Phụ nữ Ấn Độ trước nạn hiếp dân tràn lan: Đua nhau học võ
Sarda và Sharma là biểu tượng của phong trào đấu tranh xã hội bùng lên ở New Delhi sau vụ một nữ sinh viên bị hiếp dâm tập thể và đã qua đời. Họ đại diện theo cách riêng của họ, đấu tranh với nạn hiếp dâm và đối xử tàn bạo với phụ nữ. Sarda cho rằng, việc tập luyện là một phản ứng nhanh của họ, còn Sharma cho biết, nó thật sự là cần thiết. Hai cô gái trên là những phụ nữ trẻ điển hình từng bước đưa cuộc sống của họ vào thế giới chuyên nghiệp...
Tự tin hơn khi có võ và…bình xịt hơi cay
Aanchal Sukhija, 19 tuổi, đang theo học ngành truyền thông, đứng đợi một chiếc xe túc túc bên ngoài ga tàu điện ngầm ở Gurgaon, ngoại ô
"Chính phủ tuyên bố các cô gái sẽ được an toàn hơn nếu không đi ra ngoài sau 7 giờ tối, nhưng một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp (đối với tôi) là làm thế nào để bảo vệ mình thậm chí khi trời còn sáng? Gửi một loạt tin nhắn bao gồm tên lái xe, biển số xe tới cha tôi sau khi thuê một chiếc túc túc sẽ mang cho tôi cảm giác an toàn?".
Sweety, 22 tuổi, sinh viên, đã tham gia một lớp học tự vệ ở
Shaswati Roy Chaoudhary, 23 tuổi, làm việc cho một công ty thời trang trực tuyến, trên tay cầm một bình xịt hơi cay. Shaswati cho biết: "Các vụ tấn công phụ nữ liên tiếp trong thời gian gần đây đã khiến tôi sợ hãi và cảnh giác hơn. Để tự bảo vệ mình, tôi mang theo một bình xịt hơi cay. Nếu không có nó, tôi không thấy thoải mái mỗi khi đi ra khỏi nhà".
"Chúng tôi bán được khoảng 5-6 bình xịt hơi cay một ngày và khách hàng chủ yếu là các cô gái từ 18 tới 25 tuổi" - nhân viên bán hàng tại một cửa hàng hóa mỹ phẩm cho biết.
Baishali Chetia, 30 tuổi, một nghệ sĩ tự do, đã tham gia vào lớp học Krav Maga, một kiểu kỹ thuật tự vệ của người
Với Sheetal, 23 tuổi, làm việc tại một tổng đài điện thoại đêm, cho biết, cô luôn mang theo một con dao nhỏ để bảo vệ mình. "Cần phải thay đổi một số thứ, không phải là giờ làm việc hay trang phục của tôi mà là tâm tính của những người đàn ông trong thành phố này" - Sheetal nói.
Tham gia một lớp học võ ở Gurgao, ngoại ô New Delhi cho thấy, các nữ học viên cũng luyện tập chăm chỉ như nhiều học viên nam khác. Tất cả họ chân đi đất, hai tay đấm mạnh vào những túi da để luyện sức mạnh của tay, sau đó hít thở sâu, đấm nhau trực diện một đối một trong cái nắng gắt gao. Pallevi Sarda và Shruti Sharma đều 20 tuổi, họ cảm thấy tham gia câu lạc bộ như là việc làm để bảo vệ mình".
Tôi tham gia học bắn súng xem nó ra sao, nhiều phụ nữ trẻ cảm thấy thật mới mẻ khi tập luyện trong chiếc quần jean, áo thun, khăn choàng. Bên cạnh họ là những lời chỉ dẫn khi nào cần có những giải pháp đấu tranh, cần ra tay...
Nữ sinh viên tham gia một lớp học tự vệ. |
Sarda và Sharma là biểu tượng của phong trào đấu tranh xã hội bùng lên ở
Làm việc ở Gurgaon, một khu thương mại xa trung tâm thành phố, có nghĩa là, họ phải đi làm xa hàng ngày. Và sau khi kết thúc công việc khá muộn, họ lại phải tham gia vào các phương tiện giao thông công cộng. Đó là xe buýt hoặc tàu điện ngầm. Khi họ kết thúc công việc đã 20 giờ 30 phút, về tới nhà cũng 21-22 giờ, đó là quãng thời gian nguy hiểm đối với họ. Sarda và Sharina cũng đã từng bị quấy rối tình dục, nhưng ít khi dám phản ứng lại, vì dẫu sao phản ứng cũng lại là nguy hiểm.
Luôn phải sống trong tình trạng bị cưỡng bức như nhiều cô gái trẻ khác, Sarda và Sharma quyết định đi học cách bảo vệ mình. Và rồi cả hai tham gia câu lạc bộ ở Gurgaon. Trong vòng một năm, số lượng các thành viên nữ trong câu lạc bộ đã tăng từ 20 lên 50 người. Vì họ hiểu rằng, các cuộc biểu tình, những người dân tuần hành trên đường phố hay những tin tức rao giảng và cả lời hứa của những chính trị gia thì cũng không mang lại sự an toàn cho phụ nữ.
"Tôi không nghĩ đàn ông Ấn Độ có những hành vi thay đổi với phụ nữ sau tất cả những việc làm trên, những vụ hiếp dâm mới vẫn xuất hiện thường xuyên, đàn ông không thay đổi thì phụ nữ phải thay đổi, đó là nguyên nhân tại sao chúng tôi có mặt ở đây"- Sarda chia sẻ. Để tạo ra sự thay đổi cần cuộc đấu tranh lâu dài, vì xã hội Ấn Độ được thống trị bởi đàn ông".
Phụ nữ tham gia các lớp học võ ngày càng đông. |
Cấp dao cho phụ nữ chống hiếp dâm
Tòa án đầu tiên ở Ấn Độ chuyên xử tội phạm chống lại phụ nữ đã được mở tại bang Tây Bengal. Theo BBC, tòa án do hai nữ thẩm phán đứng đầu. Toàn bộ nhân viên tòa án cũng như luật sư đều là phụ nữ.
Một thẩm phán cấp cao nói, tòa án cho phụ nữ sẽ đảm bảo "xử lý nhanh chóng các vụ án" liên quan đến phụ nữ, chẳng hạn các vụ hiếp dâm hoặc lạm dụng tình dục.
"Khi có mặt đàn ông tại tòa, các nạn nhân nữ không thể kể ra và cung cấp thông tin chi tiết những hành động tàn bạo đối với họ. Họ cảm thấy xấu hổ. Tại tòa án phụ nữ, nạn nhân sẽ cảm nhận được bầu không khí thân thiện khi chỉ có phụ nữ với nhau", Joydeep Mukherjee - Tổng Thư ký Diễn đàn trợ giúp pháp lý toàn Ấn Độ - cho biết.
Đảng Shiv Sena cánh tả - một chính đảng của Ấn Độ bắt đầu cung cấp hàng nghìn con dao cho phụ nữ ở bang thuộc miền Tây để giúp họ tự vệ trước những hành vi xâm hại tình dục đang ngày một gia tăng ở nước này. Theo đó, những người phụ nữ tại Mumbai được phép mang theo người con dao dài 7cm. Đảng này dự định phát hết 21.000 con dao trên khắp bang Maharashtra. Ngoài dao, mới đây, nhiều phụ nữ đã tạo ra những bộ áo bảo vệ ngực để ngăn chặn những “yêu râu xanh” sàm sỡ