Xếp hạng những quốc gia công nghệ

Thứ Hai, 03/02/2020, 22:39
Để khám phá quốc gia nào được xếp hạng cao nhất xét về sự kết nối thế hệ tiếp theo, mạng cộng đồng toàn cầu InterNations công bố báo cáo về "Digital Life Abroad" (Cuộc Sống Kỹ Thuật Số Ở Nước Ngoài) - xếp hạng các quốc gia dành cho người nước ngoài, căn cứ vào 5 thể loại: sự sẵn có của các dịch vụ trực tuyến của chính phủ, sự dễ dàng có được số điện thoại di động địa phương, sự sẵn có của Internet tốc độ cao tại nhà, thanh toán không dùng tiền mặt và truy cập rộng rãi vào Internet.


Estonia dẫn đầu với xếp hạng tổng thể

Xếp hạng nhất tổng thể trong cuộc khảo sát InterNations (với hạng nhất về truy cập Internet không hạn chế và các dịch vụ trực tuyến chính phủ), Estonia đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số kể từ 1991.

Chương trình e-Estonia do chính phủ bảo trợ đã đưa ra việc bầu cử điện tử, y tế điện tử và các chương trình ngân hàng điện tử, và thậm chí cư trú điện tử, cho phép ngay cả những người không phải là công dân đăng ký cư trú ảo được hưởng các quyền lợi như thẻ căn cước, dịch vụ ngân hàng, xử lý thanh toán và khả năng thành lập một công ty.

Chương trình này  nhằm thu hút những người du cư kỹ thuật số và các doanh nhân nước ngoài muốn thành lập một công ty có trụ sở tại Liên minh châu Âu (EU), từ đó sẽ mang lại những cơ hội mới cho nền kinh tế Estonia.

Estonia đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số từ năm 1991.

Alexandra Nima, doanh nhân người Áo, hiện đang sống ở thủ đô Tallinn của Estonia, nói: "Được truy cập vào Internet ở Estonia được xem như một quyền cơ bản của con người. Ngay cả các hòn đảo xa xôi của Estonia, như Saaremaa xinh đẹp, cũng truy cập Internet được. Ở đây, mọi thứ, từ đăng ký làm cư dân đến mở công ty (tất nhiên là trực tuyến), đều rất nhanh".

Tarmo Annus, cư dân ở Tallinn, một nhà phát triển nền tảng kỹ thuật tiền điện tử Obyte, cho biết: "Bản chất được kết nối có nghĩa là ngay cả các cuộc gọi điện thoại cũng trở nên lỗi thời. Với tôi muốn hỏi điều gì thì 'chat' là dễ hơn. Thay vì gọi một cửa hàng xem họ có mở cửa ngày nghỉ không, tôi chỉ nhắn theo Viber".

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sâu sắc không phải không có nhược điểm. Estonia là quốc gia có chủ quyền đầu tiên bị tấn công thông qua chiến tranh mạng năm 2007.

Dave Phillips, đại sứ Mỹ ở Estonia khi có cuộc tấn công, bình luận: "Cuộc tấn công đã chặn các trang web và làm tê liệt toàn bộ cơ sở hạ tầng internet đất nước này. Thẻ ngân hàng và mạng điện thoại di động bị đơ ì, chuông cảnh báo reo khắp nơi". Sau cuộc tấn công này, NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) đã tạo ra sổ tay để giải quyết chiến tranh mạng quốc tế và Estonia đã đề nghị một Trung Tâm Cao Cấp Cộng Tác Bảo Vệ Mạng của NATO để ngăn chặn và giải quyết các cuộc tấn công trong tương lai.

Phần Lan thứ 2

Với điểm số cao đều đặn ở 4 trên 5 thể loại, Phần Lan xếp thứ 2 về cuộc sống kỹ thuật số nói chung và thứ nhất về thanh toán không dùng tiền mặt. Vai trò của Internet ở đây được coi trọng đến mức vào năm 2010, chính phủ đã biến hợp pháp hóa quyền của mọi người dân để truy cập vào kết nối băng thông rộng, đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới làm như vậy.

Năm 2010, chính phủ Phần Lan đã hợp pháp hóa quyền cho mọi người dân được truy cập vào kết nối băng thông rộng.

