Trọng tài AFC tiếp tục khẳng định Hoàng Vũ Samson "bạo lực"

Thứ Bảy, 04/02/2017, 10:09
Ông Shifal Abdul, người từng điều khiển nhiều trận đấu quan trọng giữa các CLB và các đội tuyển quốc gia châu Á khẳng định trọng tài điều khiển trận đấu phải xử lý mạnh tay bằng việc cho cả 2 cầu thủ Hà Nội (Hoàng Vũ Samson và Văn Kiên- PV) thẻ đỏ.


Như đã phản ánh, ngay sau khi Ban trọng tài Quốc gia kiểm tra và khẳng định Hoàng Vũ Samson (CLB Hà Nội) không bạo lực, không đáng bị phạt nguội, chúng tôi đã đưa clip pha va chạm của cầu thủ này với cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 3 V.League 2017 tới các trọng tài cỡ AFC. Và sau khi nhận được phản hồi từ hai trọng tài AFC người Hàn Quốc, Malaysia chúng tôi tiếp tục nhận được một phản hồi với những phân tích chi tiết hơn, từ một trọng tài AFC khác, người Maldives.

Ông tên là Shifal Abdul, người từng điều khiển nhiều trận đấu quan trọng giữa các CLB và các đội tuyển quốc gia châu Á. Sau khi xem xong tình huống, vị trọng tài này phân tích rằng cả hai cầu thủ của CLB Hà Nội (Hoàng Vũ Samson và Văn Kiên- PV) đều không phải đang tranh bóng, vì khi đó "gầm giầy đinh đạp cao hơn đầu gối đối thủ". Từ đó ông khẳng định trọng tài điều khiển trận đấu phải xử lý mạnh tay bằng việc cho cả 2 cầu thủ Hà Nội thẻ đỏ.

Trọng tài AFC khẳng định 2 cầu thủ CLB Hà Nội lẽ ra phải nhận thẻ đỏ.
Sau đó, vị trọng tài AFC còn hỏi ngược lại chúng tôi: "Rốt cuộc giám sát trận đấu và giám sát trọng tài đã nói gì về tình huống này?". Trước đó, trọng tài Kim Hee Gon (Hàn Quốc) và Nasaruddin (Malaysia) cũng có kết luận tương tự, rằng trong tình huống này, không riêng gì Hoàng Vũ Samson, cầu thủ Văn Kiên cũng đáng phải nhận thẻ đỏ. Câu hỏi đặt ra: Tại sao trong khi 3 trọng tài hàng đầu AFC có cùng chung quan điểm, và đấy cũng là quan điểm của đông đảo các chuyên gia bóng đá Việt Nam thì riêng Ban Trọng tài Việt Nam lại khẳng định điều ngược lại?

Phải chăng luật lệ mà các trọng tài AFC áp dụng khác hẳn luật lệ của Ban Trọng tài Việt Nam? Hay trình độ của các trọng tài AFC không đủ giỏi để phân tích chính xác một tình huống, giống như các thành viên trong Ban trọng tài Việt Nam? Trong trường hợp cả hai giả thiết này sai (mà phần nhiều là sai, vì thật khó tin là trình độ các trọng tài AFC lại thua trình độ trọng tài Việt Nam) thì chỉ còn một khả năng thứ ba: việc mổ băng, kết luận tình huống có những góc khuất nào chăng?

Sau khi tìm hiểu ngọn ngành cuộc mổ băng này chúng tôi thấy có một sự thực rất lạ khi người đại diện Ban Trọng tài tham gia cuộc mổ xẻ này là ông Phó ban Dương Văn Hiền trong khi cũng chính ông Hiền làm giám sát trọng tài trận đấu. Về lý, trong tư cách của một giám sát trọng tài, ông Dương Văn Hiền có quyền tham gia cuộc mổ băng, nhưng để khách quan người ta cần thêm ý kiến của các trọng tài khác, chứ không thể "khoán trắng" phần việc này cho ông Hiền, để biến ông thành một người vừa đá bóng, vừa thổi còi như vậy được.

Trọng tài Shifal Abdul - Maldives (phải).

Nhân tiện nói về chuyện làm giám sát trọng tài của ông Dương Văn Hiền, không thể không nhắc lại một sự cố lớn mà ông Hiền từng tạo ra trong trận tranh hạng Ba, giải U.21 quốc tế Thanh Niên năm 2015, giữa U.21 Singapore và U.21 Báo Thanh Niên Việt Nam. 

Hôm đó, hết 90 phút, trọng tài cho trận đấu kết thúc để chuẩn bị đá Penalty, nhưng đội Singapore còn một quyền thay người, và đấu tranh mạnh mẽ với trọng tài thứ 4 cùng trọng tài chính để được thực hiện nốt quyền thay người này. Không hiểu sao, ông trọng tài chính người Brunei lại gật đầu đồng ý với ban huấn luyện Singapore - điều mà ai cũng biết là luật không cho phép, tạo ra một sự cố không đáng có.

Sau sự cố, một lãnh đạo ban trọng tài cật vấn ông Dương Văn Hiền - người làm giám sát trọng tài trận đấu đó thì ông Hiền trả lời rằng tình huống đó mình không nắm rõ vì đang bận... đi vệ sinh. Một trọng tài (đề nghị giấu tên) nói với chúng tôi: "Nói như thế là rất thiếu trách nhiệm. Chẳng nhẽ khi đang điều khiển trận đấu, trọng tài chính cũng có thể bỏ trận đấu để... đi vệ sinh được ư? Còn nếu thấy sức khoẻ của mình không tốt, không thể theo dõi, quán xuyến trận đấu từ khi bắt đầu tới khi chính kết thúc thì ngay từ đầu phải xin nghỉ chứ!".

