Nghiên cứu robot côn trùng làm gián điệp

Thứ Năm, 02/05/2019, 14:09
Hãy tưởng tượng quý vị đang ở trong một vùng chiến sự, có lẽ là nấp trong rừng hay ngụ trong một tòa nhà đổ nát nào đó, rồi bất thình lình nghe thấy tiếng vỗ cánh kèm âm thanh ù ù tiến đến gần hơn. Hôm nay, nó chỉ có thể là một con côn trùng. Nhưng trong tương lai, nó có thể là thứ "đánh hơi" ra quý vị.

Animal Dynamics, một công ty khởi nghiệp của Anh vốn đến từ Đại học Oxford, đã sản xuất các loại máy móc và drone lấy cảm hứng từ sinh học, bao gồm loại drone mang tên là Skeeter có hình dáng con chuồn chuồn, và kích cỡ bằng cây bút dùng cho hoạt động trinh sát quân sự.

Bộ não đằng sau chiếc drone hình con chuồn chuồn này đến từ một cựu vận động viên vô địch nhảy dù người Anh tên là Adrian Thomas.

Vị giáo sư 56 tuổi của Đại học Oxford là đồng sáng lập và cũng là giám đốc khoa học của công ty Animal Dynamics, chuyên nghiên cứu về các cơ chế sinh học: làm thế nào động vật có thể bay và di chuyển? Tại một bữa tiệc được tổ chức vào năm 2013, hai ông Adrian Thomas và Alex Caccia đã bắt đầu phiếm chuyện về những cái vi cá và các câu hỏi về bơi, dẫn đến việc cả hai cùng khởi động dự án Animal Dynamics.

Loại máy bay không người lái hình con chuồn chuồn Skeeter.

Alex Caccia, một doanh nhân công nghệ kỳ cựu, người đang giữ vai trò giám đốc điều hành (CEO) của Animal Dynamics, giải thích: "Tôi rành về kinh doanh, tài chính và làm thế nào để điều hành một công ty; trong khi anh Thomas lại là một nhà khoa học thực thụ". Lúc còn nhỏ, cậu bé Thomas đã mày mò chế tạo thành công chiếc máy bay mô hình, và là phi công nhảy dù ở thuở đầu đời, bản luận án của ông về những chiếc đuôi chim và liên tục đạt giải vô địch nhảy dù Anh trong 2 năm 2006 và năm 2009.

GS Adrian Thomas kể: "Lần đầu tiên tôi giành chiến thắng, tôi đã thiết kế chiếc cánh dựa trên đôi cánh của chim hải âu. Đôi cánh hoạt động thật tuyệt, tiếc là nó không mấy thân thiện với người dùng".

Ám ảnh bay đã khiến GS Thomas đi vào việc kinh doanh. Vị giáo sư khả kính giải thích: "Cách để thực sự hiểu về việc làm thế nào chim hay côn trùng bay, là phải chế tạo ra một thiết bị sử dụng cùng các nguyên lý bay. Và đó là cách chúng tôi thành lập ra công ty Animal Dynamics để theo đuổi điều đó".

Dự án Animal Dynamics có 44 nhân viên và vốn liên danh là 8 triệu USD và các hợp đồng đến từ Bộ Quốc phòng Anh đã báo hiệu cho sự chú ý ngày càng tăng đối với những thiết kế lấy cảm hứng từ sinh học. Các loài động vật đã lấy làm hình mẫu trong một thiên niên kỷ tiến hóa để trở nên hiệu quả nhất có thể, một sứ mạng cấp bách cho thế giới phi hữu cơ trong một kỷ nguyên của biến đổi khí hậu.

GS Adrian Thomas phát biểu: "Các hệ thống tự nhiên luôn được thiết kế để sao cho hiệu quả nhất. Và chúng ta mới tóm được cái bề nổi đồng nghĩa là sẽ phải thiết kế ra những hệ thống hiệu quả hơn".

Có 3 dự án đang được triển khai ở Animal Dynamics: 1-  Skeeter là một loại drone tự chủ hình dáng côn trùng dùng cho mục đích trinh sát quân sự; 2 - Stork là một loại mô hình drone kiểu dù lượn tiến bộ nhất dùng trong các hoạt động tiếp tế của quân đội; 3 - Malolo là một loại máy bay dưới nước mà có một bộ phận có thể đẩy nó đi thay vì dùng tới chân vịt.

Skeeter đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển và các thử nghiệm đầu tiên đã bắt đầu. Dự án Stork đang được tiến hành, và công ty Animal Dynamics dự kiến sẽ triển khai dự án này vào thực tiễn trong năm 2020. Cả 2 thiết kế dự án này đều lấy cảm hứng từ động vật.

GS Adrian Thomas giải thích: "Những loại drone cỡ nhỏ thường có những vấn đề về di chuyển khi trời có gió lớn. Nhưng loại drone chuồn chuồn lại vô tư trước điều kiện thời tiết này. Vì vậy chúng tôi đã thiết kế loại cánh vỗ cho loại drone Skeeter của mình. Mặt khác, drone Stork được chế tạo khá hiệu quả, nó có thể mang các kiện hàng với giá thành thấp".

Ai đang muốn những loại drone côn trùng bay xung quanh? GS Thomas phản hồi: "Điều lệ công ty của chúng tôi là chúng tôi không sản xuất vũ khí. Các loại drone của chúng tôi được thiết kế cho 2 mục đích trinh sát và hậu cần. Chúng tôi không có ý định đặt vũ khí lên mình chúng".

Nói thì vậy, nhưng ai biết 3 dự án của GS Thomas có làm việc cho quân đội hay không? GS Thomas tiết lộ: "Về cơ bản chúng tôi sử dụng chúng như những thử nghiệm bản beta. Họ đã kiểm tra kỹ lưỡng các thiết kế của chúng tôi và tài trợ cho các nghiên cứu ban đầu này. Nhưng trong tương lai, chúng tôi cho rằng họ chỉ là một bộ phận nhỏ trong số các khách hàng của chúng tôi.

Lấy ví dụ như dự án Stork, sẽ dùng chính yếu trong hậu cần dân sự và cứu trợ nhân đạo. Cũng có hứa hẹn cho hoạt động thương mại điện tử, nhưng khung pháp lý vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng".

GS Thomas nói rằng ông và công ty mình muốn điều chỉnh các loại vũ khí tự chủ ở cấp độ quốc tế. Ông cũng tỏ ra lúng túng khi nhìn thấy những chiếc xe tăng tự chủ đang thực hiện các bài huấn luyện quân sự ngay tại nơi mà Animal Dynamics đang thử nghiệm các nguyên mẫu drone mặc dù có sự đảm bảo giám sát của con người.

GS Thomas chắc nịch: "Các thiết kế của chúng tôi rất thách thức và tinh tế. Nhưng vấn đề ở đây là chúng tôi đã thành công với lực nâng và sức chịu đựng, loại drone Skeeter đã bay ra bên ngoài khá dễ dàng. Hiện chúng tôi đang làm việc để tăng thời gian bay cũng như tăng sức mạnh và tuổi thọ hoạt động của nó".

Cũng có nhiều mục đích sử dụng drone cho hòa bình. Các mẫu thiết kế như Skeeter có thể xông thẳng vào những tòa nhà bị đổ sập sau động vật hay giám sát các nông trang như tập quán của loài ong. Nhưng sau rốt, chúng cũng hữu ích khi hoạt động trên các chiến trường.

Phan Bình (tổng hợp)
.
.