Hà Lan: Thiếu phạm nhân, nhà tù phải chuyển đổi công năng
- Phạm nhân nổi loạn, đốt cháy nhà tù khiến nhiều người chết
- Nhà tù tra tấn bí mật trong căn cứ Mỹ ở Cameroon
Lý do của việc đóng cửa nhà tù, theo Dutch News, gồm hai yếu tố: các thẩm phán đang đưa ra các mức án tù ngắn hạn hơn, nghĩa là thời gian các tội phạm ở trong tù không kéo dài. Và các loại tội phạm nghiêm trọng giảm đáng kể. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tội phạm của Hà Lan đã giảm trung bình 0,9%/năm.
Với xu hướng tỉ lệ tội phạm “giảm dần đều” như thế thì trong 5 năm tới, sẽ có 3.000 phòng giam và khoảng 300 điểm giam giữ trẻ vị thành niên ở Hà Lan không có nhu cầu dùng đến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc 1.900 nhân viên trông coi nhà tù sẽ mất việc. Trong số này, khoảng 700 nhân viên “có hy vọng” sẽ được điều động sang làm những công việc “lưu động” khác.
Theo Ard van der Steur, Bộ trưởng Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan, các thẩm phán nước này cũng đã áp mức án có thời hạn tù ngắn hơn, theo đó thời gian ngồi “bóc lịch” trung bình của các tội phạm giảm. Cùng với đó, tỉ lệ các vụ phạm pháp nghiêm trọng cũng giảm.
Sau khi hoàn tất các kế hoạch đóng cửa 19 nhà tù trong năm 2016. Bộ Tư pháp Hà Lan cho biết không có kế hoạch cắt giảm thêm nữa. Tuy nhiên do tình trạng số phòng giam trống quá nhiều đang gây tốn kém ngân sách quốc gia nên việc đóng cửa thêm các nhà tù lại được đưa ra. Để bù đắp sự thâm hụt ngân sách do phải duy trì hoạt động các nhà tù để trống quá nhiều, Chính phủ Hà Lan đã nhận giam giữ thuê tù nhân cho những nước quá đông tội phạm không đủ chỗ chứa.
Tháng 9-2016, 240 tội phạm Na Uy đã được chuyển tới giam giữ tại nhà tù Veenhuizen ở Drenthe của Hà Lan theo một thỏa thuận giữa 2 chính phủ trong thời gian 3 năm.
![]() |
Một cô gái tị nạn đến từ Afghanistan trước cửa phòng mình vốn là phòng giam của nhà tù De Koepel ở Haarlem, Hà Lan. Ảnh: AP. |
Một vài yếu tố khác góp phần gây nên tình trạng này tại Hà Lan. Cụ thể, luật phòng chống ma túy nước này chỉ tập trung vào công tác cai nghiện thay vì trừng phạt con nghiện. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát điện tử đeo ở mắt cá chân của phạm nhân giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập vào xã hội hơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy, hệ thống giám sát đeo ở mắt cá chân phạm nhân giúp giảm một nửa tỷ lệ tái phạm so với hình thức giam giữ truyền thống. Thay vì tống hết những kẻ phạm tội vào tù, họ được trao cơ hội đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Đáng ngạc nhiên, những biện pháp cải thiện trật tự xã hội của Hà Lan đạt hiệu quả đến không ngờ. Tỷ lệ giam giữ đã giảm xuống mức kỷ lục. Dân số Hà Lan hiện nay là 17 triệu người nhưng chỉ có 11.600 người đang bị giam giữ. Tỷ lệ này tương đương chỉ có 69 người bị bắt giam trên 100.000 người. Trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ này là 716 trên 100.000 người, mức gần như cao nhất trên thế giới. Nếu không có một mạng lưới công tác xã hội đủ lớn và sâu rộng, nhiều người sau khi hoàn lương sẽ dễ quay trở lại con đường lầm lỡ do không còn lựa chọn.
Không có phạm nhân, các nhà tù ở Hà Lan buộc phải chuyển đổi công năng. Một nhà tù ở Veenhuizen, tỉnh Drenthe, phía bắc Hà Lan đã được Na Uy, quốc gia láng giềng ở Bắc Âu, thuê lại để giam giữ tù nhân của nước này. Quản ngục của nhà tù Veenhuizen cũng trở thành nhân viên ăn lương của chính quyền Na Uy. Một nhà tù vốn dành cho nữ phạm nhân ở thành phố Zwolle, miền đông bắc Hà Lan, giờ đây là một nhà hàng thu hút rất đông thực khách.
Một trại cải tạo nằm ở ngoại ô Overamstel gần thủ đô Amsterdam, sau khi được nâng cấp thành khu nhà chung cư có sức chứa hàng nghìn hộ gia đình, có giá rao bán lên tới 67 triệu USD. Chính quyền địa phương ở Haarlem, phía tây Hà Lan, đã chi 7 triệu USD để mua đứt một trại giam. Nhà tù này dự kiến mở cửa trở lại vào năm 2019 với chức năng mới là trường đại học.
Còn với nhà tù Boschpoort, ở thành phố Breda phía nam Hà Lan, năm 2016, chính phủ quyết định giao nhà tù này cho một cơ quan đặc biệt để triển khai các dự án xã hội. Tòa nhà 4 tầng rộng hơn 33.000 m2 này hiện là trụ sở và văn phòng làm việc của khoảng 90 công ty, trong đó có 3D Red Panda VR, một công ty công nghệ mới thành lập.
Theo xu hướng “xã hội hóa” như vậy, nhà tù De Koepel ở Haarlem biến thành nơi trú ngụ cho người di cư.