10 phát minh hàng không ấn tượng năm 2017

Thứ Hai, 18/12/2017, 14:46
Đồng phục Starliner, vệ tinh thời tiết địa chất GOES-16, chiến hạm không người lái, chương trình tự trị hạng nhẹ, vệ tinh dò tìm vị trí của máy bay… nằm trong 10 phát minh hàng không ấn tượng năm 2017.

 

Đồng phục Starliner của hãng Boeing

Những hành khách tương lai trên tàu vũ trụ CST-100 Starliner giờ đây đã biết họ sẽ mặc gì để đến và đi từ các điểm trong quỹ đạo thấp của trái đất, như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Bộ quần áo không gian "Boeing Xanh" mới mẻ này được thiết kế nhằm cung cấp cho các phi hành đoàn với đầy đủ chức năng, thoải mái và bảo hộ tốt nhất. 

Bộ đồ bay Starliner mang đến tính di động cao hơn và nhẹ hơn 40% so với các bộ đồ bay trước kia. Các lớp áo cũng giúp các nhà du hành vũ trụ có cảm giác mát mẻ hơn. Đôi găng tay cảm ứng màn hình thân thiện cho phép các nhà du hành vũ trụ dễ dàng tương tác với máy tính bảng, trong khi nó có thể khởi động máy thở và chống trơn trượt. 

Hệ thống khóa kéo ở vùng thân trên cũng giúp cho các nhà du hành vũ trụ dễ dàng hơn trong việc ngồi hoặc đứng. Ngoài việc giúp bảo vệ họ lúc phóng đi và trở về Trái đất thì bộ đồ bay cũng kết nối với các thành viên mặt đất và không gian thông qua thiết bị thông tin liên lạc gắn trên đầu với mũ bảo hiểm. Chiếc mũ bảo hiểm của bộ đồ bay có vùng gương rộng làm bằng Polycarbonate giúp các hành khách của Starliner có tầm nhìn tốt hơn về mọi phía.

Vệ tinh thời tiết địa chất GOES-16 cảu NOAA

GOES-16, là một thiết bị nằm trong một loạt các loại vệ tinh thời tiết địa chất của Cơ quan quản lý hành chính biển và khí quyển Mỹ (NOAA), sẽ được phóng đi vào tháng 3 năm 2018.

Chiếc máy bay này sẽ được đóng gói trong siêu tàu chở hàng C-5M của Không lực Mỹ, hoàn tất chặng đường từ nhà sản xuất ra nó ở Littleton (tiểu bang Colorado) để đến một căn phòng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào ngày 4 tháng 12 năm 2017. GOES-S sẽ được phóng đi vào ngày 1 tháng 3 năm 2018 ngay từ mũi Canaveral (Florida).

Nó được mang tên là GOES-17 khi bay đến quỹ đạo. GOES-17 có tầm hoạt động bao phủ bờ Tây nước Mỹ, Alaska, Hawaii, Mexico, Trung Mỹ, một số vùng ở Nam Mỹ, Thái Bình Dương và trải dài đến tận đảo Guam. Và GOES-16, thiết bị vệ tinh đầu tiên về vệ tinh địa chất, chuyên trách cung cấp các kênh hình ảnh với độ phân giải hình ảnh gấp 4 lần.

Với việc hoạt động ở bờ Tây duyên hải nước Mỹ, GOES-16 sẽ cung cấp hình ảnh nhanh và chính xác hơn về các vụ cháy rừng và tiềm năng đe dọa từ các cơn bão có thể tạo ra những trận mưa và tuyết lớn ở California, Oregon và Washington. GOES-16 sẽ cải thiện việc theo dõi bão và dự báo thời tiết bao gồm cơn giông và vòi rồng, ngoài ra còn giám sát thời tiết vũ trụ. 

Chiến hạm không người lái!

