Xưởng chế tạo vũ khí Đức Quốc xã bị tiêu diệt như thế nào?

Chủ Nhật, 29/12/2019, 09:49
Bài viết của tác giả Brian Mockenhaupt (cựu binh quân đội Mỹ, biên tập viên của tạp chí Outside và là cây bút kỳ cựu của các báo và tạp chí nổi tiếng như The Atlantic, The New York Times, Esquire…) sẽ mang đến cho bạn đọc những tình tiết chưa từng công bố về vụ đánh bom chấn động thế giới, phá sập hoàn toàn xưởng chế tạo vũ khí quan trọng của Adolf Hitler.


Skoda Works

Cuộc chiến không thể kéo dài hơn nữa. Một tấm bản đồ trong Câu lạc bộ sĩ quan cho thấy cục diện chiến tuyến đang thay đổi: quân Đức gần như lui về một nửa khi mà quân Mỹ và quân Anh đẩy lùi từ phía Tây, và quân Nga chèn từ phía Đông. Các oanh tạc cơ đã hủy diệt phần lớn cơ sở hạ tầng giá trị của quân Đức cũng như san phẳng vài thành phố lớn. 

Nhưng lính Đức vẫn tiếp tục chiến đấu. Lúc 2 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 1945, Thiếu úy William Hesley choàng tỉnh giấc đột ngột và nhận lệnh phải bay gấp. Hesley mới nhập ngũ được 4 tháng, và đang phục vụ tại Căn cứ bay Podington (Bắc London). Một sĩ quan tình báo vén bức màn sang một bên để lộ ra tấm bản đồ ở góc phải, quân Đức đang bị dồn về phía Tây Tiệp Khắc.

John (trái) và mẹ (Maribelle) một thời gian ngắn sau khi cha mất tích. Ảnh bên phải: Thiếu úy William Hesley chụp năm 1941. Ảnh nguồn: Dan Winters.

Bay trên thành phố Pilsen (Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc), các phi công trên chiếc pháo đài bay B-17 đã thả những chiếc thùng nặng 2.721kg xuống đầu Skoda Works – một phức hợp nhà máy khổng lồ rộng tới 162 ha, nơi được trang bị cho đế quốc Áo-Hung trong thời Đại chiến thế giới lần thứ I (ĐCTGI). 

Kể từ khi Đức Quốc xã (ĐQX) xâm lược Tiệp Khắc vào năm 1939, hơn 4 vạn thợ dân dụng người bản địa đã được sử dụng để chế tạo ra xe tăng và pháo, súng máy và đạn dược cho quân Đức. Các oanh tạc cơ quân Đồng Minh đã vài lần cố gắng hủy diệt nhà máy này nhưng toàn thất bại. 

Mùa Xuân năm 1945, liên quân Anh-Mỹ đã nhìn thấy một động cơ khác để hủy diệt nhà máy Skoda Works: Nếu đại chiến kết thúc, họ không muốn người Nga tháo dỡ nhà máy để mang linh kiện về Nga, và muốn triệt tiêu nó như là nước cờ tiên phong của cuộc Chiến tranh Lạnh.

Trong sứ mạng bay, thiếu úy Hesley được phân công lái chiếc B-17 Checkerboard Fort. Anh chưa từng bay chung với phi hành đoàn này bao giờ. Sứ mạng bay cũng đánh dấu kỷ niệm 3 năm ngày cưới của chàng phi công trẻ, mà nếu sống sót anh sẽ về ngôi nhà ở Paris (tiểu bang Texas) nơi có bà xã Maribelle cùng đứa con trai 2 tuổi John đang chờ đợi. 

Thượng úy Lewis Fisher (lái chính) điều khiển 4 động cơ khổng lồ, chiếc máy bay chở đầy bom nhấc mình khỏi đường băng và vùng quê Anh dưới chân họ đang mờ dần. Hesley trải các tấm bản đồ và tính toán tọa độ nơi mà Không lực thứ 8 sẽ thực hiện đánh bom cuối cùng trong thời ĐCTGII. Giải pháp thay thế là ném bom ở cự ly gần là đủ an toàn. Khi đánh bom các mục tiêu công nghiệp của Đức, quân Đồng Minh thường tấn công vào các khu dân sự nhằm giảm nhuệ khí chiến đấu của quân Đức.