Heikki Vaananen, giám đốc điều hành và người sáng lập nền tảng kỹ thuật phản hồi của khách hàng HappyOrNot, hiện sống ở Tampere ở miền Nam Phần Lan, cho biết: "Truy cập Internet tốc độ cao kết hợp với tự do ngôn luận làm cho hệ sinh thái của chúng ta bền vững hơn và an toàn hơn. Mọi người đều có quyền truy cập thông tin và điều đó mang lại cơ hội bình đẳng để học hỏi và tác động đến tương lai của đất nước này".

Sự dễ dàng truy cập vào các dịch vụ của chính phủ và dịch thuật tự động cho nhiều dịch vụ là đặc biệt hữu ích cho người nước ngoài mới tới. Peter Seenan, người Scotland, sáng lập trang "Finland My Home" (Phần Lan Quê hương tôi), đã sống ở Helsinki 8 năm, đánh giá: "Cuộc sống kỹ thuật số có nghĩa là tự động hóa, như kiểm tra tự động ở siêu thị, có các dịch vụ trực tuyến bằng tiếng Anh, giúp cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn mà không cần biết nói hoặc hiểu tiếng Phần Lan. Ngày nay, ở Phần Lan có rất nhiều thông tin trên mạng bằng tiếng Anh, từ việc hẹn khám một bác sĩ đến việc tìm hiểu quyền của một người lao động nước ngoài. Điều này đã thay đổi đáng kể từ khi tôi mới đến đây năm 2004 với tư cách là một sinh viên hoán đổi".

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở đây đi đôi với việc chú trọng đến giáo dục và cộng đồng, dẫn đến đầu tư vào những nơi mà mọi người có thể kết nối. Seanan bình luận: "Thư viện mới vừa được xây dựng ở trung tâm Helsinki có các thiết bị kỹ thuật số đáng kinh ngạc. Các trung tâm cộng đồng là những nơi tuyệt vời mà con người thuộc mọi tầng lớp đến tập thể dục, ăn uống và lên mạng".

Mặc dù việc truy cập Internet và mạng di động là tốt ngay cả ở những vùng hẻo lánh, nhưng với người Phần Lan việc ngắt kết nối là không khó khăn gì. Phần Lan gần đây cũng được xếp hạng là một trong những nước có dân sung sức nhất thế giới bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với hơn một nửa số người từ 30 đến 64 tuổi đạt ít nhất mục tiêu tập thể dục hàng tuần tối thiểu mà WHO đề xuất là 150 phút hoạt động vừa phải hoặc 70 phút hoạt động mạnh mẽ.

Tiếp theo, Israel đứng thứ 6

Đứng thứ 3 về cả sự truy cập Internet không hạn chế và việc dễ dàng có được số điện thoại di động địa phương, Israel có một trung tâm công nghệ mạnh mẽ và sáng tạo. Cư dân vui vẻ chấp nhận biệt danh của đất nước là Quốc gia của khởi nghiệp, và rất ít công dân xa lánh các ứng dụng truyền thông và xã hội của họ.

Israel được gọi là "Quốc Gia Của Sự Khởi Nghiệp", có một trung tâm công nghệ mạnh mẽ và sáng tạo.

Maria Pinelis, đại sứ ở InterNations, nói: "Ngay cả những người lớn tuổi cũng có điện thoại thông minh và chơi Facebook hoặc nhắn tin trên WhatsApp hoặc trò chuyện video trên Messenger. Bạn có thể dễ dàng thấy một cụ bà hơn 70 tuổi nhắn tin hoặc gọi video cho cháu đâu đó ở Mỹ".

Theo Rafael Hope, giám đốc và đồng sáng lập của doanh nghiệp truyền thông kỹ thuật số Amen V'Amen, sống ở ngoại ô Tel Aviv, thì Internet ở đây nhanh, rẻ và đáng tin cậy, giúp ích nhiều cho các doanh nhân mới lập nghiệp và những người du cư kỹ thuật số. Những người tìm kiếm lối sống khởi nghiệp thường hướng đến Tel Aviv - được biết đến là "một thành phố không bao giờ ngủ.

Nó chắc chắn hấp dẫn nhiều người Israel, đặc biệt những người trẻ tuổi, những người sẵn sàng chịu đựng giá thuê đắt đỏ ở Tel Aviv.

