Cơ thể người có thành phần tự chống lại bệnh thỏ?

Thứ Tư, 08/04/2015, 11:25
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu bởi Phó Giáo sư Thirumala-Devi Kanneganti, thành viên Ban nghiên cứu Viện Nhi St. Jude tại Memphis, bang Tennessee, Mỹ đã phát hiện ADN bị nhiễm bệnh trong tế bào là do vi khuẩn Francisella tularensis (F. tularensis) có thể được cơ thể chống lại bằng hệ miễn dịch trong một số trường hợp cụ thể.

F. tularensis một loại trực khuẩn đường ruột, gây ra căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tên chuyên môn là Tularemia hay còn có các tên như bệnh thỏ, sốt hươu -  gọi theo tên vật chủ truyền bệnh phổ biến. F. tularensis được chính quyền liên bang Mỹ liệt vào dạng những loại virus đặc biệt nguy hiểm nhóm 1, bao gồm một số tên "đình đám" là tác nhân gây ra các loại bệnh như dịch hạch, bệnh than hay virus Ebola.

Nguồn bệnh là nhiều loài động vật có vú và được truyền sang người bằng lây truyền trực tiếp hoặc do các loài côn trùng cắn. Bệnh gây sốt, viêm hạch và tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, phổi, đường tiêu hóa và có tỉ lệ tử vong lên tới 30%. Đến nay, bệnh được phát hiện ở nhiều nước Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, châu Phi, Liên Xô (cũ), ở Việt Nam đã có nhiều thông báo về các vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch...

Phát hiện mới này tiết lộ cách các tế bào miễn dịch chuyển các gien kích hoạt vi khuẩn thành "máy chém vi khuẩn" gọi là inflammasome AIM2. Các inflammasome sẽ tấn công các vi khuẩn F. tularensis.    

Các nhà nghiên cứu gần đây tuyên bố rằng Francisella DNA được phát hiện bởi một cảm biến DNA, cGAS, với công việc cụ thể là tham gia chuyển hóa một protein được gọi là gien hoạt hóa IRF1 trong tế bào. Quan trọng hơn, IRF1 có mặt trong quá trình sản xuất của một nhóm các protein gọi là Gbps bằng cách xâm nhập vào các tế bào xung quanh và cắt vụn chúng, từ đó tạo điều kiện cho ADN "khỏe mạnh" hoạt động nhiều hơn, sau đó kích hoạt các cảm biến AIM2 ADN để thêm sức đề kháng cho hệ thống miễn dịch, cuối cùng chế ngự các tế bào bị nhiễm trùng.

Những phát hiện này có thể đem đến giải pháp điều trị mới, bao gồm vắcxin, các loại thuốc nhằm tăng cường khả năng của IRF1, GBP hoặc AIM2 để phòng và chữa bệnh nhiễm trùng một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Hoàng Trang (theo báo nước ngoài)
.
.