Nga chi 140 tỉ USD để mua vũ khí và lấy vũ khí chiến lược làm trọng điểm

Thứ Bảy, 17/01/2009, 14:00
Tổng chi phí đặt hàng quốc phòng trong 3 năm tới của Nga sẽ vào khoảng 4.000 tỉ rúp (khoảng 140 tỉ USD). Về việc mua trang thiết bị mới, ông Putilin cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2011, quân đội Nga sẽ bảo đảm đưa vào 70 tên lửa đạn đạo chiến lược, 30 tên lửa chiến thuật "Iskander", vài chục tên lửa vận chuyển và vệ tinh...

Cuối năm 2008, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Vladislav Putilin đã công bố với báo giới về con số cụ thể trong kế hoạch đặt hàng quốc phòng: dự toán đặt hàng quân sự quốc gia của Nga năm 2009 sẽ tăng lên 28% trên cơ sở kế hoạch hiện nay (1.300 tỉ rúp), vào năm 2010 sẽ tăng thêm 20%, và đến năm 2011 sẽ tăng thêm 41 tỉ rúp so với năm 2010. Tóm lại tổng chi phí đặt hàng quốc phòng trong 3 năm tới của Nga sẽ vào khoảng 4.000 tỉ rúp (khoảng 140 tỉ USD).

Về việc mua trang thiết bị mới, ông Putilin cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2011, quân đội Nga sẽ bảo đảm đưa vào 70 tên lửa đạn đạo chiến lược, 30 tên lửa chiến thuật "Iskander", vài chục tên lửa vận chuyển và vệ tinh... Trong đó, hỗ trợ và phát triển sức mạnh hạt nhân chiến lược được coi là hạng mục bảo đảm được ưu tiên nhất về ngân sách của quốc gia.  

Đúng như lời ông Putilin đã nhấn mạnh, tên lửa đạn đạo chiến lược sẽ là hạt nhân trọng điểm trong kế hoạch mua trang thiết bị quân sự mới của Nga. Ngày 23/12/2008, Hải quân Nga đã tiến hành bắn thử lần thứ 10 tên lửa đạn đạo loại mới "Bulava-M" ở biển Bạch Hải (biển Trắng), tuy lần thử nghiệm này thất bại nhưng với tư cách là hạng mục phát triển ưu tiên sức mạnh hạt nhân chiến lược của Nga, việc thử nghiệm và đưa vào các trang thiết bị giúp tăng tốc "Bulava-M" và chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên "Yuri Dolgoruky" thuộc chương trình Project Borey đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân đội Nga.

Ngoài ra, có 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân thuộc chương trình Project Borey  cũng đang gấp rút được chế tạo và theo kế hoạch sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 3 năm tới.

Ngoài sức mạnh hạt nhân chiến lược về hải quân, tên lửa đạn đạo "Topol-M" loại hoạt động cơ động trên đất liền,  tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 mang nhiều đầu đạn và tên lửa đạn đạo tuần tra chiến lược X-555 hoạt động trên không cũng là những cơ sở quan trọng trong việc thực hiện chiến lược "tam nhất thể" nhằm hiện đại hóa lực lượng của Nga. Một số tên lửa đạn đạo đã nêu ở trên sẽ được đưa vào trang bị cho các lực lượng sức mạnh của Nga trong vòng 3 năm tới, và con số đó có thể vào khoảng 70 chiếc.   

Về tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật, tên lửa "Iskander" được bố trí ở Kaliningrad đã được Tổng thống Nga đưa vào danh sách các phương thức tấn công quân sự quan trọng nhằm  đáp trả kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu của Mỹ.

Kế hoạch quân sự của Nga sẽ ưu tiên bố trí một lữ đoàn phụ trách tên lửa đạn đạo "Iskander" tại Kaliningrad, ngoài ra còn thành lập thêm 4 lữ đoàn phụ trách tên lửa đạn đạo cùng loại ở các khu vực biên giới khác. Mỗi lữ đoàn phụ trách tên lửa đạn đạo được trang bị ít nhất 30 tên lửa loại này

Trần Huyền Trang (Theo Crionline)
.
.