Rita Borsellino theo gương anh trai tiếp tục cuộc chiến chống Mafia

Thứ Ba, 13/05/2008, 13:00
Rita Borsellino, em gái của Paolo Borsellino Paolo(Paolo - vị thẩm phán tiên phong trong công cuộc chống mafia đảo Sicily, là một phụ nữ, có đôi mắt xanh và sáng, và bản tính khá trầm tĩnh đã quyết định noi gương anh, tiếp tục cuộc chiến với Cosa Nostra, và dần trở thành một chính trị gia đầy bản lĩnh.

Phố phường thủ đô Palermo của bán đảo Sicily (Italia) sẽ không để cho bạn quên những dấu ấn hận thù với bọn mafia. Hệ thống đại lộ, đường phố và khu dân cư của đô thị này liên tục được đặt lại tên hoặc biến đổi thành các điểm tưởng niệm kín đáo mỗi khi các nạn nhân bị chúng giết. Một cây ôliu được trồng bên ngoài dãy số 19, Via d'Amelio, với  những căn hộ màu trắng trong khu dân cư.

Chính nơi đây, Paolo Borsellino, vị thẩm phán tiên phong trong công cuộc chống mafia đảo Sicily (còn gọi là Cosa Nostra), bị giết chết ngày 19/7/1992. Một chiếc xe chứa đầy bom phát nổ vào sáng một ngày chủ nhật, làm vỡ tung gần như tất cả cửa sổ dãy căn hộ, nhiều bức tường sụp đổ, thậm chí nhiều căn nhà bị bốc cháy. Rita Borsellino, em gái của Paolo, là một phụ nữ, có đôi mắt xanh và sáng, và bản tính khá trầm tĩnh đã quyết định noi gương anh, tiếp tục cuộc chiến với Cosa Nostra, và dần trở thành một chính trị gia đầy bản lĩnh.

Người anh trai dũng cảm

Anh trai của bà Rita từng cùng với thẩm phán Giovanni Falcone tiên phong trong công cuộc chống mafia. Họ tìm hiểu kỹ lưỡng từng hoạt động và lật tẩy cách bố trí bọn tay chân nội bộ tổ chức này như thế nào.

Paolo Borsellino hoàn toàn biết rõ những nguy cơ đang đe dọa ông và chấp nhận đối đầu với sự trả thù của Cosa Nostra trong trường hợp xấu nhất. Ông luôn nói về điều này, như thể ông muốn gia đình ông chấp nhận nếu ông phải sớm ra đi trong cuộc chiến chống mafia.

Ông thường nói: “Khi chúng giết tôi” chứ không sử dụng câu: “Nếu chúng giết tôi”, bởi vì ông biết sự việc trước sau cũng tới, nằm mơ cũng thấy bom nổ gần bên. Ông nói ông “phải làm cho thật nhanh, vì tôi e rằng không còn đủ thời gian để mà làm”.

Trên những cành cây ôliu có treo vài sợi ruy băng và nhiều mẩu vải màu sống động, hoa nhựa và một vật thể bằng nhựa trên có ghi “Không phải người Sicily nào cũng là mafia”. Quay đầu nhìn lại, bạn có thể nhìn rõ cảnh quan của ngọn đồi Monte Pellegrino. Chính từ một căn nhà màu hồng trên một bên sườn đồi này, Cosa Nostra nằm chờ Paolo Borsellino, khi ông đến đưa mẹ ông đi bác sĩ.

Vụ giết ông, xảy ra không lâu sau vụ giết thẩm phán Falcone vào cuối tháng 5/1992, trên đường từ đô thị đến sân bay hiện giờ đặt tên ông, là sự kiện gây choáng đối với công chúng và họ căm thù Cosa Nostra, muốn mọi chuyện thực sự phải thay đổi. Bà Rita nói: “Như thể là đến khoảnh khắc đó đột nhiên mọi người chợt nhận ra hiểm họa thật sự của bọn Cosa Nostra”.

Biến tướng tinh vi của Mafia

Tổ chức mafia Cosa Nostra biết tự thay đổi, những chiếc vòi bạch tuộc của chúng vươn dài đến tận những nấc thang quyền lực cao nhất, không chỉ nội đảo Sicily mà cả bên ngoài. Theo dòng thời gian, mafia học cách liên tục tự biến đổi bề ngoài của nó như con tắc kè vậy.

Mafia của ngày nay thâm nhập sâu vào những lĩnh vực kinh tế và chính trị, và ngày càng khó nhận ra do mức độ tinh vi của chúng. Mafia rất cần những quan hệ này trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị, bởi chúng không muốn mãi mãi là những hình nộm biết đi. Dễ thấy là càng ngày chúng càng có sức mạnh vĩ đại hơn, bởi lẽ chúng luôn tìm kiếm và chắc chắn thấy được sự hỗ trợ về chính trị những khi chúng cần đến, bà Rita Borsellino nhận định.

Bà cho biết việc từ nhiệm của ông Salvatore Cuffaro - người đứng đầu đảo Sicily hồi tháng giêng năm nay, cũng là người nhận bản án 5 năm tù trong một phiên tòa có liên quan đến mafia, là một minh chứng cho sự biến tướng nói trên. Rita Borsellino thua trong cuộc đua cùng với ông Cuffaro vào năm 1996.

Hiện tiếp tục chạy đua vào chức Thượng nghị sĩ quốc gia đại diện cho đảng UDC của ông, Salvatore Cuffaro luôn khẳng định rằng ông vô tội và đang kháng án. Ông nhấn mạnh một điểm là không chính thức bị buộc từ nhiệm, mà chỉ làm điều đó vì vấn đề tự trọng mà thôi.

Chính trị gia Raffaele Lombardo, người hiện được Thủ tướng mới đắc cử Silvio Berlusconi ủng hộ và có khả năng giữ chức thị trưởng toàn khu Sicily, cho biết: “Giới chính trị gia trong sạch phải biết “giữ mình” tuyệt đối, và làm gương cho công dân của mình”.

Trong chiến dịch tranh cử thủ tướng Italia vừa qua, các nhà chính trị cả hai phe trung hữu và trung tả tranh luận sôi nổi về ước nguyện của họ: Quét sạch mọi ảnh hưởng của mafia ra khỏi Sicily và phần còn lại của miền Nam Italia.

Phải đối đầu với Mafia

Nhưng bà Rita Borsellino khẳng định rằng, ước nguyện đó thường khó thực hiện. Bà nhận xét: “Mafia thường được định nghĩa như một tổ chức chống nhà nước và sống ký sinh vào xã hội. Chúng hút đi một phần nhựa sống của người dân và khống chế họ.

Trong khi đó, cuộc chiến chống mafia lại thiếu tính liên tục và sự kiên định trong lập trường chính trị. Đôi khi chống mafia được xem là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách, nhưng đa phần thời gian bị lãng quên hoàn toàn! Muốn có thay đổi thật sự phải đi từ gốc rễ.

Xã hội dân sự phải biết đối đầu với mafia từng ngày một và bắt đầu tiêu diệt chúng như diệt tế bào ung thư vậy. Rất tiếc, giới chính trị làm ngược lại, thường sống chung với mafia, thậm chí họ còn làm ăn chung với mafia nữa đấy”

Lệ Đào
.
.