Công nghệ cứu mạng binh sĩ trên chiến trường

Thứ Sáu, 15/12/2017, 13:03
Binh sĩ ngày nay có tỷ lệ sống sót tốt hơn trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh, nhưng có một sự thật: 90% binh sĩ bị thương trên chiến trường thường có nguy cơ chết trước khi được chuyển đến bệnh viện. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của TS Gareth Evans khi ông cung cấp những tiến bộ công nghệ đã cứu mạng binh sĩ.

Trung tướng Nadja Y. West, là bác sĩ phẫu thuật tổng quát của quân đội Mỹ, người đứng đầu lực lượng quân y Mỹ, nhận xét: "Các thương binh ngày hôm nay sẽ có tỷ lệ sinh tồn tốt hơn trong lịch sử chiến tranh. Khoảng 92% binh sĩ bị thương ở các chiến trường Iraq và Afghanistan đều sống sót.

Ở Việt Nam, tỷ lệ sống sót của thương binh Mỹ chỉ khoảng 75% và trong các cuộc xung đột khác thì tỷ lệ sống còn thấp hơn. Nhưng cơ hội cho thương binh Mỹ quay trở về nhà an toàn không còn hồ nghi gì nữa là đã được cải thiện, sự thật hiển nhiên là thế.

Các binh sĩ Mỹ đang cấp cứu giữ tính mạng cho đồng đội bị thương bằng Chiến thuật chăm sóc chống tử thương (TCCC hay TC3).

Trong thực tế, số các binh sĩ bị thương, không phải ai cũng sống sót. Có đến 90% tử trận ngay trên chiến trường trước khi họ kịp được chuyển đến một cơ sở điều trị y tế (MTF). Có 2 nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc làm thay đổi vấn đề, đó là chuyện gì đã xảy ra trong vài giây phút đầu tiên của chấn thương, và mức độ chăm sóc trên cáng chuyển đến bệnh viện. Nếu đồng đội của người lính và bác sĩ được đào tạo thích hợp và họ có sẵn dụng cụ tiêu chuẩn trên tay thì cơ hội cứu sống thương binh sẽ đặc biệt cải thiện cao.

Chiến thuật chăm sóc chống tử thương

Lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa thập niên 1990 bởi cộng đồng y tế  của Các lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ, Chiến thuật chăm sóc chống tử thương (TCCC hay TC3) đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn vàng cho việc chăm sóc chiến trường tiền bệnh viện, được áp dụng triệt để bởi các thành viên NATO và các quốc gia Đồng Minh của Mỹ.

Với TCCC, có một triết lý hoạt động hiệu quả cao đã được thiết kế nhằm tối ưu hóa các biện pháp can thiệp và sự sẵn sàng của các thiết bị được yêu cầu để giảm thiểu cái chết cho binh sĩ.

Dụng cụ đo lường nồng độ glucose trong máu của bác sĩ quân y Mỹ.

TCCC là một khái niệm nền tảng gồm nơi và làm thế nào để các thiết bị cứu sinh quan trọng được triển khai kịp thời, cùng một bộ dụng cụ y tế đa năng để có thể cứu trị tổng quát cho binh sĩ. Nó cũng tạo ra một cuộc cách mạng về loại công nghệ y khoa mà ngày nay đang được áp dụng vào chiến trường.

Theo ông Kevin Wheeler, giám đốc y khoa của nhà cung cấp giải pháp an toàn Survitec, thì TCCC là tất cả các trang bị cho nhân viên quân sự với những dụng cụ mà họ cần để chăm sóc cho đồng đội, trao cho họ việc huấn luyện cần thiết để có thể hỗ trợ chính xác và thành công, cũng như chăm sóc hiệu quả và tức thì.

Vào tháng 9 năm 2017, công ty Survitec đã tung ra Hệ thống chăm sóc tiền bệnh viện (PCS) bao gồm các thiết bị y khoa tiền bệnh viện tối tân, nguồn thiết bị đến từ 44 công ty chăm sóc y tế hàng đầu, chúng được đóng gói và sẵn sàng cho việc sử dụng thực địa, cũng như được tối ưu hóa qua các giai đoạn khác nhau của TCCC như chăm sóc qua hỏa hoạn, chiến thuật chăm sóc thực địa và chiến thuật di tản.

Ông Kevin Wheeler, người từng có nhiều chuyến công tác trị bệnh cho binh lính Mỹ ở các chiến trường Iraq và Afghanistan khẳng định: "PCS là một giải pháp cốt lõi cuối cùng để tiến tới một cách tiếp cận tích hợp toàn diện".

Mô-đun mở rộng và các dụng cụ hiện đại

Công ty Survitec đã trình làng một cái mô-đun có khả năng mở rộng. Mỗi mô-đun trong hệ thống được thiết kế bởi một nhóm chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc quân y và tay nghề cứu hộ để tối ưu hóa nhu cầu sử dụng, tốc độ chăm sóc và linh động thiết bị.

Ông Kevin Wheeler giải thích: "Chúng tôi đã chuẩn hóa hệ thống PCS vì một vài lý do. Trước nhất, nó giảm bớt gánh nặng đào tạo bằng việc có tính phổ biến và nhất quán của các mô-đun. Điều này cũng hỗ trợ cho việc tái cung cấp, vì thế người sử dụng sẽ biết khi nào thì họ cần bộ dụng cụ, tất cả chúng đều cùng NSN (mã Số cung cấp của NATO). Các bộ dụng cụ có thể được phân phối mà không cần phải độc đáo theo một số cách riêng nào cả. Đây chỉ là một minh họa, nhưng chúng tôi có thể tiếp cận bất kỳ khi nào có thể".

