KALI 5000 của Ấn Độ mạnh cỡ nào?

Thứ Bảy, 18/07/2020, 14:06
KALI 5000 là loại vũ khí tối mật hiện đang được phát triển của Ấn Độ, nó có thể chặn các loại tên lửa, chiến cơ, vệ tinh của đối phương hoặc bất kỳ thứ gì miễn có mạch điện bên trong nó. KALI là tên viết tắt của 4 chữ cái của Máy gia tốc electron tuyến tính. Cơ quan phát triển ra KALI là DRDO (Tổ chức phát triển và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ) và BARC (Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhaba).

Buổi ban đầu KALI được phát triển theo tư duy công nghiệp, nhưng sau đó khi các nhà phát triển nhận ra tiềm năng biến nó thành một loại vũ khí và họ đang cố gắng để hoàn thiện nó. KALI hoạt động như sau: nếu có một tên lửa được phóng về hướng Ấn Độ thì cỗ máy sẽ nhanh chóng phát ra một chùm xung cực mạnh gọi là Chuỗi tia điện tử tương đối tính (REB) để vô hiệu hóa tên lửa lạ. Vậy nó đáng gờm như thế nào?

Lịch sử và thiết kế lạ

Nguồn gốc của dự án KALI thật sự mới được hé lộ chút ít tại thời điểm năm 1985, khi đó giám đốc của BARC là Tiến sĩ R Chidambaram đang suy tính đến việc chế tạo ra một cỗ máy gia tốc electron.

Dự án bắt đầu khởi động từ năm 1989 nhằm mục tiêu sản xuất ra một chuỗi xung electron đạt khoảng 100 nano / giây với nguồn năng lượng tương đương 1 Mega electron volt (MeV). Bản thân chùm tia điện tử này có thể được sử dụng cho các mục đích hàn. REB được tạo ra sẽ được dùng cho việc sản sinh sóng viba công suất cao (HPM) và Chuỗi tia X-quang chớp lóe (FXR).

Các máy gia tốc đầu tiên có công suất 0.4 GW và được tăng cường thành các phiên bản mới nhất có công suất mạnh hơn, chúng bao gồm KALI 80, KALI 200, KALI 1000, KALI 5000 và KALI 10000. Ngay từ năm 2004, dự án KALI đã được đưa vào hoạt động.

Loại vũ khí bị tình nghi là KALI5000 đang được phát triển tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhaba (Ấn Độ). Ảnh nguồn: Quora.

Chuỗi KALI của các máy gia tốc được miêu tả là "Các máy gia tốc điện tử Gigawatt đơn xung nhịp". Các cỗ máy gia tốc hiện tại đã có thể chạm đến mốc 40 GW.

Thời gian xung là khoảng 60ns. Các bức xạ vi sóng phát ra từ KALI-5000 tồn tại trong phạm vi từ 3 đến 5 GHz. Loại KALI-5000 là máy gia tốc xung của năng lượng điện tử 1 MeV, thời gian xung từ 50 đến 100 ns, dòng điện 40kA và mức công suất 40 GW. Hệ thống máy gia tốc này được cho là khá cồng kềnh, KALI-5000 có trọng lượng tới 10 tấn, còn máy gia tốc KALI-10000 thì nặng tới 26 tấn! Chúng cũng rất "đói" điện và cần một bể làm mát dùng tới 12.000 lít dầu!

Thời gian nạp điện cũng khá lâu. Ngoài ra, hệ thống kích nổ xung là một động cơ đơn giản hơn về mặt cơ học nếu so sánh với động cơ tuốc-bin khí, trong đó sóng đốt cháy sẽ lan đi với tốc độ siêu âm có liên quan đến hỗn hợp nhiên liệu oxy hóa không cháy. Nó sử dụng các vụ nổ ô xy hóa nhiên liệu liên tục lặp đi lặp lại để sản sinh ra lực đẩy.

Tuy nhiên, đối với các hệ thống bay, việc kích nổ đòi hỏi phải có một ống dây dài nhằm chứa lượng năng lượng đầu vào cần thiết. Phòng thí nghiệm nghiên cứu tên lửa đạn đạo Ấn Độ (TBRL) đã làm việc trên một hệ thống nhằm giảm chiều dài của động cơ để có thể áp dụng nó vào các phương tiện bay không người lái (UAV) và cũng như hệ thống các tên lửa khác.

Rajiv Nayan, một chuyên gia công nghệ tên lửa, bật mí: "Việc phát triển công nghệ kích nổ xung của Ấn Độ là một thành tựu to lớn cho các nhà khoa học nước tôi. Công nghệ này cực kỳ quan trọng cho các loại tên lửa hành trình, tên lửa diệt hạm và các UAV trong đó nó sẽ điều khiển tốc độ và hiệu quả nhiên liệu của tên lửa hay các loại máy bay không người lái (drone)".

Các ứng dụng chưa từng biết

DRDO đã tham gia vào công tác tạo cấu hình cho KALI nhằm phù hợp với các mục đích sử dụng của họ. Chẳng hạn như nó có thể được sử dụng thành một loại vũ khí diệt vệ tinh bằng cách làm cho nó hoạt động ăn ý với một số loại tên lửa tầm trung.

KALI cũng được dùng trong thiết kế các tấm khiên tĩnh điện để "gia cố" LCA và các loại tên lửa từ một cuộc tấn công vi sóng của kẻ thù, cũng như giúp bảo vệ các vệ tinh chống lại Xung điện từ tử thần (EMI) thường được sản sinh ra từ các loại vũ khí hạt nhân và những dạng nhiễu loạn vũ trụ khác, nó sẽ "bay" và phá hủy các mạch điện tử của đối phương.

Những thành phần điện tử được sử dụng trong tên lửa hiện nay có thể chống chọi ở mức 300 V/cm, trong khi đó một cuộc tấn công bằng EMI có thể đạt tới hàng ngàn V/cm. Không lực Mỹ và hãng Boeing đã hé lộ về một thứ vũ khí nhịp tim điện từ gọi là CHAMP (Dự án tên lửa tiến bộ nhiên liệu vi sóng cao đảo ngược phần cứng).

Trong cuộc thử nghiệm, 1 tên lửa CHAMP đã làm suy yếu mục tiêu của nó một cách hiệu quả bằng triệt hạ vi sóng tại một tòa nhà 2 tầng được nhét đầy PC và các phần cứng, thử nghiệm cũng vô hiệu hóa luôn các camera ở hiện trường.

Trong khoảng thời gian 60 phút, tên lửa CHAMP đã hủy diệt lớp khung điện tại 7 cấu trúc mục tiêu, và gần như không có sự phản ngược. Khả năng phát ra các xung mạnh và chuyển đổi năng lượng điện tử thành Bức xạ E.M đang làm nhen nhóm lên hy vọng rằng KALI có thể được cải tạo thành súng vi sóng công suất cao (HPMG).

Vũ khí KALI5000 dự định sẽ được triển khai ngay vào lúc bắt đầu chiến tranh, hoặc ngay tại thời điểm nắm được thông tin tình báo chính xác về một cuộc tấn công nguyên tử sát gót. Nhưng việc áp dụng KALI vào lĩnh vực quốc phòng cũng phải mất thêm thời gian. Các nhà khoa học đang cố gắng làm cho hệ thống nhỏ gọn hơn, thời gian nạp điện nhanh hơn, cũng như phát triển thêm nhiều thành phần hơn nữa.

Phan Bình (tổng hợp)
.
.