Nhưng người Séc không phải là kẻ thù, và rõ ràng việc cố tình giết hại hàng ngàn người chỉ mang dụng tâm xấu, và làm chậm sự phục hồi của họ thêm nhiều năm. Tốt hơn hết là đánh bom gần để giảm thiểu thiệt hại sinh mạng. 

Lần đầu tiên trong thời chiến, quân Đồng Minh đã dùng đài phát thanh BBC để kêu gọi công nhân ra khỏi nhà máy Skoda Works: “Các công nhân phải nhanh chóng rời khỏi nhà máy và ở yên đó đến tận chiều”. Tín hiệu cảnh báo mặt khác cũng nói cho người Đức biết họ cần tập trung ở đâu để phòng thủ. Còn đối với các phi công trên oanh tạc cơ bay đến Pilsen, cơ hội sống sót của họ cũng mong manh như sứ mạng cuối cùng.

Lá thư người lính gửi hậu phương

Người Anh thích rải thảm bom xuống các thành phố của Đức như người Đức đã làm với họ. Với loại bom công nghệ cao Norden, người Mỹ thừa sức hạ “nốc ao” các mục tiêu cụ thể như các xưởng vũ khí và đường sắt mà không cần chiến đấu cơ bay hộ tống. 

Dù các pháo đài bay B-17 được trang bị hàng tá súng máy cỡ nòng 50mm từ đầu đến đuôi máy bay, nhưng nếu tấn công ban ngày họ vẫn e ngại lưới phòng không của Đức, có thể xé toạc các chiến đấu cơ. Trong một sứ mạng hủy diệt nhà máy của Đức vào tháng 10 năm 1943, đã có 60 chiếc B-17 bị bắn rơi. Và những mất mát cứ thế chồng chất.

Tàn tích của khu phức hợp nhà máy sản xuất vũ khí Skoda Works vào tháng 7 năm 1945.  Ảnh tư liệu: Lưu trữ nhà nước ở Pilsen.

Trong cuộc không chiến trên khắp Châu Âu, Không lực thứ 8 đã khiến cho 26.000 lính bị chết khi thi hành nhiệm vụ (hơn số lính thủy đánh bộ Mỹ bị tử trận ở Nam Thái Bình Dương). Nhắn gửi với người vợ trẻ Maribelle ở quê nhà, phi công Hesley khẳng khái: “Nếu anh hy sinh, thà tử trận trên trời hơn là lao xuống bùn”. 

Trước khi rời nước Anh vào cuối năm 1944, Hesley viết thư gửi cho con trai nhân sinh nhật con tròn 2 tuổi với những dòng đầy yêu thương và trách nhiệm: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào có thể xảy ra bây giờ hay sau đó, con hãy thay cha chăm sóc mẹ”. Trong sinh nhật John tròn 21 tuổi, bà Maribelle viết thư cho con, giải thích: “Nói lời tạm biệt con là thứ khó nhất mà cha trăn trở. Bởi vì trong tim ông ấy hiểu rằng đó có thể là lần cuối nhắn với con trên đời này”.

Áp lực của không chiến

Lái chiến đấu cơ, thiếu úy Hesley buộc phải biết từng vị trí chính xác bên dưới, bên cạnh đó phải biết tốc độ bay và điều hướng, ghi nhận các đặc điểm địa hình trên mặt đất, và thậm chí quan sát hướng di chuyển của sao để đoán hướng khi bay thông qua bàn hoa tiêu. 

Vào thời điểm tham chiến, Hesley đã “phi” ra chiến trường vào tháng Giêng năm 1945. Và các họng súng phòng không vẫn nguy hiểm hơn lúc nào hết. Để tránh thiệt hại, quân Đồng Minh thường xuyên thay đổi địa hình bay khi bay vào lãnh thổ địch, buộc quân Đức phải liên tục thay đổi tọa độ bắn. 