Công ty quốc phòng Krato tuyên bố sẽ trình làng 2 loại máy bay không người lái chiến đấu giá rẻ tại Hội chợ hàng không Paris mang đến cho quan khách cái nhìn về các cuộc chiến tranh trong tương lai: một máy bay chiến đấu có người lái sẽ bay dẫn đầu hàng ngàn km, đằng sau nó là các máy bay chiến đấu không người lái.

2 loại máy bay chiến đấu không người lái là Kratos XQ-222 Valkyrie và UTAP-22 Mako mang lại hiệu suất xung trận với chi phí thấp chỉ 3 triệu USD so với giá thành 100 triệu USD cho các loại máy bay chiến đấu có người lái. Valkrie và Mako sẽ là thành phần quan trọng nhất trong các chiến hạm chiến đấu không người lái đầu tiên.

Kratos là công ty quốc phòng cực lớn có trụ sở chính tại San Diego (California) chuyên chế tạo các vệ tinh liên lạc, an ninh mạng, chiến tranh mạng, vi điện tử, phòng thủ tên lửa, và các hệ thống chiến đấu, nhưng sản phẩm quan trọng nhất là các máy bay không người lái.

Mako là một dạng máy bay chiến đấu không người lái có kích thước nhỏ của công ty Kratos, nó có sải cánh dài 3 m, bay với vận tốc đạt 0,91 Mach (1,125 km/giờ); trong khi máy bay không người lái Valkyrie có sải cánh 6,7 m và bay với vận tốc 0,85 Mach (1,050 km/giờ). Cả 2 loại máy bay này có thể tác chiến độc lập, Mako có thể bay tới độ cao 15,2km và hoạt động trong phạm vi 2.600 km, còn máy bay XQ-222 Valkyrie bay tới độ cao 13,1km và phạm vi hoạt động là 3425 km.

Máy bay tầm nhìn 180 độ

Một khung lưới làm bằng sợi carbon liền mạch đã được làm cho chiếc máy bay SF50 Cirrus Vison Jet trị giá 2 triệu USD, nó đủ chắc chắn để lắp đặt thêm một chiếc kính chắn gió có thể nhìn toàn cảnh 180 độ. 

Bên cạnh buồng lái là khoang cho 5 hành khách, họ có thể quan sát khắp nơi ngay trong những chiếc ghế ngồi sang trọng ở độ cao 8.534m. 

Chiếc động cơ đơn dài 9,3m được gắn trên đầu máy bay sẽ không làm phiền hành khách; nó nằm xa khoang hành khách ngay giữa cái đuôi máy bay hình chữ V, tách biệt với phần cánh máy bay, giảm thiểu tối đa tiếng ồn bên trong máy bay. Trong tình huống khẩn cấp, dù sẽ bung ra đưa khách bên trong hạ cánh an toàn. 

Chương trình tự trị hạng nhẹ của DARPA

Mục tiêu của chương trình FLA là khám phá các phương pháp tự động và phi truyền thống mà có thể cho phép một thế hệ thuật toán mới nhằm điều hướng máy bay bay cao hơn thoát khỏi tình trạng lộn xộn. 

Các ứng dụng tiềm tàng cho công nghệ này bao gồm việc quét nhanh và an toàn dùng để phát triển các mối đe dọa bên trong tòa nhà trước khi quân đội tiến vào; tìm kiếm phi công mắc kẹt trong một cánh rừng già hoặc trong các khu giao tranh dữ dội mà không thể nhìn thấy khi các tán cây quá dày; hoặc định vị những người sống sót từ các trận động đất hay thiên tai khác. 

Giai đoạn 2 của chương trình tự trị hạng nhẹ nhanh DARPA (viết tắt FLA), người ta kiểm tra máy bay bay xuyên qua các không gian trong nhà, các môi trường đô thị ngoài trời và các cụm cảnh quan thiên nhiên.

