Nhật Bản và công nghệ đối phó sóng thần

Thứ Ba, 04/09/2018, 21:58
Trận động đất vào tháng 3-2011 với tâm chấn đo được lên tới 9,1 độ M (trên thang độ Richter) làm giải phóng một nguồn năng lượng mạnh tương đương với 45.000 quả bom nguyên tử "Cậu Bé" (Little Boy) mà Không lực Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima vào năm 1945.

Sức mạnh khổng lồ này đã nâng cao đáy biển và đại dương bên trên một loạt các cơn sóng đo được cao tới 39m và chúng chỉ giảm độ cao 1 giờ sau đó, và làm tiêu tan cuộc sống của khoảng 22.000 dân Nhật Bản (trong đó có 1.356 người đã chết chỉ riêng ở thành phố Kasennuma, tỉnh Miyagi).

7 năm sau, sự kiện "11 tháng 3" như cách mà nhiều người Nhật hiện nay vẫn gọi về cái ngày bi thảm ấy, đã được xem là trận sóng thần gây chết người nhiều nhất trong suốt hơn 60 năm lịch sử nước Nhật từng ghi nhận sóng thần, đồng thời là trận sóng thần lần thứ tư diễn ra trong chu kỳ 1.000 năm có liên quan tới sự sụt giảm của mảng kiến tạo địa chất Thái Bình Dương bên dưới lòng đất Nhật Bản.

Ông Kenichi Sato, nguyên trưởng Văn phòng ứng phó thiên tai của thành phố Kesennuma đã mất luôn vợ và con gái trong thảm họa kinh hoàng này. Hệ thống cảnh báo sớm sóng thần giống mô hình kim tự tháp với 3 tầng. Tầng chóp của kim tự tháp là Cơ quan khí tượng học Nhật Bản (JMA), cơ quan này đã trang bị một loạt các cảm biến dày đặc trên đất liền Nhật Bản vào năm 2011, và một hệ thống thông tin đủ cho toàn quốc nghe được các cảnh báo sóng thần chỉ trong vòng 3 phút.

Tầng giữa của kim tự tháp (bên dưới JMA) là các văn phòng ứng phó thiên tai của các địa phương, các cơ quan này sẽ chuyên trách giáo dục người dân thông qua các tiếp cận cộng đồng và các đợt diễn tập nhằm biến các cảnh báo của JMA thành lệnh di tản.

Tiêu chuẩn của JMA là phát ra lệnh di tản sau 3 phút khi có động đất làm phát sinh sóng thần. Nhưng với sự kiện "11 tháng 3" thì sự phụ thuộc của JMA đối với dữ liệu địa chấn nhằm dự báo sóng thần đã gặp giới hạn. Trận động đất vào ngày hôm đó với mức độ quá lớn và quá dài đến nỗi làm "bão hòa dữ liệu", theo một tài liệu được JMA công bố vào năm 2013.


Lúc 2 giờ 50 phút chiều, dự báo sóng thần đạt độ cao ban đầu 7,9m là quá thấp. Lúc 3 giờ 10 phút chiều, một chiếcphao của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nằm ở ngoài khơi Kamaishi khoảng 10km đã ghi lại sự cao bất thường của đại dương. Lúc 3 giờ 15 phút chiều vẫn thiếu độ chính xác, JMA sử dụng phao Kamaishi để nâng cấp dự báo độ cao của sóng thần.

Tỉnh Miyagi nâng độ cao của sóng thần từ 6m lên 10m nhưng lại có rất ít cư dân ở Kesennuma cập nhật được tin mới này do  trận động đất đã làm mất điện. Ông Sato nhận e-mail thông tin cập nhật trên điện thoại lúc 3 giờ 21 phút (tức chỉ 9 phút trước khi sóng thần ập vào).

Hai năm sau sự kiện "11 tháng 3", JMA đã công bố những phát hiện liên quan đến sóng thần, và đồng thời chi ra 25 tỷ USD nhằm tăng thêm số lượng các thiết bị cảm biến địa chấn trên cạn lên con số 280 thiết bị, tất cả đều được nâng cấp với truyền thông vệ tinh và điện dự phòng nhằm ngăn ngừa một sự cố cúp điện khiến người dân không kịp trở tay trong sự kiện "11 tháng 3".

