Tàu ngầm hạt nhân bắn chìm tuần dương hạm Argentina năm 1982
Trong tác chiến, chiếc tàu ngầm hạt nhân của quân Anh lần đầu tiên bắn chìm chiếc tuần dương hạm cỡ lớn của quân đội
Bà Thatcher: lệnh cho “kẻ chinh phục” công kích “Tướng Belglano
Sau khi quân đội Argentina chiếm được đảo Malvinas, Chính phủ Anh của “Bà đầm thép” Margaret Thatcher nhanh chóng đưa ra quyết định, thành lập một hạm đội hỗn hợp đặc nhiệm gồm 100 chiến hạm các loại, bao gồm cả chiếc tàu ngầm hạt nhân “Kẻ chinh phục” (Conquer) và 2 chiếc tàu sân bay đang hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương, tiến xuống phía nam để chiếm lại đảo Malvinas. Ngày 12/4, Chính phủ Anh chính thức tuyên bố thực hiện lệnh phong tỏa cả mặt biển và trên không đối với đảo Malvinas.
Ngày 24/4, chiếc tàu ngầm hạt nhân “Kẻ chinh phục” đã tới được hải vực chung quanh đảo Malvinas và bắt đầu công việc sục sạo tìm dấu vết chiến hạm
Hải quân Argentina chỉ có khoảng 33 chiến hạm, chiến hạm chủ yếu trong hạm đội có tàu sân bay hạng nhẹ 15.000 tấn mang tên “Ngày 25 tháng 5” và chiếc tuần dương hạm hạng nhẹ mang tên “Tướng Belglano”.
Vào ngày 29/4, “Tướng Belglano” của Hải quân
Ngày1/5, chiếc “Kẻ chinh phục” trồi lên mặt nước, sử dụng kính tiềm vọng (periscope) sục sạo khắp hải vực chung quanh, nhưng tịnh không phát hiện ra được bất kỳ chiếc chiến hạm lớn nhỏ nào của
Không lâu sau, “Kẻ chinh phục” phát hiện ra 2 chiếc tàu khu trục hộ tống tuần dương hạm “Tướng Belglano” và vì vậy mà nó nhanh chóng lần ra được mục tiêu chính. Nhưng chiếc “Tướng Belglano” lại không nằm trong tuyến phong tỏa 200 hải lý chung quanh đảo Malvinas.
Vả lại từ những năm đầu thập niên 50 thế kỷ trước ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân (Nuclear-powered submorine) đầu tiên trên thế giới tới nay, tuy nó được đánh giá là phương tiện chiến tranh có uy lực nhất dưới nước, nhưng chưa từng tấn công một chiến hạm nào kể cả nổi lẫn chìm.
Thuyền trưởng “Kẻ chinh phục” Brown không dám tự quyết định, một mặt lệnh cho quan trắc viên tiếp tục theo dõi, bám sát mục tiêu, một mặt điện mật báo cho Thiếu tướng hải quân Woodward, Hạm đội trưởng hỗn hợp, về vị trí của tuần dương hạm địch và kế hoạch tác chiến của ông.
Giờ phút thảm họa chủa tuần dương hạm Argentina
Được lệnh công kích, tàu ngầm hạt nhân “Kẻ chinh phục” bắt đầu chiếm vị trí thuận lợi, chuẩn bị phóng ngư lôi. Lúc này, tuần dương hạm không được trang bị hệ thống “Sonar” chống ngầm, nên không hề hay biết sát thủ giấu mặt bám đuôi suốt mấy ngày liền.
“Tướng Belglano” tuy có 2 khu trục hạm hộ tống, nhưng trên khu trục hạm chỉ được trang bị vũ khí chủ yếu để chống hạm nổi và phòng không, cũng không có hệ thống “Sonar” chống ngầm nên mang tiếng là hộ tống, cảnh giới cho mục tiêu chính cũng không phát hiện ra sự đeo bám của tàu ngầm đối phương trong nhiều ngày.
Tuần dương hạm “Tướng Belglano” có lượng dẫn nước tới trên 13.000 tấn, trông như một tòa nhà cao tầng đồ sộ, nhưng cũng thuộc dạng “đồ cổ”, bởi nó là loại tuần dương hạm hạng nhẹ thuộc lớp Brooklyn hạ thủy từ năm 1938. Bởi kinh phí cải tạo có hạn, nên phía Hải quân
Trên hạm tàu tuy có trang bị loại tên lửa phòng không kiểu “Mèo biển” (Sea cat) và mấy chục khẩu pháo, nhưng chủ yếu chỉ dùng để phòng không và chống chiến hạm nổi. Biên chế trên tuần dương hạm có hơn 1.000 binh lính và sĩ quan, một khi bị bắn chìm, rõ ràng nó trở thành một cỗ quan tài thép.
