Cuộc cạnh tranh cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Thứ Tư, 15/05/2019, 12:17
Nó chả giống với bất kỳ thứ gì mà quý vị muốn có trong lồng ngực. Hai nửa cầu kỳ lạ được bọc trong lớp vải - Dacron, Silastic và polyurethane phần chóp của nó như những cánh hoa đang trong thời gian phân hủy, phần khác có những mạch máu màu nâu hao hao như máu lâu ngày.

Có 2 cái ống trổ từ đâu đó ở nửa phần dưới của nó. Một thiết bị thật khó nói với cái hình dạng vô cùng kỳ lạ. Thực tế thì nó lại là một trong những thiết bị nổi tiếng nhất mọi thời đại: quả tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới được cấy vào cơ thể người tại thời điểm tháng 4 - 1969 ở Houston (Texas, Mỹ).

Nỗi ám ảnh bệnh tim

Bệnh tim mạch là căn nguyên gây tử vong chính, nhưng không như bây giờ, các căn nguyên và điều trị bệnh tim và cụ thể đau tim nhiều năm trước vẫn còn là một bí ẩn.

Nóng hổi nhất là sự kiện phẫu thuật tim, và 2 trong số các bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực tim mạch ở Houston: bác sĩ Michael DeBakey, người đã tạo dựng Đại học y khoa Baylor và mở rộng Trung tâm y khoa Texas thành một nền tảng y học tiến bộ toàn cầu; và bác sĩ Denton Cooley, công dân gốc Houston, người đã được đào tạo ở Johns Hopkins (Baltimore) và cùng với một số bác sĩ phẫu thuật tốt nhất ở Bệnh viện Brompton (London).

Bác sĩ Denton Cooley trong một ca cấy ghép tim nhân tạo. Ảnh nguồn: Daily Express.

Trong khi ông Michael DeBakey đã tạo dựng tên tuổi như là bác sĩ phẫu thuật mạch máu, một quản trị viên tài năng và là phát ngôn viên quốc gia về sức khỏe cộng đồng; thì bác sĩ Denton Cooley lại rất đặc biệt bởi độ chính xác cùng tốc độ trong khi mổ tim và nó đã biến ông thành một huyền thoại.

Hai người đàn ông đối nghịch về thể chất và tính khí. Bác sĩ Michael DeBakey vốn là con của một cặp vợ chồng nhập cư gốc Li-băng, họ đã định cư ở Baton Rouge (Louisiana), ông có dáng vóc nhỏ thó và vẻ bất cần với những kẻ trịch thượng với mình, nhưng lại rất uyên bác với các đồng nghiệp và khách quen của mình.

Bác sĩ Denton Cooley lại xuất thân từ một gia đình danh giá ở Houston, dáng cao ráo và lôi cuốn. Hai quý ông tuy khác nhau, nhưng lại chung nhau ở 1 điểm: tham vọng không ngừng. Tham vọng đó đã được thử nghiệm khi một bác sĩ phẫu thuật người Nam Phi, Christiaan Barnard đã cấy ghép quả tim người đầu tiên vào tháng 12 - 1967 trong khi các bác sĩ tim mạch lừng danh nước Mỹ phải đứng sang một bên.

Trong khoảng thời gian đó Denton Cooley đã cảm thấy mình bị ngáng trở bởi nhiều thứ, bao gồm người đã đưa ông đến Baylor vào năm 1951, Michael DeBakey. Ông DeBakey có dự cảm tốt về tài năng, nhưng ông không đủ khả năng để nuôi dưỡng nó.

Rất nhanh chóng, Cooley đã chịu sự quản lý của DeBakey và theo phong cách Texas, Cooley đã quyên góp đủ tiền trong số những người bạn dầu khí hảo tâm của mình để rời khỏi Bệnh viện giám lý của DeBakey để tự mình gầy dựng nên Viện tim Texas vào năm 1962. Sự việc của Barnard đã làm tăng nhiệt tại thời điểm đó, tạo nên cuộc cạnh tranh giữa 2 bác sĩ phẫu thuật mà ai cũng muốn họ trở thành người nổi tiếng nhất thế giới.

Không chịu lép vế trước vị bác sĩ ngoại quốc Christiaan Barnard, bác sĩ DeBakey, người đã tỏ ra hoài nghi về các cấy ghép, đã làm việc suốt nhiều năm về thay thế tim nhân tạo, đã bắt đầu tỏ ra sự nhượng bộ và quan tâm tới cấy ghép tim.

DeBakey đã không mời bác sĩ Cooley cùng tham gia với mình (ông Cooley đã thực hiện ca cấy ghép tim đầu tiên thành công tại Mỹ vào năm 1968, và kể từ đó đã thực hiện nhiều ca cấy ghép tim hơn bất kỳ bác sĩ phẫu thuật nào khác trên thế giới: 17 ca). (Sau này, bác sĩ Denton Cooley đã phân trần rằng: "Có thể không khiêm tốn đối với tôi, nhưng tôi nghĩ rằng vì mình là bác sĩ phẫu thuật tim kinh nghiệm nhất thế giới, chỉ có tôi mới đủ tiêu chuẩn để thực hiện cấy ghép tim ở Houston").

Chuyện về quả tim nhân tạo

Vào cuối năm 1968, chỉ có 3 bệnh nhân của bác sĩ Cooley vẫn còn sống và không ai biết tại sao. (Sự ra đời của thuốc Cyclosporine, thuốc ức chế hệ miễn dịch và cho phép cơ thể chấp nhận quả tim mới, vẫn còn dùng thêm 15 năm nữa).

Các bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng trên thế giới thời đó - người cũng mất các bệnh nhân sau phẫu thuật, đang kêu gọi một lệnh cấm về thủ tục ghép tim. Sau khi rời khỏi phòng thí nghiệm của bác sĩ DeBakey, đột nhiên bác sĩ Cooley nảy ý định ghép tim.

Cooley đã hợp tác với nhà phát minh kiêm phẫu thuật người Argentine tên là Domingo Liotta - người này cũng tỏ ra thất vọng với sự thiếu quan tâm về tim nhân tạo của bác sĩ DeBakey mà ông được thuê để tạo ra nó. (Các thử nghiệm trên bê đã không mang lại hứa hẹn nào, con bê sau phẫu thuật chỉ sống một thời gian ngắn).

Năm 1969, Haskell Karp, một nhân viên hiệu in tròn 47 tuổi (sống ở Skokie, Illinois) đã tìm đến Houston và yêu cầu bác sĩ Cooley rằng mình muốn nhận 1 quả tim mới. Tim có sẵn thì không có, nhưng bác sĩ Cooley nghĩ ra cách để bệnh nhân Karp sống đến khi có tim mới. Ngày 4 - 4 - 1969, cái mà được gọi là "quả tim Cooley-Liotta" đã nằm trong lồng ngực của Karp chỉ trong 3 ngày ghép tim, cho đến khi bệnh nhân nhận một quả tim người cấy ghép; và Karp đã qua đời vì chứng nhiễm trùng không đầy 2 ngày sau đó.

Bản thân thiết bị ghép tim khi đó hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ (Smithsonian). Nhưng chính lịch sử tạo nên điều kỳ diệu: Cooley và Liotta đã chứng minh rằng: con người có thể được giữ sống với một quả tim nhân tạo, nó đã khởi động một nhiệm vụ kéo dài đến tận ngày nay.

T.H.
.
.