Châu Phi: Cuộc chiến với tin đồn thất thiệt về đại dịch

Thứ Ba, 07/04/2020, 21:27
Những tuyên bố không chính xác và lời khuyên y tế nguy hiểm tiềm tàng đang lan rộng ở châu Phi thậm chí còn nhanh hơn cả chính SARS-CoV-2. "Infodemia" (đại dịch thông tin) ở châu Phi có thể gây hậu quả tai hại.


Nguy cơ của tin đồn thất thiệt

"Infodemic" là từ viết tắt của "information epidemic" vốn xuất hiện vào năm 2003 khi nhà khoa học chính trị David J. Rothkopf sử dụng trong một bài viết trên tờ Washington Post khi ông nhắc đến dịch SARS. Một người ở Ghana không có gì ngoài ý định tốt nhất khi anh chia sẻ 8 bức ảnh qua WhatsApp. Cùng với những hình ảnh, anh viết: "Hãy cẩn thận". Mỗi bức ảnh kèm theo thông điệp chữ trắng trên nền xám.

Ví dụ: "Nếu virus tiếp xúc với nhiệt độ 26-27ºC, nó sẽ bị giết chết, vì nó không sống nổi ở vùng nóng". Điều này, tuy nhiên, chưa được chứng minh về mặt y tế. Phần còn lại của tin nhắn cũng vô ích trong việc ngăn chặn COVID-19: "Ngoài ra, uống nước nóng và phơi nắng cũng sẽ hữu ích và nên tránh xa kem cũng như thức ăn nguội lạnh". Phía trên tin nhắn là tên viết tắt UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc).

Thông báo với lời khuyên y tế không chính xác như thế hầu như không phải là hiếm ở châu Phi. Thật vậy, chúng hiện đang lây lan từ người sang người gần như nhanh như chính virus.

Người biểu tình ở Nairobi yêu cầu khẩu trang tốt hơn để bảo vệ chống lại COVID-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi vấn đề thông tin sai lệch trên toàn cầu hiện nay là một "bệnh dịch" và chỉ ra rằng việc chống lại sự lây lan của nó đòi hỏi các nguồn lực khổng lồ - giống như các biện pháp được thực hiện để kiểm soát sự bùng phát của virus.

Điều đó có nghĩa là các tổ chức viện trợ không thể chỉ tập trung vào việc cung cấp tài nguyên cho các khu vực có nhu cầu mà họ cũng phải chiến đấu để chứng minh uy tín của chính mình.

Sandra Bisin, nữ phát ngôn viên 42 tuổi của UNICEF ở Tây và Trung Phi, bình luận: "Người ta đang tiêu tốn rất nhiều thời gian để chống lại các báo cáo giả mạo như vậy. Thế giới kỹ thuật số cho phép chúng ta cung cấp thông tin nhanh chóng đến nhiều người. Nhưng đồng thời, sự không chính xác là nguy hiểm vì nó mang đến cho mọi người khả năng lan truyền sự hoảng loạn trên mạng xã hội".

UNICEF đang cố gắng chống lại những tin đồn thất thiệt bằng Twitter. Tại Bờ Biển Ngà, UNICEF đã thành lập một trung tâm thông tin SARS-CoV-2 nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin đáng tin cậy về các triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và điều trị - thông qua tin nhắn văn bản nếu cần thiết.

Những người gửi tin nhắn nội dung "CORONA" nhận được phản hồi với các cập nhật hiện tại. Mã và số được chia sẻ bởi các đài phát thanh và truyền hình, người có ảnh hưởng và các trang web chính phủ. Khoảng 400.000 người đã sử dụng dịch vụ, với hơn 14 triệu người nhận được tin nhắn văn bản thông báo về các dịch vụ do trung tâm cung cấp.

Giống như một số tổ chức quốc tế khác, UNICEF cũng hoạt động cùng với các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter và TikTok để làm chậm cơn lũ tin tức giả mạo hàng ngày.

