Người Hong Kong ứng phó thế nào với lệnh nghỉ học?
- Ban hành hướng dẫn đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến
- Cần thống nhất nội dung dạy học trực tuyến và trên truyền hình
- Paparazzi và sự trỗi dậy của truyền thông trực tuyến
Lệnh đóng cửa trường học
Trước sự bùng phát của dịch COVID-19, tất cả các trường học ở Hong Kong đã bị đóng cửa kể từ tháng Giêng năm 2020. Việc đóng cửa trường học chỉ là một phần của các biện pháp "cách ly xã hội" mà đặc khu đang cố gắng làm, bao gồm cả việc đóng cửa các thư viện, bảo tàng cùng những cơ sở giải trí như các bể bơi.
Học sinh ở cấp bậc mầm non đã thông qua các lớp học trực tuyến, một động thái mà Vụ giáo dục Hong Kong gọi là "đình chỉ các lớp học, không đình chỉ học tập".
Một giáo viên đang dạy học trực tuyến. |
Khi virus Corona chủng mới phát tán trên khắp toàn cầu, những quốc gia khác đã bắt tay với Hong Kong và Trung Quốc đại lục trong một thử nghiệm bằng cách học trực tuyến. Các đại học danh tiếng của Mỹ như Đại học Washington và Đại học Stanford cũng đã chuyển qua học trực tuyến trong phần còn lại của quý. Một số chuyên gia tin rằng việc đóng cửa trường học rộng rãi và lâu dài sẽ là cần thiết chí ít là tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm virus cao trong cộng đồng.
Các giải pháp học trực tuyến bổ ích
Học trực tuyến có gì đặc biệt ở Hong Kong? Thứ nhất, đặc khu này đã được hưởng lợi từ sự thâm nhập mạng cao khi mà công dân trên 10 tuổi là đã biết cách dùng mạng internet. Vì mạng mà cũng nảy sinh nhiều rắc rối.
Đó là có một sự đa dạng rất nhiều hình thái trường học ở Hong Kong: từ các trường do chính phủ điều hành cho đến các trường tiếng Anh vốn dành cho các học sinh không biết nói tiếng Quảng Đông, còn chưa nói đến rất nhiều trường tôn giáo tư thục và trường quốc tế.
Vì Hong Kong không có chương trình dạy trực tuyến cụ thể nên là các trường phải cùng nhau sử dụng vô số nền tảng và ứng dụng giáo dục, như Lớp học Google (Google Classroom, một dạng dịch vụ web tự do dùng để phân công và chia sẻ công việc); BrainPOP, một ứng dụng cung cấp các video giáo dục ở dạng phim hoạt hình.
Một số học sinh sẽ học cùng với bạn học của họ trong thời gian thực. Số học sinh khác được phép xem trước các video, hoặc hoàn thành các tờ bài tập về nhà được gửi bằng thư điện tử (email) theo tốc độ của riêng họ. Một số bậc phụ huynh rất mừng trước các giải pháp mới mẻ này.
Sống ở Hong Kong suốt 16 năm qua, cô Anna Adasiewicz, người gốc Ba Lan, là giám đốc phát triển kinh doanh, tỏ ra lạc quan. Con gái 12 tuổi của cô hiện đang theo học tại một trường Anh chi nhánh ở Hong Kong (do Qũy các trường Anh (ESF), đơn vị đang điều hành 22 trường học ở đây đài thọ). Ngôi trường của cô bé đang sử dụng dịch vụ miễn phí để phân công bài tập, giám sát tiến bộ, để các học sinh và giáo viên trò chuyện.
Các giáo viên cũng thực hiện những bài học tương tác thông qua ứng dụng Google Hangouts Meet - một phần mềm họp thực tế ảo được tạo ra miễn phí trong cơn đại dịch COVID-19. Adasiewicz phấn khởi nói: "Cháu nhà tôi rất tập trung với ứng dụng Google Hangouts Meet và không bị phân tâm bởi những bạn học khác. Tôi đang tưởng tượng cảnh giáo viên rất thoải mái kiểm soát thời gian và âm lượng tiếng ồn của học sinh".
Cat Lao (một phụ tá lớp học giáo dục đặc biệt) người có 3 con gái từ 3, 6 và 8 tuổi, cũng tỏ ra hào hứng với trải nghiệm giáo dục mới. Con gái giữa của cô Cat Lao đang dùng ứng dụng Seesaw để chia sẻ các bài tập với giáo viên của mình và nhận phản hồi từ họ. Cháu gái đầu dùng Google Classroom và ứng dụng Flipgrid (một ứng dụng mà các giáo viên có thể xây dựng các dạng chủ đề hoặc bộ câu hỏi dành cho học sinh nhằm phản hồi thông qua video).
Tuy vậy, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra không thoải mái lắm khi bỗng dưng họ bị biến thành giáo viên bán thời gian bất đắc dĩ. Bà Susan Bridges, một giáo sư giáo dục tại Đại học Hong Kong, người chuyên nghiên cứu về học trực tuyến, thừa nhận: "Quả là rất cam go vì nhiều bậc cha mẹ buộc phải gồng mình để điều chỉnh phong cách của họ sao cho có cảm giác như đang đi học".
GS Susan Bridges nhấn mạnh đến việc các giáo viên cần phải pha trộn các chiến lược của họ trong dạy học, điều này có thể tạo ra những bài giảng ngắn hơn và tích hợp giải câu đố thời gian thực, cùng thực hành giải bài tập trực tuyến theo nhóm.
Khía cạnh khác của xã hội hóa giáo dục
Đại học Hong Kong đang giúp các giáo sư tạo ra những môi trường học trực tuyến năng động hơn bằng cách dùng các dạng nền tảng họp video như Zoom và công nghệ ghi âm như Panopto, trong đó có chèn các câu đố; hay PowePoints có chú thích các bài giảng được ghi âm trước.
Ngoài ra, mỗi giáo sư sẽ tự thiết lập các định dạng lớp học riêng. Một vấn đề khác đáng lưu tâm: chăm sóc trẻ em là một vấn đề lớn ở đặc khu hành chính Hong Kong. Nhiều người dân giờ đây đang quay trở lại văn phòng sau một thời gian làm việc từ xa, để con cái ở nhà trước mặt các màn hình. Gần một nửa số trẻ em Hong Kong được chăm sóc bởi "các vú em" đến từ 2 quốc gia láng giềng Philippines hay Indonesia. Các gia đình khác nhờ ông bà chăm sóc, đồng nghĩa những người cao tuổi (không biết nói tiếng Anh) phải đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật.
Nhưng không phải môn nào cũng triển khai học trực tuyến được. Thật khó dạy giáo dục thể chất theo kiểu trực tuyến, và bỏ tập thể dục không chỉ tăng cao tỷ lệ béo phì mà còn cho cả thị lực. Hong Kong là một trong những khu vực chiếm tỷ lệ bệnh cận thị cao nhất thế giới với 70% trẻ em trên 12 tuổi đều mắc phải căn bệnh này, và các chuyên gia tin rằng căn nguyên là do trẻ em sinh hoạt trong nhà quá nhiều, dòm sát các vật thể như sách vở và máy tính bảng.
Đối với nhiều trẻ em thì lối đi bộ và sân bóng rổ trên nóc trường học đã mang đến vài cơ hội cho trẻ nô đùa ngoài trời. Một số trường đang khích lệ học sinh thường xuyên nghỉ giải lao để làm các bài tập thể dục nho nhỏ như nhảy cầu chẳng hạn.