Trên tàu “Kẻ chinh phục” của Hải quân Anh được trang bị Mk24 là loại vũ khí chống chiến hạm tiên tiến nhất, dài 6m, nặng hơn 1 tấn, được điều khiển bằng hệ thống máy tính (electronic brain), có thể công kích mục tiêu trong phạm vi bán kính 30km, ngoài ra, trên tàu còn được trang bị tên lửa chống chiến hạm nổi “fish spear” (chĩa đâm cá) tiên tiến do Mỹ sản xuất.
Khoảng 15h57’, tàu ngầm Anh bắt đầu phóng ngư lôi, nhưng không phải loại tiên tiến Mk24, mà là ngư lôi kiểu cổ Mk8. Mk8 là loại ngư lôi chống chiến hạm nổi dùng phổ biến trong Thế chiến II.
“Kẻ chinh phục” sau khi phóng đi quả Mk8 đầu tiên, để chắc ăn, nó lại phóng tiếp quả thứ 2 trong đó, 1 quả Mk8 trúng mạn trái chiếc tuần dương hạm, phát một tiếng nổ lớn. Các thiết bị thuộc hệ thống điện và hệ thống thông tin trong tuần dương hạm bị phá hủy nghiêm trọng và “Tướng Belglano” tê liệt hoàn toàn.
Tuy nhiên, nó vẫn còn ngắc ngoải chưa chịu chìm, nhưng quả ngư lôi Mk8 phóng quả bồi thứ 2 làm nó bị trọng thương. 16h24’, thuyền trưởng Ponso cảm thấy việc cứu vãn tuần dương hạm khỏi chìm là vô vọng, liền hạ lệnh cho các thủy thủ nhảy xuống biển, tự thoát thân.
17h40’, “Tướng Belglano” kiêu hãnh một thời chìm hẳn xuống đáy biển, 323 binh lính và sĩ quan bị chết, đây là tổn thất lớn nhất đầu tiên ngay khi mới mở màn chiến tranh Malvinas của Hải quân Argentina, và cũng là sự kiện gây tử thương cho thủy thủ trên chiến hạm lớn nhất trong suốt 10 tuần lễ chiến tranh Malvinas.
Ngay sau đó, Argentina liền cử nhiều chiến đấu cơ và chiến hạm tỏa đi lùng sục “Kẻ chinh phục” của quân Anh, nhưng không phát hiện ra mục tiêu.
Trận đánh phục thù của không quân Argentina
Tàu ngầm hạt nhân Anh bắn chìm tuần dương hạm “Tướng Belglano” là một đòn giáng quá nặng đối với Hải quân
Trong tình thế đó,
Đây là chiến hạm cỡ lớn và hiện đại của hải quân Hoàng gia Anh bị đánh chìm lần đầu kể từ khi nổ ra chiến tranh Malvinas và cũng là chiếc chiến hạm cỡ lớn của Anh bị đánh chìm sau Thế chiến II. Sự kiện “Khu trục hạm Sheffield” khiến Tư lệnh hạm đội Đặc nhiệm hỗn hợp Anh Woodward phát hoảng, e sợ bị “Cá chim” Pháp tiếp tục “bổ” chìm, nên vội hạ lệnh cho mấy chiếc tàu sân bay lảng ra càng xa hải vực càng tốt!.
Nhiều năm sau, khi cuộc chiến ở đảo Malvinas chấm dứt trong dư luận vẫn dai dẳng tin đồn rằng, chính “Bà đầm thép” Thatcher đã ra lệnh bắn chìm chiếc tuần dương hạm “Tướng Belglano” của Argentina dù nó đang hoạt động tuần tra bình thường ngoài tuyến phong tỏa đảo Malvinas.
Và sau chiến tranh Malvinas, Chính phủ Argentina nhiều lần chính thức lên án quân đội Anh đã vi phạm luật pháp quốc tế, tự tiện tấn công bắn chìm chiếc tuần dương hạm đang làm nhiệm vụ tại khu vực ngoài tuyến phong tỏa, nghĩa là nó không trực tiếp tham chiến, gây nên thương vong rất lớn cho binh sĩ vô tội và đòi Chính phủ Anh phải bồi thường thiệt hại