Nhưng ngay cả khi các mạng xã hội liên tục xóa các bài đăng như vậy, điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn biến mất. Tại Ghana, một số quán bar và nhà hàng đăng thông tin giả mạo UNICEF trên trang web của họ để trấn an khách. Một khi các tư vấn không chính xác được phổ biến bởi những người hoặc tổ chức đáng tin cậy và được coi là hợp lệ, chúng chóng được lan truyền bằng lời nói. Có nhiều người ở Ghana không biết đọc, và mọi người có xu hướng tin tưởng gia đình, bạn bè và hàng xóm nhiều hơn họ làm các cơ quan chính phủ.

"Thông tin không chính xác là cực kỳ nguy hiểm", Sandra Bisin nói. Cho đến nay, có một số lượng tương đối thấp các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 ở Châu Phi.

Mặc dù thực tế là những ca mới xuất hiện gần như mỗi ngày ở một số lượng ngày càng tăng của các quốc gia châu Phi, nhưng vẫn chưa rõ liệu COVID-19 lây lan nhanh chóng ở châu Phi như ở nơi khác hay không - hay bệnh chưa được xác định rõ ở nhiều nước châu Phi.

Thông báo với thông tin không chính xác nguy hiểm như thông tin này đang phổ biến ở châu Phi: "Nếu virus tiếp xúc với nhiệt độ 26-27ºC, nó sẽ bị giết chết, vì nó không sống nổi ở vùng nóng. Ngoài ra, uống nước nóng và phơi nắng cũng sẽ hữu ích và nên tránh xa kem cũng như thức ăn nguội lạnh".

Nhiều chuyên gia tin rằng đây là một cuộc chạy đua với thời gian và điều cực kỳ quan trọng là mọi người phải đề phòng những tin đồn nhảm đồng thời nên báo cáo tình trạng sức khỏe của mình nếu gặp phải một số triệu chứng để làm chậm sự lây lan của bệnh.

Trong số những tin đồn nguy hiểm nhất là tuyên bố rằng nhiệt độ cao ở châu Phi có thể bảo vệ cư dân khỏi bị nhiễm bệnh hoặc bản thân virus không thể tồn tại trong điều kiện như vậy. Đó là một tuyên bố phổ biến được đưa ra bởi các thông tin không chính xác đã được lưu hành. Tuy nhiên, những người tin vào thông tin sai lệch như vậy có thể bỏ qua yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như rửa tay thường xuyên và tránh các nơi tụ tập đông người.

Thậm chí có tin giả rằng những người có làn da đen miễn dịch với COVID-19! Phần lớn những người đã xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở châu Phi cho đến nay đã đi từ các nước như Italy, Đức, Pháp, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và tất nhiên là cả Trung Quốc.

Sự tức giận đối với người da trắng đã gia tăng do niềm tin rằng họ là những người mang COVID-19 đến Châu Phi. Và sự tức giận của họ được thúc đẩy bởi những tuyên bố không đúng sự thật được lan truyền mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông xã hội. Tất nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy "da đen" hay "gene châu Phi" - như đã tuyên bố trong một số bài đăng và video - bảo vệ mọi người khỏi nhiễm COVID-19 cả.

Và việc tin vào những khẳng định như vậy có thể gây chết người. Cơ quan y tế của nhiều quốc gia châu Phi đã nhấn mạnh rằng bất kỳ ai có các triệu chứng như đau họng, ho kèm sốt cao nên gọi vào đường dây nóng thông tin của đất nước họ để được thăm khám và xét nghiệm nếu cần thiết. Nhưng để chiến lược đó có hiệu quả, những người gặp phải các triệu chứng phải tự xem mình là bệnh nhân tiềm năng thay vì cho rằng họ miễn dịch vì màu da hoặc nguồn gốc châu Phi.