JMA cũng thiết lập 80 máy đo các chuyển động chậm băng thông rộng (BSMM) nhằm đảm chắc rằng các cảm biến không bị chệch choạc trong bối cảnh động đất với thang độ 8,0M hoặc lớn hơn, và bây giờ các thiết bị BSMM còn được tích hợp với dữ liệu hình thành từ các hệ thống quan sát sóng thần và động đất dưới đáy biển thuộc sở hữu của Viện nghiên cứu quốc gia về khoa học trái đất và phòng ngừa thiên tai Nhật Bản (NIED).

Thêm vào đó, khi có sóng thần xảy ra, thì trận động đất từ trước đó sẽ không làm nghẽn mạch điện thoại, và người dân Nhật Bản cũng sẽ nhận thêm các thông báo cảnh báo trên diện thoại của họ thông qua các phương tiện khác của truyền thông đại chúng. Trong sự kiện bi thảm "11 tháng 3", các nạn nhân sống sót Sakai, Murakami và Sato đã không nhận được các văn bản cảnh báo.

Hệ thống J-Alert của Nhật Bản, một thiết bị thuộc Cơ quan quản lý thảm họa và hỏa hoạn (FDMA) công bố hồi năm 2007, có bao gồm một loạt các trường hợp khẩn cấp gồm sóng thần kèm các chương trình phát sóng đa phương tiện nhanh (J-Alert tương tự như Hệ thống khẩn cấp vùng rộng (WAES) của Mỹ) nhưng mức độ bao phủ chỉ 30% diện tích quốc gia vào năm 2011.

Và trong cùng thời điểm, người dân Nhật Bản sẽ đồng loạt nhìn thấy cảnh báo sóng thần trên tivi, nghe qua đài, trên loa và cả xem trên điện thoại, và họ sẽ nhanh chóng quyết định sẽ phải ứng phó như thế nào. Ngay từ năm 2013, tại Đại học Waseda, JMA đã xây dựng một phương pháp mới nhằm giải quyết nhân tố con người, phương pháp này gồm 2 nhân tố takai (cao) và kyodai (khổng lồ).

Báo cáo cho biết: "Khi JMA thừa nhận các chệch choạc trong việc đánh giá các cảnh báo sóng thần ban đầu, họ đã đưa ra các thuật ngữ định tính như Takai và Kyodai và nó được sử dụng hơn là một biểu thức định lượng".

Trong một sự kiện động đất có cường độ 8,0M hoặc lớn hơn và có thể sinh ra sóng thần, JMA sẽ không cung cấp các ước tính về độ cao của sóng thần trong cảnh báo 3 phút ban đầu (như sự kiện "11 tháng 3") mà thay vào đó sẽ dùng các thuật ngữ định tính như "Takai và Kyodai" như một cảnh báo di tản khẩn cấp. 

Kể từ năm 2013, hệ thống cảnh báo sóng thần hậu sự kiện "11 tháng 3" của Nhật Bản đã không được thử nghiệm trong một trận động đất lớn. Gần đây nhất là trận động đất xảy ra vào tháng 11-2016 với cường độ 7,4M, thấp hơn ngưỡng thiết kế của hệ thống cảnh báo mới.

Trong vụ này, chiều cao dự báo sóng thần được dự báo là 3m và đề xuất di tản 414 cư dân của thành phố Minamisoma (cách Sendai khoảng 50 dặm về hướng nam, tỉnh Miyagi), theo công bố của văn phòng ứng phó thiên tai. Hiện đang có tin tức lạc quan từ các nghiên cứu hứa hẹn của những hệ thống cảnh báo sóng thần sớm kể từ sau sự kiện "11 tháng 3", trong đó đáng chú ý là sự thay đổi tín hiệu GPS, hay một hợp tác nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) đang hứa hẹn sẽ đẩy nhanh các dự báo trung thực về sóng thần.

Đề cập đến cách thức người dân sử dụng thông tin, Giáo sư Taro Arikawa tại Chương trình phòng ngừa thảm họa sóng thần của Đại học Chuo (Tokyo), quả quyết: "Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về những người dân được khuyên sơ tán".

Hệ thống cảnh báo đa phương tiện trong các trường hợp khẩn cấp ở Nhật Bản, trong đó có cảnh báo sóng thần trên điện thoại.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.