Vệ tinh dò tìm vị trí của máy bay

Tháng 12 này đánh dấu 3 năm kể từ ngày chuyến bay số hiệu 370 của hãng hàng không Malaysia bị mất tích. Ngày 8 tháng 3 năm 2014, trong chặng bay từ Malaysia đến Trung Quốc thì bỗng dưng nó bay lệch hướng khỏi tuyến đường định sẵn, trượt khỏi tầm radar ở đâu đó trên vùng biển Andaman.

Chiếc MH370 và 239 hành khách trên máy bay đã rơi đâu đó ở biển Ấn Độ Dương, chiếc hộp đen không được tìm thấy, khiến cho vụ việc chìm vào bí ẩn. Các sự thật ớn lạnh khi đi máy bay được hé lộ. Khi quý vị đi máy bay thì màn hình phía trước quý vị sẽ cho thấy là đang bay qua biển hay các cực của trái đất, quý vị sẽ biết nhiều thông tin hơn về vị trí máy bay nhờ cơ quan Kiểm soát không lưu. Nhưng đôi khi sự kỳ quặc đã xảy ra.

 Trước tình thế đột nhiên mất thông tin về vị trí, công ty thông tin liên lạc vệ tinh Iridium (Virginia, Mỹ) đã đưa ra một giải pháp. Hồi tháng Giêng năm 2017, lần đầu tiên Iridium đã phóng 66 vệ tinh lên quỹ đạo để theo dõi vị trí máy bay, tốc độ bay và độ cao của nó trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù mạng lưới này sẽ làm việc vào cuối năm 2018 nhưng 2 trong số 66 vệ tinh trên thực sự đã hoạt động. Trong vòng 62 giờ, một vệ tinh có thể thu thập các mã độc đáo và dữ liệu vị trí của 17.000 máy bay bao gồm trên cả đại dương và nơi hẻo lánh mà radar không thể với tới.

Khí cầu Stratollite

Lần đầu tiên, khí cầu điều hướng Stratollite của công ty World View (Arizona, Mỹ) đã đạt được thành tích trong chu kỳ bay nguyên ngày. Tập đoàn công nghệ hàng không có trụ sở chính ở Tucson (tiểu bang Arizona) báo cáo rằng, các tấm quang điện mặt trời của khí cầu Stratollite có thể sản sinh, lưu trữ và phân phối nguồn điện từ mặt trời dùng cho chuyến bay suốt đêm. 

Khí cầu Stratollite tận dụng khả năng triển khai nhanh và các chuyến bay tầm thấp, rồi thêm điện mặt trời và khả năng giữ liên tục cho chuyến bay. Mục đích nhắm tới của khí cầu Stratollite là hướng tới những chuyến bay hàng ngày, hàng tuần và cuối cùng là hàng tháng. Khí cầu của hãng World View có trọng lượng 100 kg và có thể chở theo một số dụng cụ trên khoang nó. 

Thiết bị này rất hữu dụng cho hãng World View trong các phản ứng đầu tiên và khôi phục thảm họa, thông tin liên lạc, dự báo thời tiết và giám sát.

Tàu con thoi chở hàng Dream Chaser

Tại căn cứ không quân Edwards ở tiểu bang California hiện đang thử nghiệm một mô hình máy bay sải cánh rộng có thể hạ cánh trên đường băng từ cao độ 3.657m (tương đương với thử nghiệm Enterprise của NASA cách đây 40 năm, khi tàu con thoi đang được phát triển).

Các nhà quản lý tại Sierra Nevada (đơn vị đã chế tạo ra tàu con thoi mới Dream Chaser nói rằng thử nghiệm về hạ thấp độ cao của họ đã vượt xa mọi mong đợi. Nhưng họ cần phải thử nghiệm khí quyển trước khi phóng tàu con thoi mini mới vào quỹ đạo khi nó gắn trên lưng tên lửa Atlas V vào năm 2020. Sierra Nevada có hợp đồng với NASA để chuyển hàng hóa lên ISS sau đó quay về hạ cánh trên đường băng theo sứ mạng.