Hệ thống chăm sóc tiền bệnh viện (PCS) của công ty Survitec mang lại sự tích hợp toàn diện cho chữa trị thương binh.

PCS bao gồm một loạt các kịch bản chấn thương khác nhau, bao gồm chiến thuật chăm sóc thực địa, chiến thuật di động, khai thác, chiến thuật chăm sóc di tản, chăm sóc duy trì nạn nhân, chăm sóc bệnh binh hàng loạt, các vấn đề môi trường, hoạt động hải quân và hóa chất, sinh học, bức xạ và các dạng môi trường hạt nhân (CBRN).

Mỗi chiến thuật đều có những thách thức đặc biệt riêng và theo tài liệu của công ty Survitec thì các mô-đun được tạo ra là nhằm "khôi phục toàn diện sức chiến đấu của bệnh binh mà không cần phải đụng tới tiêu chuẩn bệnh viện".

Mô-đun chăm sóc thực địa cung cấp khả năng di động để quản lý ngay tức thời hỗ trợ y tế đầu tiên cho người lính tại thời điểm họ vừa bị thương trên chiến trường hay dưới làn đạn; trong khi bộ dụng cụ Linh động chiến thuật lại có thể khiến cho bệnh nhân được chuyển qua những địa hình gồ ghề trong những chặng đường dài.

 Bộ dụng cụ cứu hộ thương vong và thương vong hàng loạt lại bao gồm các nguyên vật liệu y khoa cần thiết nhằm đảm chắc chữa trị cho nhiều bệnh nhân trong suốt liên tục 72 tiếng đồng hồ.

Đối với những ai chiến đấu ở chiến trường xa mà bị thương thì bộ dụng cụ Tiếp Huyết được thiết kế đặc biệt, nhằm cung cấp một phương pháp an toàn để vận chuyển máu cho phép thương binh được truyền máu toàn bộ trước khi họ nhập viện, nhằm tránh mất nhiều máu hậu chấn thương mà thường là căn nguyên gây nên sự đột tử hàng loạt của binh sĩ trên chiến trường.

Hệ thống PCS còn có bộ trích xuất cho phép cứu hộ và phục hồi binh sĩ; bộ dụng cụ CBRN cho phép chăm sóc các bệnh nhân bị ảnh hưởng mà không gây rủi ro ngộ độc cho nhóm chăm sóc trên máy bay hay trong xe cứu hộ. Một số mô-đun còn được chế tạo không thấm nước dùng cho các nhu cầu hải quân.

Chính sách đào tạo

Tất nhiên các thiết bị tốt nhất trên thế giới sẽ ít được sử dụng nếu không trải qua bàn tay đào tạo nhằm vận hành hiệu quả nó. Để đáp ứng nhu cầu này, có các khóa huấn luyện bao gồm mọi thứ từ việc làm quen mô-đun và các khóa học được thiết kế để dạy cho những người không chuyên về y tế cho đến việc quản lý để cứu mạng bệnh nhân, hay các chiến thuật nguy cấp, hoặc tại những khu vực xa xôi hẻo lánh, đúng với các kỹ năng chiến thuật tiên tiến.

Mô-đun cứu hộ không thấm nước của tập đoàn Survitec dùng để trị bệnh cho lính Hải quân.

Ông Kevin Wheeler giải thích: "Việc đào tạo được tiến hành tại nơi sống của khách hàng để giảm chi phí và khâu hậu cần. Rất rẻ và dễ dàng để phái đi một nhóm những cá nhân được đào tạo phục vụ một lúc cho 40 thương binh. Khóa đào tạo thường là đào tạo bậc cao đối với việc sử dụng các bộ dụng cụ và trang thiết bị theo lối "người trước chỉ bày người sau". Cách tiếp cận này cho phép người dùng phát triển các chuyên môn hữu cơ của họ, rồi thì phổ biến nó thông qua các chuỗi lệnh, thông qua các khóa học nội bộ hay đại loại.

Công ty Survitec chỉ mới chính thức công bố hệ thống PCS tại triển lãm DSEI hồi tháng 9 năm 2017 ở London, nhưng dường như đã làm khuấy động nhiều sự quan tâm. Cơ quan vật liệu quốc phòng Na Uy (NDMA) gần đây đã ký một hợp đồng chính thức với công ty Thụy Điển là Promoteq AB mà Survitec đóng vai trò là nhà thầu phụ nhằm xây dựng cỗ máy tích hợp (SI) trị giá 18 triệu USD trong thời gian 3 năm.

Ông Kevin Wheeler bật mí rằng một số quốc gia nằm ở vùng Scandinavia khác cũng đang thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực này và xa hơn ông nói rằng Tập đoàn Survitec đang để lại dấu ấn toàn cầu và hoàn toàn có ý định sẽ tận dụng chuỗi cung ứng toàn cầu của họ cho việc phát triển khả năng xa hơn nữa.

Ông Wheeler nhấn mạnh: "Chúng tôi là một công ty tư duy và sáng tạo hàng đầu, chúng tôi đang tìm các cơ hội để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình. Đội ngũ y khoa của chúng tôi - những người đã có kinh nghiệm xông pha trận mạc - cho phép chúng tôi thiết kế các giải pháp và mang lại cho khách hàng những sự hỗ trợ và giải pháp đáng tin cậy nhất. Vì lẽ đó, chúng tôi nghĩ rằng các giải pháp của mình được thiết kế để thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng, cũng như kinh nghiệm và kiến thức của họ".

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.