Và thiếu úy Hesley cùng các phi công khác chọn cách lái bay ngoằn nghèo để tránh rơi vào tầm mai phục. Những chiếc pháo đài bay thường di chuyển với 2 hoặc thậm chí cả 3 động cơ. Chúng thường quay trở lại Anh với thân lổ chỗ đạn bắn, hoặc đôi khi bị mất hẳn một khúc thân. Và cũng có nhiều chiếc biến thành quả cầu lửa hoặc lao xoáy xuống đất khi mất kiểm soát; và để thoát thân, nhiều phi công chọn cách nhảy dù.

Nhiều phi công đã tử trận khi trúng pháo phòng không của địch, không có thời gian để than khóc. Trong tuần tới đó, quân đội Đồng Minh bay nhanh về hướng Berlin với hy vọng họ sẽ hoàn thành sứ mệnh cuối cùng: Skoda Works đang đợi họ. Khu phức hợp nhà máy này cung cấp cho người Đức mọi thứ: đạn dược, xe tăng, động cơ máy bay, súng cỡ nòng 88mm… tàn phá các đội hình oanh tạc cơ. 

Skoda Works cực kỳ quan trọng đối với người Đức, vậy nên họ đã xây dựng một bản sao nhà máy này bằng gỗ và vải ở cách đó vài dặm để đánh lừa máy bay quân Đồng Minh. Tháng 4 năm 1943, Không lực hoàng gia Anh đã phái đi hơn 300 oanh tạc cơ hạng nặng trực chỉ Skoda Works, nhưng đã đánh bom nhầm một bệnh viện tâm thần ở thành phố Dobrany, tổn thất 36 chiến đấu cơ.

Nỗi khổ tâm của hậu phương

Cuộc chiến ở Châu Âu đã kết thúc vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, bà Maribelle nhận được một bức điện tín đề ngày 11 tháng 5 năm 1945 có đoạn viết: “Bộ trưởng chiến tranh bày tỏ nỗi thương tiếc vô hạn rằng chồng bà – thiếu úy Hesley William – đã bị mất tích khi bay đến Tiệp Khắc kể từ ngày 25 tháng 4 năm 1945”. Maribelle vẫn đinh ninh chồng bà đã trốn thoát và bị bắt làm tù binh. 

Khi John lên 3, cậu bé hay hỏi mẹ khi nào ba về. John biết rằng nhiều đứa trẻ có cha đi lính, nhưng cha họ đã đoàn viên, còn cha cậu thì không về. 3 năm sau ngày ông Hesley được báo cáo là đã tử trận, bà Maribelle qua thêm 2 lần đò và đều không hạnh phúc. 

Người Séc mặc đồ truyền thống đón lính Mỹ tới Pilsen vào năm 1945, nơi có nhà máy Skoda Works tọa lạc. Ảnh nguồn: Mondadori / Getty Images.

Vì Hesley tử trận trong trận không chiến, nên John tin rằng định mệnh của mình cũng tương tự thế. Nghĩ tới tội ác của cha đã giết hại dân thường ở Berlin, John thay đổi ý định và ghi danh vào một Trường dòng của giáo hội trưởng lão, rồi sau đó ông được đào tạo để trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng. 

Nhiều năm qua, John đã làm việc với các cựu binh, giúp họ bình tâm với các hành vi đã gây ra trong chiến tranh. John nghĩ rằng miễn là ông giúp trút bỏ gánh nặng cho họ thì cũng xóa đi nỗi đau và buồn thương trong lòng.

Đánh sập Skoda Works

Công ước The Hague năm 1907 có ghi rõ: “Sau khi có thông báo chính xác, việc đánh sập những nơi không được bảo vệ như cảng biển, thành phố, làng mạc, nơi sinh sống hay các tòa nhà có thể được bắt đầu”. Năm 1945, quân Mỹ đã thả truyền đơn xuống các thành phố Nhật Bản, thúc giục dân thường “phải kết thúc chiến tranh hoặc chịu trận với vật liệu nổ có sức tàn phá khủng khiếp”. 

