Ngắm dàn cua thép T-54 của Việt Nam sau khi được "cải lão hoàn đồng"

Thứ Tư, 29/11/2023, 22:09

Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) là một trong nhưng đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được trang bị loại xe tăng T-54B cải tiến. Loại xe tăng có thiết kế từ hơn 70 năm trước đã và vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng Tăng-thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) là một trong nhưng đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được trang bị loại xe tăng T-54B cải tiến. Loại xe tăng vốn ra đời cách đây gần 70 năm trước đã và vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng Tăng-thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Những bản phác thảo đầu tiên của xe tăng T-54 đã ra đời trong giai đoạn cuối của Thế chiến II. Với học thuyết về sử dụng xe tăng của Liên Xô, cũng như các kinh nghiệm quý báu thu được trong Chiến tranh Vệ quốc, xe tăng T-54 được thiết kế để thay thế vai trò của chiếc tăng huyền thoại T-34. Kể từ khi nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo vào năm 1946, T-54 và bản nâng cấp T-55 trở thành loại xe tăng được chế tạo nhiều nhất trong lịch sử với ít nhất 100.000 chiếc đã xuất xưởng.

1.jpg -0
Một chiếc xe tăng T-54B cải tiến của Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) đang hành tiến trên thao trường.

So với các sản phẩm tương tự của Phương Tây, T-54/55 sở hữu một kích thước nhỏ hơn (chỉ 36 tấn so với 50 tấn của M-48) nhưng có độ tin cậy cao, ít phải bảo dưỡng. Đó cũng là một phần nguyên nhân, loại xe tăng này góp mặt trong rất nhiều cuộc chiến  suốt hàng chục năm sau khi ra đời. Ngay cả trong thế kỷ 21, T-54/55 vẫn in dấu xích tại rất nhiều chiến trường. Nhờ khả năng hoạt đồng bền bỉ dạng "nồi đồng cối đá" của loại xe tăng này khiến giới chuyên gia quân sự thế giới đã đặt cho biệt danh cho T-54/55 là “Xe tăng AK-47”.

2.jpg -0
Lữ đoàn Xe tăng 409 (Quân khu 1) là một trong những đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trang bị loại xe tăng T-54B cải tiến.

T-54/55 cũng là loại xe tăng phổ biến nhất trong lực lượng Tăng thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dưới sự điều khiển của các kíp lái Việt Nam, những "con cua thép" này đã tạo ra nhiều chiến công gắn liền với những trang sử hào hùng của đất nước trong thế kỷ 20. Đơn cử như chiếc T-54B mang số hiệu 843 (được công nhận là bảo vật quốc gia) của trưởng xe Bùi Quang Thuận - người cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975.

4.jpg -0
Ra đời ngay sau Thế chiến II, T-54/55 trở thành loại xe tăng được chế tạo nhiều nhất thế giới với hơn 100.000 chiếc xuất xưởng. Loại xe tăng này cũng đã đồng hành cùng Bộ đội Việt Nam trong hàng chục năm qua. Những con cua thép này đã chứng minh khả năng hoạt động bền bỉ, tin cậy của mình tại Việt Nam kể từ khi được biên chế.
3.jpg -0
Đại uý Nguyễn Đức Tùng, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn Xe tăng 409 đang phổ biến cho chiến sĩ về quy trình điều khiển và thao tác trên xe tăng T-54B cải tiến.

Để giúp những chú “cua thép” này tiếp tục lăn xích trong tương lai, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu phương án cải tiến nâng cấp xe tăng T-54/55 lên các phiên bản lần lượt là T-54M và T-54B cải tiến. So với xe nguyên bản, các bản nâng cấp có hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại hơn do sử dụng công nghệ số. Hệ thống trinh sát và phát hiện mục tiêu hiện đại cũng được tích hợp vào xe giúp tổ lái có khả năng nắm bắt tình huống chiến trường tăng lên rõ rệt. Các thiết bị liên lạc cũng giúp xe sau cải tiến dễ dàng phối hợp chiến đấu với phương tiện khác. Xe cũng được tích hợp lớp giáp phản ứng nổ giúp tăng cường khả năng sống sót trước sự tấn công từ vũ khí chống tăng và xe tăng địch.

10.jpg -0
Dưới sự điều khiển của các kíp lại Việt Nam, cỗ chiến xa từ Liên Xô đã lập vô số chiến công góp công không nhỏ trong các cuộc kháng chiến thống nhất và bảo vệ đất nước.

Vũ khí chính của xe tăng T-54B cải tiến vẫn là khẩu D10T cỡ nòng 100m tuy nhiên cơ số đạn tăng thêm 4 viên, nâng tổng cơ số đạn xe mang theo lên 38 viên. Xe tăng có thể khai hoả với tốc độ tối đa lên tới 7 phát/phút. Ngoài ra các kỹ sư Việt Nam cũng trang bị một lớp cách nhiệt cho khẩu pháo chính nhằm bảo vệ pháo khi bắn liên tục.

5.jpg -0
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ quân sự thế giới, Xe tăng T-54 dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng đã dần trở lên lạc hậu. Để dàn "cua thép" này có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả trong thế kỷ 21, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng cấp loại xe tăng T-54. Trong ảnh, mặt tháp pháo của xe tăng T-54 cải tiến với tấm giáp phản ứng nổ tăng cường.

Vốn có thâm niên công tác 14 năm trong lực lượng Tăng thiết giáp, Đại uý Nguyễn Đức Tùng, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn Xe tăng 409 chia sẻ về quá trình tiếp nhận và làm chủ xe tăng T-54/55 cải tiến từ đầu năm 2022: Ban đầu cán bộ, chiến sĩ cũng gặp những khó khăn nhất định khi làm quen với các thiết bị mới, tuy nhiên với nhiều nỗ lực và quyết tâm sau một thời gian ngắn, đơn vị đã làm chủ loại khí tài này. Đại uý Nguyễn Đức Tùng cho biết, đơn vị đã thực hiện thành công nhiều đợt diễn tập các cấp với xe tăng T-54B cải tiến.

8.jpg -0
Quá trình nâng cấp, xe T-54 cải tiến được trang bị thêm hàng loạt thiết bị mới. Sau nâng cấp, T-54 cải tiến có năng lực chiến đấu vượt trội so với xe nguyên bản.
6.jpg -0
Hệ thống liên lạc của xe và khả năng tương tác giữa các thành viên tổ lái cũng được cải thiện đáng kể.
7.jpg -1
Cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn Xe tăng 409 đã nhanh chóng làm chủ loại khí tài này và tham gia nhiều đợt diễn tập 
9.jpg -0
Xe tăng T-54 sau cải tiến không những có thể tác xạ chính xác hơn với các thiết bị ngắm bắn và chỉ thị mục tiêu mới mà còn mang theo cơ số đạn lớn hơn.
12.jpg -0
Ngoài những chiếc T-54, Lữ đoàn 409 cũng được trang bị loại xe cứu kéo dựa trên khung gầm xe tăng T-54. Loại phương tiện này được xem là thiết bị không thể thiếu của những đơn vị xe tăng thiết giáp.
Nguyễn Bình - Phong Sơn
.
.