Canada đứng thứ 7

Xếp thứ 7 trong cuộc sống kỹ thuật số nói chung, Canada đạt điểm cao trong hầu hết các thể loại, đặc biệt về sự sẵn có của các dịch vụ trực tuyến của chính phủ và về không dùng tiền mặt.

Canada xếp thứ 7 về sự thân thiện kỹ thuật số theo nghiên cứu của InterNations.

Cuộc sống kỹ thuật số là dễ dàng hơn ở các thành phố lớn, việc áp dụng công nghệ là nhanh hơn và các dịch vụ Internet nhanh hơn và dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên kết nối ở đây có xu hướng tốn kém hơn so với các nước khác, vì ngành công nghiệp viễn thông chỉ mới được củng cố tương đối và vùng phủ sóng ở các vùng hẻo lánh chưa đồng đều.

Thomas Jankowski, giám đốc nền tảng kỹ thuật giao dịch tiền điện tử Coinsroe, đánh giá: "Canada thường xuyên đứng đầu một số danh sách cho truy cập internet đắt nhất, đồng thời là một số trong những nước có "Internet tốc độ cao" chậm nhất".

Nhưng nhìn chung việc có các dịch vụ trực tuyến của chính phủ và việc truy cập không hạn chế ở Canada (xếp thứ 8 và 11 một cách tương ứng) là phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi để khởi nghiệp và quản lý một doanh nghiệp từ bất kỳ nơi nào.

Đứng thứ 27 là Hàn Quốc

Được xếp hạng số 1 về sự sẵn có của Internet tốc độ cao tại nhà, Hàn Quốc cho phép cư dân có cuộc sống trên làn chạy tốc độ cao.

Choi Ye Eun, cư dân Seoul, người đặc biệt thích sự tiện lợi của dịch vụ của ngân hàng KaKao, kết hợp ứng dụng giao dịch kỹ thuật số và ứng dụng nhắn tin, cho biết: "Cuộc sống hàng ngày ở Hàn Quốc chuyển động khá nhanh. Từ việc mua sắm thực phẩm và giao hàng đến việc trả tiền đều có thể được thực hiện trong vòng gần 5 giây".

Mặc dù được xếp hạng cao đặc biệt về tốc độ Internet tại nhà, quốc gia này cũng có tốc độ Internet cao nhất thế giới, điều đó có nghĩa là các tùy chọn giải trí, từ trò chơi cho đến truyền phát video, có thể truy cập ở bất cứ đâu.

"Thật là một điều tuyệt vời khi ta không thấy buồn chán trên tàu vì ta có thể xem YouTube và lướt hashtags trên Instagram," Choi nói.

Lee Namoo, cư dân Seoul, đồng ý: "Tốc độ internet ở Hàn Quốc là điều thèm muốn của thế giới. Tôi coi là lẽ đương nhiên việc xem liên tục video, tải xuống nhanh chóng các trò chơi, các thông tin truyền thông và các trao đổi thông tin như việc trò chuyện video". Chính phủ cho phép truy cập Internet tương đối rộng rãi ở nước này và điều này khiến người dân tham gia với ý thức công dân nhiều hơn.

Mạng xã hội là nguyên nhân trực tiếp củng cố phong trào phản kháng ngọn nến 2016-2017 dẫn đến việc từ chức của cựu tổng thống Park Geun-hye vì lạm dụng quyền lực và tham nhũng, và sự tham gia của phong trào #MeToo toàn cầu đã dẫn đến các vụ bắt giữ và nâng cao nhận thức về quấy rối tình dục.

Tuy nhiên, một số dịch vụ và ứng dụng vẫn chưa được như ý, ngay cả khi chúng có thể được truy cập nhanh. Lee đánh giá: "Một số dịch vụ kỹ thuật số ở đây thiếu về khả năng sử dụng cơ bản, và phần mềm đôi khi có thể làm chậm thiết bị của tôi và để thất thoát dữ liệu cá nhân".

Đầu năm nay, một số ứng dụng Android của Hàn Quốc đã bị phát hiện để rò rỉ mật khẩu và dữ liệu tài chính, và Hàn Quốc gần đây đã bị Luật Bloomberg xếp hạng là quốc gia có nguy cơ rủi ro cao nhất về vi phạm dữ liệu. Để thay thế cho các ứng dụng địa phương, Lee thích sử dụng các ứng dụng của Mỹ như Amazon và PayPal để có giao diện thuận tiện hơn.

Diên San (tổng hợp)
.
.