
Bản thân cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1983 cũng bày tỏ ý nguyện muốn bảo trợ người tị nạn đang tràn vào châu Âu. "Tôi đã bàn và nhất trí với vợ, bà Danuta, rằng ngoài 8 đứa con, trong nhà chúng tôi vẫn còn chỗ ở tạm cho người di cư. Thậm chí vợ chồng tôi sẵn lòng nấu ăn thết đãi họ", ông Walesa cho báo giới biết.
Trường hợp của cựu Thủ tướng Hungary Ferenc Gyurcsany được liệt vào dạng "khó tin mà thật", tương phản với xu thế bài xích người di cư trong chính giới nước này. Trung bình thường xuyên có đến 10 gia đình người Syria tá túc trong nhà ông Gyurcsany, được cung cấp thực phẩm miễn phí và cả trợ giúp y tế nếu cần, giúp họ phục hồi sức khỏe tiếp tục hành trình đến nước khác như dự định ban đầu.
Cựu Thủ tướng Hungary F. Gyurcsany (bìa trái) và vợ chụp ảnh lưu niệm cùng một gia đình người Syria di cư. |
"Tôi chỉ là một cá nhân bình thường không có gì đặc biệt - cựu Thủ tướng Gyurcsany giãi bày - Tôi cư xử đơn giản theo cách của con người với đồng loại lúc gặp khốn khó mà thôi".