Thật ra, trong quá trình làm việc ai cũng sẽ có những lúc gặp phải tắc trách này nọ, nên kể lại câu chuyện này không phải để bôi xấu giám sát Dương Văn Hiền. Điều đáng nói ở đây là, trong vụ mổ xẻ tình huống va chạm của Hoàng Vũ Samson, tại sao Ban trọng tài và Ban tổ chức giải không mời thêm các trọng tài uy tín khác, mà lại "khoán" hết cho một giám sát trọng tài từng có lúc bị chính các đồng nghiệp nhận xét là "làm việc thiếu trách nhiệm"? 

Đấy là còn chưa nói, trong tư cách của một giám sát trọng tài ông Hiền chỉ có thể kết luận những vấn đề liên quan đến trọng tài, chứ sao có thể thay mặt giám sát trận đấu để kết luận những vấn đề chuyên môn trận đấu?

Rõ ràng, cái cách mà cá nhân ông Dương Văn Hiền cũng như Ban Trọng tài vào cuộc trong câu chuyện này là rất sai nguyên tắc. Phải chăng, từ cái sai ấy mà chúng ta mới phải chứng kiến một kết luận chuyên môn kỳ quặc, khác hẳn những kết luận của các trọng tài uy tín AFC (Liên đoàn bóng đá châu Á)? Đến nước này, VPF, VFF nhất định phải xem lại kết luận của Ban Trọng tài để không tự biến V.League thành một ốc đảo trong một cuộc chơi chung.

"Phải nhờ đến AFC thì xấu mặt lắm rồi..."

Đó là chia sẻ của chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế - một trong những người bày tỏ sự phẫn nộ tột bậc với quyết định của Ban trọng tài và Ban tổ chức giải liên quan đến tình huống va chạm của Hoàng Vũ Samson.

Ông Huế phân tích: "Nhìn thấy 2 cầu thủ Hà Nội T&T đạp trúng người Châu Ngọc Quang (Hoàng Anh Gia Lai) bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào, miễn là có nhận thức đều sẽ phản đối, vì đấy là hành động thô bạo. Cứ cho là vì một lý do nào đó mà VFF không thấy, không hiểu, nhưng nếu là những nhà lãnh đạo có tâm và tinh thần cầu thị tại sao họ không hỏi ngay những cánh tay nối dài của mình như Giám đốc ki thuật người Đức Jurgen Gede, HLV thể lực người Đức Martin Forkel, hoặc Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển, HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia Nguyễn Hữu Thắng...? Để những nhà báo thể thao phải lặn lội đi hỏi các trọng tài quốc tế cái luật sơ đẳng này thì VFF chỉ thêm phần xấu mặt".

Ngọc Anh 


"Phải nhờ đến AFC thì xấu mặt lắm rồi..."

Đó là chia sẻ của chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế - một trong những người bày tỏ sự phẫn nộ tột bậc với quyết định của Ban trọng tài và Ban tổ chức giải liên quan đến tình huống va chạm của Hoàng Vũ Samson. 

Ông Huế phân tích: "Nhìn thấy 2 cầu thủ Hà Nội T&T đạp trúng người Châu Ngọc Quang (Hoàng Anh Gia Lai) bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào, miễn là có nhận thức đều sẽ phản đối, vì đấy là hành động thô bạo. Cứ cho là vì một lý do nào đó mà VFF không thấy, không hiểu, nhưng nếu là những nhà lãnh đạo có tâm và tinh thần cầu thị tại sao họ không hỏi ngay những cánh tay nối dài của mình như Giám đốc ki thuật người Đức Jurgen Gede, HLV thể lực người Đức Martin Forkel, hoặc Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển, HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia Nguyễn Hữu Thắng...? Để những nhà báo thể thao phải lặn lội đi hỏi các trọng tài quốc tế cái luật sơ đẳng này thì VFF chỉ thêm phần xấu mặt".

Ngọc Anh

"Phải nhờ đến AFC thì xấu mặt lắm rồi..."

Đó là chia sẻ của chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế - một trong những người bày tỏ sự phẫn nộ tột bậc với quyết định của Ban trọng tài và Ban tổ chức giải liên quan đến tình huống va chạm của Hoàng Vũ Samson. 

Ông Huế phân tích: "Nhìn thấy 2 cầu thủ Hà Nội T&T đạp trúng người Châu Ngọc Quang (Hoàng Anh Gia Lai) bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào, miễn là có nhận thức đều sẽ phản đối, vì đấy là hành động thô bạo. Cứ cho là vì một lý do nào đó mà VFF không thấy, không hiểu, nhưng nếu là những nhà lãnh đạo có tâm và tinh thần cầu thị tại sao họ không hỏi ngay những cánh tay nối dài của mình như Giám đốc ki thuật người Đức Jurgen Gede, HLV thể lực người Đức Martin Forkel, hoặc Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển, HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia Nguyễn Hữu Thắng...? Để những nhà báo thể thao phải lặn lội đi hỏi các trọng tài quốc tế cái luật sơ đẳng này thì VFF chỉ thêm phần xấu mặt".

Ngọc Anh

Phan Đăng
.
.