Chuẩn bị ứng phó khủng bố sinh học cho Olympic 2020

Thứ Sáu, 22/11/2019, 21:00
Quốc đảo Nhật Bản đang cấp tập đẩy mạnh việc chuẩn bị sự kiện Thế vận hội, trong đó có việc xử lý các bệnh truyền nhiễm ứng phó với cuộc tấn công khủng bố sinh học có thể xảy ra. Mặt khác, việc chuẩn bị này cũng giúp Nhật Bản bắt kịp sự mở rộng công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Nhật Bản, nơi đang đợi khoảng 600.000 du khách quốc tế viếng thăm sự kiện Thế vận hội vào mùa hè 2020, đang có kế hoạch để đương đầu với một đợt dịch bùng phát bất ngờ. 

Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) ở Tokyo đã bắt đầu thử nghiệm các virus Ebola sống và 4 loại bệnh sốt xuất huyết do siêu vi (viết tắt VHF) là Marburg, Lassa, Crimean-Congo và Nam Mỹ, trong một nỗ lực nhằm chẩn đoán chính xác hơn và cải thiện các phương pháp phát hiện bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên 5 tác nhân bệnh học này đã được đưa vào thử nghiệm trên quốc đảo Nhật Bản.

Giới chức Nhật Bản đã tiến hành một đợt tập huấn chống khủng bố ở thành phố Saitama vào năm 2005.

Để có được những thành tựu trên, Nhật Bản đã nâng cấp phòng thí nghiệm của mình nhằm đạt được mức độ an toàn sinh học cao nhất - trong đó bao gồm các tòa nhà được bảo vệ an ninh suốt 24 giờ trong một tuần với áp suất không khí âm nhằm đảm bảo cho không khí có thể tuần hoàn bên trong các tòa nhà nhưng không gây ra bầu không khí nặng nề.

Nó cũng giống như bộ đồ bảo hộ của các phi hành gia vũ trụ với nguồn cung không khí riêng, các vòi cùng với đó là hoa sen hóa học và các bộ lọc không khí nặng nề. Phòng thí nghiệm của NIID nằm ở vùng ngoại ô phía tây của thủ đô Tokyo, Cơ sở này được xây dựng từ năm 1981 nhằm xử lý các loại virus độc hại nhưng không cho phép chứa các mầm bệnh truyền nhiễm BSL-4 cho mãi đến năm 2015, vì cư dân địa phương e ngại rằng một đợt dịch bệnh tiềm tàng sẽ biến thành sự thật nếu như các giao thức ngăn chặn bị thất bại.

Các nhà nghiên cứu tại NEIDL đang bắt đầu làm việc với mầm bệnh mức độ 4 đầu tiên của họ, virus Ebola, trong năm 2018 tức sau hơn một thập niên bận rộn đánh giá các rủi ro, thực hiện các phiên điều trần công khai và cả những vụ kiện cáo thất bại do dân tình địa phương cho rằng phòng thí nghiệm nên được xây dựng ở những khu vực hẻo lánh.

Nghe có vẻ hợp lý khi đề cập đến công tác chuẩn bị cho một đợt dịch bùng phát ngay trước các sự kiện quan trọng như Thế vận hội, tuy nhiên nghiên cứu mầm bệnh và virus học lại là một sứ mạng dài hạn.

Trong khi các đợt dịch lớn của virus Ebola tại Thế vận hội được xem là khá hiếm do bởi sự lây nhiễm không truyền trong không khí mà nó trực tiếp tiếp xúc với dịch cơ thể của những người bị nhiễm bệnh. Bà Elke Mühlberger nói rằng những virus như Ebola thường trở nên nghiêm trọng hơn, và cần nhiều nghiên cứu hơn để xử lý ổn thỏa chúng.

Nhà vi trùng học Elke Mühlberger giải thích: "Nhật Bản nên tham gia vào sân chơi để tìm ra các biện pháp ứng phó cũng như những chủng ngừa để chống lại các virus này. Thật đáng tiếc khi biết rằng họ (Nhật Bản) đã không thể tiến hành nghiên cứu này trước khi virus bùng phát thành dịch bệnh".