Chết vì tin đồn

David Ajikobi, nhà báo 37 tuổi làm việc cho Africa Check - một trang web chuyên sửa các tuyên bố không chính xác cũng như mọi tin tức giả khác tại Nigeria nhận định: "Mọi người có thể dễ dàng trở thành con mồi cho sự hoảng loạn đang được lan truyền bởi tin tức giả mạo. Người Trung Quốc đã bị phân biệt đối xử và có những cảnh báo rằng họ đã phát triển SARS-CoV-2 cho mục đích xấu hoặc nói chung họ là những người bẩn thỉu và nên tránh xa họ. Tuy nhiên, những tin đồn như vậy cuối cùng sẽ không bị giới hạn với Trung Quốc. Đột nhiên, người hàng xóm Kitô giáo sẽ bị đổ lỗi - hoặc người Hồi giáo hoặc người từ bộ lạc khác hoặc người không nói tiếng địa phương".

Một quan chức Hải quan ở Dakar khẳng định Châu Phi đang cố gắng làm những gì có thể để chuẩn bị cho đại dịch.

Ajikobe nói rằng tin tức giả lan truyền nhanh chóng mặc dù nhiều người ở Nigeria không có smartphone hoặc không đủ khả năng sử dụng Internet. Đó là một phần vì các cơ quan tin tức địa phương tiếp nhận tin giả rồi sau đó phát tán trên đài phát thanh hoặc truyền hình. Africa Check đã phát triển một chatbot cho WhatsApp - một hệ thống đối thoại dựa trên văn bản có tên là "Kweli" - có nghĩa là "sự thật" trong ngôn ngữ Suaheli. Người dùng có thể gửi thông tin để được kiểm tra tính xác thực.

"Mọi người làm theo những gì họ tìm thấy trên Internet. Và họ chết vì nó", Ajikobi nói. Trong đại dịch Ebola, nước muối được coi… là phương thuốc. Ajikobi cho biết khi Nigeria chiến đấu với dịch Ebola vào năm 2014, một tin đồn đã được lan truyền qua WhatsApp rằng nước muối có thể… tiêu diệt virus. "Từ đó, mọi người bắt đầu tích trữ muối như điên. Hậu quả tất yếu là ít nhất 2 người chết vì uống một lượng nước muối khổng lồ. Nhiều người khác đã phải nhập viện vì ngộ độc muối".

Tin tức giả là một vấn đề ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia hiện đang cố gắng chống lại sự phát triển của thông tin không chính xác và các thuyết âm mưu về đại dịch COVID-19 đang được phổ biến mạnh trên Internet. Tại Iran, đã xảy ra trường hợp 44 người chết vì ngộ độc rượu, theo IRNA của nhà nước. Thảm cảnh xuất hiện sau khi một tin đồn bắt đầu lan truyền rằng rượu giết chết SARS-CoV-2.

Phạt tiền và án tù cho tin tức giả về đại dịch

Ở nhiều quốc gia châu Phi, các tổ chức và chính phủ hết sức cố gắng thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết đồng thời thiết lập các trạm cách ly và phòng thí nghiệm. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe còn yếu ở nhiều quốc gia châu Phi và họ đang phải đối mặt với hàng loạt các bệnh nghiêm trọng khác như sốt rét, lao và Ebola.

Trang web Africa Check ra đời để phục vụ kiểm chứng tin giả.

Người phát ngôn của chính phủ Kenya, Cyrus Oguna, phát biểu trong một tuyên bố đầu tháng 3/2020: "Đó là hành vi phạm tội khi phát tán những tuyên bố độc hại và đáng báo động như vậy thông qua các nền tảng xã hội".

Chính phủ tuyên bố rằng những tuyên bố như vậy luôn được chuyển đến một đơn vị phụ trách tội phạm mạng để điều tra. Các quan chức cũng thông báo một vụ bắt giữ tin tức giả đầu tiên được thực hiện ở Kenya. Chính phủ Kenya tuyên bố những người được chứng minh là đã tạo dựng và/hoặc phổ biến tin tức giả có thể bị phạt tù tới 2 năm hoặc phạt tiền lên tới 45.000 euro.

Trang Thuần (tổng hợp)
.
.