Nhưng các truyền đơn đó đã không ghi rõ cuộc tấn công sẽ diễn ra ở Hiroshima và Nagasaki. Mặt khác, nhà máy Skoda Works không nằm trên đất địch (Đức) mà là trên lãnh thổ bị địch chiếm đóng (Séc). Khi nhận được cảnh báo của phe Đồng Minh, các xạ thủ Đức đã dàn quân để nhắm bắn các mục tiêu trên không. Trên oanh tạc cơ Checkerboard Fort, thiếu úy Hesley đang rúc vào bàn điều khiển. Mây mù vẫn che phủ mục tiêu.

15 phút sau đó, khoảng 10 giờ 30 phút trưa, ở lần bay thứ 3, mây mù đã dãn ra khỏi khu phức hợp nhà máy Skoda Works. Công tắc được bật ở khoang chứa bom, bom túa ra từ bụng oanh tạc cơ Checkerboard Fort. 6 người đã chết tại chỗ ngay khuôn viên nhà máy, những quả bom “đi lạc” đã tiêu diệt 67 dân thường trong thành phố. Các oanh tạc cơ đã hủy diệt 70% các tòa nhà tại Skoda Works. 

Sứ mạng oanh tạc đã thành công mỹ mãn. Trung úy Fisher quay đầu máy bay, họ trở về nhà. Nhưng, bỗng ngay lúc đó, một vỏ đạn 88mm đã xé toạc 2 động cơ bên trái máy bay Checkerboard Fort. Fisher bấm chuông báo động cho mọi người nhảy dù. 

Các phi công trên những oanh tạc cơ khác nhìn thấy Checkerboard Fort bị trượt khỏi đội hình bay. Hesley và một đồng đội khác bị mắc kẹt bên trong 2 nửa của pháo đài bay Checkerboard Fort đang ngùn ngụt cháy, lao xuyên qua các đám mây.

Sáng tỏ nghi vấn

Cuối tháng 9 năm 2019 vừa qua, ông John dọn dẹp tủ quần áo của gia đình và vô tình lục được cái hộp chứa nhiều kỷ niệm quý báu của cha mẹ ông: 2 lá thư của ông Hesley viết cho con trai, và bức ảnh cả nhà đi dạo ở Texas. Ông John còn tìm thêm 2 bức điện tín của Western Union báo cáo rằng cha mình đã bị mất, còn bức kia báo cáo đã bị giết, cùng nhiều lá thư chia buồn chính thức.

John cầm tất cả giấy tờ, ảnh, và liên hệ với các sử gia quân sự nhằm biết thêm thông tin về cha đẻ. Họ cũng gửi cho ông một bản danh sách tất cả những lần hành quân mà ông Hesley tham gia, sau rốt John vẫn không biết tí gì về những giờ cuối cùng của cha.

John tưởng tượng cảnh cha bị thiêu sống bên trong một phần máy bay ghim xuống đất. Một người cháu gái của xạ thủ trên pháo đài bay Checkerboard Fort đã tìm thấy một số món đồ của sĩ quan vô tuyến Wiznerowicz và pháo thủ Modert, và gửi chúng cho ông John. Lực lượng tuần tra Đức đã bắt giữ 2 quân nhân này khi họ nhảy dù xuống đất và giữ làm tù binh. 

Hai tuần sau cuộc đại chiến kết thúc, cả Wiznerowicz và Modert đều được phóng thích. 2 cựu quân nhân Wiznerowicz và Modert đều cho rằng người đồng đội Hesley đã bị chết bởi hỏa lực phòng không. Sự thật thì vụ nổ đã làm văng 2 động cơ khiến phi công Hesley tử trận. 

Giới sử gia ở Pilsen biết về cái chết của phi công William Hesley. Tại thị tứ nhỏ Ceminy, nơi có bức tượng đài bằng đá kỷ niệm tạc tên của Hesley như một ghi nhận về người phi công đã giải phóng Pilsen khỏi ĐQX.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.