Mỹ: Thử nghiệm vũ khí laser đánh chặn tên lửa đạn đạo
Ngày 31/3, cuộc thử nghiệm đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo mô phỏng bằng chùm tia laser năng lượng cao đã thành công tốt đẹp. Trong quá trình thử nghiệm chùm tia laser phóng ra từ vũ khí laser đặt trên căn cứ không trung (máy bay 747F), lần đầu tiên điều khiển cả 3 hệ thống phát laser riêng biệt đồng thời sản sinh tác dụng lần lượt là hệ thống laser đeo bám và chiếu rọi mục tiêu, hệ thống laser điều chỉnh độ sai lệch tầng khí quyển và thiết bị mô phỏng laser năng lượng cao.
Mục tiêu tên lửa mô phỏng là chiếc máy bay NC-135, trên thân máy bay được sơn quét hình dạng tên lửa mục tiêu điển hình, dùng làm mục tiêu mô phỏng cho đòn đánh chặn bằng vũ khí chùm tia laser. Camera ghi hình lắp đặt trên mục tiêu mô phỏng (máy bay NC-135) cuối cùng chứng thực, cuộc thí nghiệm đánh chặn mô phỏng đã thành công, các thông số tính năng của chùm tia laser tác dụng lên bề mặt mục tiêu phù hợp với yêu cầu đã định trước.
Căn cứ theo công bố chính thức của Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ thì tính tới nay, máy bay YAL-1 (mật danh của chiếc máy bay chở hàng Boeing 747F sau khi đã cải tạo thành máy bay quân sự lắp đặt vũ khí phóng laser) đã hoàn thành bay thử nghiệm 48 lần/ chiếc, và đã tiến hành thí nghiệm phóng laser hơn 200 lần đều thành công.
Hiện nay bắt đầu bước vào giai đoạn chỉnh hợp vũ khí laser căn cứ trên không và hệ thống lắp đặt trên máy bay YAL-1, trong giai đoạn này cần phải giải quyết cả loạt vấn đề kỹ thuật rất phức tạp, đặc biệt là máy bức xạ tia laser hóa học công suất lên tới 1 MW.
Theo tính toán, nhằm sát thương mục tiêu tên lửa đạn đạo hiện đại hóa, thời gian tác dụng tăng cường của pháo laser loại công suất này chí ít phải duy trì được trong 10 giây, thời gian tác dụng tổng cộng khoảng 10 phút. Công suất thiết bị bức xạ cực mạnh cùng loại của Sở Nghiên cứu quang học Samara Nga nghiên cứu chế tạo chỉ có 400 KW, bước sóng 1,315Mkm, thời gian tác dụng tổng cộng là 1 đến 1,5 phút.
Pháo laser căn cứ trên không do Lầu Năm Góc nghiên cứu chế tạo nặng khoảng 100kg, chứa một lượng lớn nhiên liệu hóa học có thành phần độc hại, dùng dung dịch kiềm (alkaline liquoro, hydrogen peroxide (ozogen), chlorine cung cấp năng lượng cho thiết bị laser. Cũng giống như hỏa pháo thông thường, khuyết điểm của loại pháo laser này là tốc độ bắn không lớn (sau khi bắn cần phải làm nguội), cơ số đạn có hạn, sức chở của vật thể mang cũng có hạn. Theo ước tính, trong trạng thái tối ưu, một thiết bị laser đánh chặn trong trạng thái bay trực chiến trên không chỉ 1 lần xuất kích có thể đánh chặn phá hủy 4-6 quả tên lửa đạn đạo.
Muốn cải tạo, lắp ráp một máy bay chiến đấu laser YAL-1 chí ít phải tiêu tốn 1 tỉ USD. Tuy nhiên, kế hoạch lắp đặt 7 máy bay loại này của Lầu Năm Góc còn phụ thuộc việc Quốc hội có cho phép giải ngân hay không, nhưng tình hình hiện tại là không lạc quan cho lắm. Hislop, người phụ trách dự án nghiên cứu chế tạo vũ khí laser căn cứ trên không vừa tiết lộ, các nghị sĩ đảng Dân chủ thuộc phái đa số trong Quốc hội không mặn mà với dự án này.
Trong điều kiện như vậy không thể đảm bảo các thử nghiệm đánh chặn bằng vũ khí laser trên không năm 2009 thành công và tới năm 2011 không thể đưa loại vũ khí đánh chặn tên lửa siêu hạng này vào thường trực chiến đấu