Chăm sóc người cao tuổi bằng... robot

Thứ Ba, 12/06/2018, 20:21
Khi con người ngày một già thêm, họ sẽ mất đi một sự vận động đáng kể đồng nghĩa là nỗi sợ mất sự độc lập vì bị phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân. Đây cũng là lý do khiến đội ngũ kỹ sư và những chuyên gia về người máy: tiếp tục phát triển nhiều dạng công nghệ cao dành để chăm sóc, hỗ trợ cho những người cao tuổi.


Từ xe lăn tự chạy

Một người phụ nữ đứng tuổi ngồi trên chiếc xe lăn điện đang chạy ở một góc hành lang của sân bay Haneda (thủ đô Tokyo, Nhật Bản), đan xen giữa cỗ xe là các dòng người hối hả đến và đi qua các cửa, cùng với đó là những xe hàng với hành lý chất cao ngồn ngộn. Chiếc xe lăn nhìn bề ngoài trông cũng bình thường như những chiếc xe lăn y tế khác ngoại trừ việc ngồi trên nó không cần ngó mắt tới đường mà họ đang đi - người phụ nữ đang nhìn chằm chằm vào tấm vé. Đây là xe lăn tự điều hướng.

Chiếc xe lăn Whill Next hiện đang được thử nghiệm tại sân bay Haneda chỉ là một trong số nhiều tiến bộ gần đây ở lĩnh vực xe tự động và người máy, đang hứa hẹn nhằm cải thiện cuộc sống của những người cao tuổi và người đang đau ốm.

Một chiếc xe lăn tự chạy đã được phát triển ra bởi Liên minh công nghệ và nghiên cứu Singapore-MIT (SMART) đang giúp bệnh nhân điều hướng đến Bệnh viện đa khoa Changi (Singapore) mà không cần thêm đến sự hiện diện của một trạm điều dưỡng.

Sự phát triển của các loại xe lăn tự chạy đã được nhích dần dần trong vòng gần 2 thập kỷ qua, nhưng 2 dạng xe lăn tự chạy như Whill Next và SMART là những thiết bị đầu tiên được triển khai cho sử dụng cộng đồng.

Một thiết bị xe lăn người máy học RT-Mover được phát triển bởi Viện công nghệ Chiba (Nhật Bản), nó có thể đạt tốc độ di chuyển là 3,4 dặm/giờ.

Theo bà Daniela Rus giám đốc phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và khoa học vi tính của Viện công nghệ Massachusetts (MIT), sự tiến bộ tăng tốc trong những năm gần đây là nhờ vào "vi tính nhanh, cảm biến tốt các biểu thức gia giảm và những giải pháp thuật toán trong việc lập bản đồ, định vị, kiểm soát, lập kế hoạch và nhận thức".

Phần mềm của bà Daniela Rus đã sử dụng 3 cảm biến LiDAR (phát hiện ánh sáng và phạm vi) được gắn phía trên điểm tựa của người ngồi trên xe lăn nhằm phát hiện ra các chướng ngại vật và tạo ra những bản đồ 3D về môi trường của xe lăn dùng vào việc điều hướng. Xe lăn thậm chí còn có thể đi tới nơi nào để lấy các đồ vật theo ý nó muốn, trong khi các loại xe lăn người máy học ở sân bay Haneda có thể trình diện thông qua một ứng dụng của điện thoại thông minh…

Đến chăm sóc bằng robot

Thật sự người máy còn có thể làm được nhiều việc cho người già và người khuyết tật hơn là chỉ di chuyển từ điểm A sang điểm B. Chính phủ Nhật Bản đã dành ngân sách hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển "chăm sóc bằng robot".

Trong số những sản phẩm hiện đang có, loại người máy hình người Asimo của hãng Honda có thể lấy thức ăn, bật và tắt đèn; trong khi đó loại robot Robear của Viện khoa học não bộ Riken (Nhật Bản) lại có thể nhấc người cao tuổi khi họ đang ngồi hay đang nằm và rồi thì khiến họ có thể đi lại được.

Tại Trung tâm bảo trợ xã hội ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), đang có 10 con rô-bốt phục vụ nằm trong một chương trình thí điểm nhằm giảm gánh nặng chi phí cho chăm sóc người già.

Tại Pháp có một con robot tên là Kompai lại có thể quản lý thuốc men và gọi cấp cứu tới số 911. Hay ElliQ, một dạng rô-bốt đồng hành được phát triển bởi Viện người máy học của Israel có thể đánh cờ, nhắc bệnh nhân lấy thuốc và tư vấn giờ giấc hợp lý để đi dạo bộ.

TS R. Sanders Williams, chủ tịch của Viện Gladstone (Mỹ) - một tổ chức nghiên cứu y sinh - cũng đã nhìn thấy vai trò của người máy học trong việc chăm sóc cho những bệnh nhân mất trí nhớ. Nhận thấy rằng nhiều người lớn tuổi tỏ ra "ghét" bị chăm sóc suốt ngày đêm, TS Williams tin rằng các loại xe lăn tự chạy có thể giải quyết những khía cạnh này.

Ông Sanders Williams giải thích: Xe lăn tự chạy có thể rất hữu ích bởi vì chúng cho phép bệnh nhân vẫn luôn được giúp đỡ mà không ngại có ai đó kè kè bên mình". Nhưng giao diện phải thật đơn giản. TS Williams lưu ý: "Ngay cả những người nhớ dai cũng bắt đầu mất năng lực tinh thần. Vì thế, người máy cần phải có giọng nói như con người để bệnh nhân cảm thấy được tin cậy".

Bất chấp những thách thức tranh luận phía trước, bà Brenna Argall nghĩ rằng các loại xe lăn tự chạy có thể được tung ra thị trường trong vòng 5 năm tới, và nhiều người sẵn sàng để đón nhận chúng.

Bà Brenna Argall lạc quan nói: "10 năm trước, người ta sẽ cho là điên hay hoang tưởng nếu như xe hơi có thể giúp quý vị ở yên trong làn xe hoặc phanh kịp thời, và giờ đây công nghệ này đã được chấp nhận. Cũng tương tự với xe lăn. Nhìn chung xã hội rất tự tin với công nghệ này".

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.