Ông Richard Ebright, một nhà vi trùng học và phê bình về phòng vệ sinh học tại Đại học Rutgers (tiểu bang New Jersey, Mỹ) tỏ vẻ không tin rằng Nhật Bản chỉ hành động vì mối bận tâm sức khỏe cộng đồng. "Có một cuộc chạy đua vũ trang quốc tế đối với năng lực BSL-4. Mỹ đã bắt đầu tiến trình này bằng việc mở rộng năng lực BSL-4 trong vòng 15 năm qua như một phản ứng đối với sự kiện 11-9 và các lá thư chứa khuẩn bệnh than từ năm 2001".

Chương trình vũ khí sinh học Hoa Kỳ được bắt đầu từ năm 1943 và sau đó nó được thay thế bằng chương trình quốc phòng hồi cuối thập niên 1960 (một thời gian ngắn sau khi xảy ra vụ tấn công bệnh than năm 2001, Chính phủ đã tung ra Chương trình giám sát sinh học (BioWatch) nhằm phát hiện các vụ tấn công khủng bố sinh học từ rất sớm.

Với sự giả định rằng một cơ sở nào đó có thể phát triển nên các khả năng phòng vệ chống lại các tác nhân sinh học chết người, và chúng cũng có thể dùng để sử dụng để phát triển nên các vũ khí sinh học khiến cho những nước khác cùng tham gia vào cuộc chạy đua. Năm ngoái 2018, Trung Quốc đã mở phòng thí nghiệm đầu tiên ở Vũ Hán.

Báo Nature dẫn lời ông Masayuki Saijo, Giám đốc của NIID tiết lộ rằng phòng thí nghiệm mới của Nhật Bản chỉ phục vụ cho các nghiên cứu cộng đồng.

Dù hoạt động với cơ chế bảo mật tối đa, song không có nghĩa là các phòng thí nghiệm BSL-4 không có rủi ro. Theo ông Richard Ebright, việc tiếp xúc tình cờ với các sự cố do virus không phải là hiếm gặp và hiểm họa sẽ là nhãn tiền nếu một trong các nhân viên làm việc tỏ thái độ bất mãn và nghỉ việc (như vụ tấn công bệnh than năm 2001).

Hồi tháng 9-2019, một vụ nổ gas đã tạo ra hỏa hoạn tại phòng thí nghiệm có dự trữ các chủng virus của Nga từ Ebola đến bệnh đậu mùa. Ông Richard Ebright nhất trí rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu về virus Ebola, nhưng nhấn mạnh rằng các hệ thống chẩn đoán và phát hiện hiện chỉ tồn tại ngoài lãnh thổ Nhật Bản.

Bà Elke Mühlberger nhấn mạnh: "Dù mục đích xây dựng các phòng thí nghiệm của Nhật Bản có là gì thì việc phát triển và thử nghiệm các biện pháp phòng ngừa cùng các chủng ngừa sẽ là mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến chống lại các bệnh do virus. Các công ty đã phát triển ra các biện pháp ứng phó virus hoặc chủng ngừa.

Ở thời điểm này, cách tốt nhất là thử nghiệm trên mô hình động vật. Và điều mà tôi muốn nhấn mạnh là các phòng thí nghiệm BSL-4 hiện tại chưa đủ năng lực để thực hiện tất cả các thí nghiệm.

Ở châu Á, rủi ro về các mầm bệnh mới nổi không đe dọa gây nguy hại cho con người nhưng có vẻ như chúng liên quan chặt chẽ đến các mầm bệnh nguy hiểm hiện đang được xử lý trong các phòng thí nghiệm có các giao thức ngăn chặn cao.

Càng ngày chúng ta càng biết rằng vương quốc virus là cực lớn, nhưng nhân loại chỉ mới biết một đoạn siêu nhỏ của chúng. Việc có một phòng thí nghiệm BSL-4 sẽ giúp cho các nhà khoa học thí nghiệm với các loại virus mới mà không sợ chúng phát tán ra ngoài 4 bức tường.

Trong vòng 2 năm qua, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một số lượng lớn virus có trong các loài động vật liên quan đến Ebola và bệnh cúm bao gồm cả loài dơi Trung Quốc và các loài cá từ vùng biển. Mọi khả năng đang rất gần với Nhật Bản".

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.