Tàu con thoi mới Dream Chaser dài khoảng 9m (bằng ¼ kích cỡ so với tàu con thoi hiện nay), nó có thể chở theo 5.444 kg hàng hóa lên quỹ đạo. Vì Dream Chaser không cần độ dài đường băng (đường băng hiện tại dài 1.280m) nên nó có thể hạ cánh bất kỳ đâu với đường băng tối thiểu dài 224m.

Tàu không gian OSIRIS-Rex

Chuyến bay thử nghiệm của NASA bằng cách sử dụng thành công trọng lực trái đất để hướng tới tiểu hành tinh Bennu. Vào lúc 11:52 phút tối ngày 22 tháng 9 năm 2017, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã vọt lên cao độ 17.237 km tại Nam Cực, nơi này nằm ở phía Nam Mũi Sừng (Chile), trước khi bay qua biển Thái Bình Dương.

OSIRIS-REx đã được phóng đi từ Trạm không quân Mũi Canaveral (Florida) vào ngày 8 tháng 9 năm 2016 bằng tên lửa đẩy Atlas V 411, nhưng muốn chạm tới tiểu hành tinh Bennu, tàu không gian OSIRIS-REx cần thêm một lực đẩy từ trọng lực của trái đất để thay đổi quỹ đạo bay.

Qũy đạo của Bennu quay quanh mặt trời bị nghiêng 6 độ so với quỹ đạo của trái đất. Nhờ có "khoảng cách nhịp", vận tốc tàu vũ trụ đã thay đổi thành 8,451 dặm/giờ (3,778 km/giây). Xấp xỉ 4 tiếng sau khi tiếp cận điểm gần nhất và 3 ngày trong vòng 2 tuần sau đó, OSIRIS-REx đã có thể chụp quét trái đất và mặt trăng nhằm dọn đường cho tàu vũ trụ bay tới Bennu vào cuối năm 2018.

Trong chặng bay 7 năm, tàu vũ trụ OSIRIS-REx sẽ lấy về trái đất một mẫu vật của tiểu hành tinh Bennu giúp cho các nhà khoa học hiểu thêm về sự hình thành hệ mặt trời cách đây 4,5 tỷ năm. OSIRIS-REx là sứ mệnh thứ 3 trong chương trình Biên cương mới của NASA. 

Tên lửa siêu nhẹ Falcon Heavy của SpaceX

Tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk loan tin rằng tên lửa Falcon Heavy đã được phóng đi vào tháng 11 năm 2017 tại bệ phóng 39A của Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA (Florida), nó là tên lửa hoạt động mạnh nhất thế giới. 

Giai đoạn đầu tiên của Falcon Heavt gồm 3 lõi 9 động cơ, nâng tổng số thành 27 động cơ Merlin. Cỗ xe nâng khổng lồ này được thiết kế ngay từ đầu để con người vào vũ trụ, và cuối cùng nó có thể thực hiện các nhiệm vụ bay với phi hành đoàn tới mặt trăng và sao Hỏa. 

Thêm nữa, số lượng lớn các động cơ Falcon Heavy đòi hỏi rất nhiều ống nước. Việc đóng và mở các van có thể gây rung lắc động cơ cũng như sự chuyển dịch của chất dịch qua các đường ống. Mặc dù Falcon Heavy rất phức tạp nhưng các động cơ của nó lại rẻ tiền so với tên lửa  Saturn V F-1 hay động cơ chính của tàu con thoi. 

Một khi tên lửa Falcon Heavy thử nghiệm và hoạt động, nó có thể là đối thủ nặng ký khi so với các "ông lớn" bao gồm tên lửa Delta VI của United Launch Alliance và tên lửa Atlas V cũng như tên lửa Ariane 5 của Châu Âu, cùng các họ tên lửa của Nga và Trung Quốc.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.