Châu Phi bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu
- Mãn nhãn với "vũ điệu hoang dã" châu Phi mùa di cư
- Rwanda, một “Singapore của châu Phi”
- Sắc tộc “người Vàng” bí ẩn ở châu Phi
Theo nghiên cứu từ công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu Bain & Company, công nghiệp hàng hóa cao cấp toàn cầu trị giá hơn 1,5 triệu USD và thị trường này đang tăng trưởng 5% mỗi năm trong 3 năm qua. Làn sóng mới những nhãn hiệu châu Phi đang cố gắng cạnh tranh với một số thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay.
Hiện nay, các thương hiệu sản phẩm cao cấp hàng đầu thế giới vẫn thuộc về các công ty phương Tây và Mỹ. Vấn đề là, làm thế nào để hàng hóa cao cấp khu vực châu Phi được xếp ngang hàng với những thương hiệu lớn mạnh từ lâu như thế? Vania Leles là một trong nhiều công ty châu Phi muốn giải bài toán khó này.
Chào đời và lớn lên ở Guinea-Bissau, nữ chuyên gia về đá quý Vania Leles mạnh dạn mở cửa hiệu kinh doanh đồ kim hoàn mang tên Vanleles Diamonds ở thủ đô London nước Anh vào năm 2011. Sau 7 năm nỗ lực phát triển, hiện nay cửa hiệu đã có mặt tại khu vực giàu sang Mayfair phía Tây London, nằm giữa 2 thương hiệu nổi tiếng thế giới của Pháp là Cartier và Chanel.
![]() |
Vania Leles cho biết châu Phi chính là nguồn cảm hứng cho bà, đặc biệt với ký ức tuổi thơ du lịch đến khoảng 15 quốc gia khi còn trong khoảng tuổi 15 và 18. Vania Leles cho biết khoảng 80-90% đá quý và kim cương trong cửa hiệu của bà được nhập khẩu từ các nguồn hợp pháp trên khắp châu Phi. Vania Leles cho rằng sự phổ biến của ngọc lục bảo Colombia và ngọc ruby Myanmar không bắt nguồn từ giá trị thực sự mà chẳng qua nhờ số tiền khổng lồ đổ vào cỗ máy tiếp thị quảng cáo.
Vania Leles giải thích: "Nhưng, khi nói đến vẻ đẹp và giá trị thì ngọc lục bảo Zambia thắng thế so với đối thủ Colombia. Vấn đề là cố gắng tư vấn rõ ràng cho người tiêu dùng". Nằm bên trong khu thương xá cao cấp Harolds ở London là Epara Skincare - mỹ phẩm chăm sóc da sử dụng nguyên liệu thực vật châu Phi như là dầu argan, mỡ chiết xuất từ hạt của cây hạt mỡ và chiết xuất cam thảo châu Phi. Mỗi lọ có giá hơn 100 USD.
![]() |
Vania Leles. |
Ozohu Adoh là người sáng lập thương hiệu Epara chủ yếu hướng đến phục vụ đối tượng phụ nữ da màu. Nữ doanh nhân thành đạt Ozohu Adoh chia sẻ: "Khi mới thành lập công ty khởi nghiệp, tôi nghĩ thị trường lớn nhất của chúng tôi sẽ là London. Chúng tôi đã nhìn thấy các sản phẩm làm đẹp của Nhật Bản và Hàn Quốc ban đầu được làm ra cho chính người dân nước họ nhưng về sau trở thành thương hiệu quốc tế".
Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều công ty châu Phi giống như Vanleles Diamonds và Epara Skincare bước vào thị trường thế giới và kinh doanh rất tốt. Những chuyên gia hàng đầu thế giới như là nhà tư vấn chiến lược kinh doanh thương hiệu Uche Pezard cho rằng công nghệ có thể giúp những công ty mới phát triển định hình nhãn hiệu sản phẩm. Uche Pezard, người sáng lập công ty Luxury Connect Africa, nhận thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cao cấp đến từ châu Phi thực sự đang lớn mạnh trên khắp thế giới.
Uche Pezard đánh giá: "Hiện nay, mọi người đều sử dụng nền tảng truyền thông xã hội và smartphone cho nên thông tin sản phẩm được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Do đó, người tiêu dùng không chỉ chú ý đến những thương hiệu lớn".
![]() |
Đồ kim hoàn của Vania Leles. |
Uche Pezard tuyên bố Luxury Connect Africa ra đời để giúp đỡ các công ty châu Phi bước vào thị trường toàn cầu. Bà giới thiệu ra thế giới một vài nhãn hiệu quần áo thời trang bao gồm Maxhosa By Laduma của Nam Phi, Tiffany Amber của Nigeria và có kế hoạch ủng hộ các nhãn hiệu cao cấp mới khác nữa. Bà Pezard nhận định cho đến nay vẫn còn nhiều công ty hàng hóa cao cấp từ châu Phi chưa sẵn sàng để cạnh tranh với thế giới do còn thiếu cơ chế kinh doanh đủ mạnh. Tuy nhiên, tất cả đang dần thay đổi.
Uche Pezard lập luận: "Các nhà sáng tạo, thiết kế và doanh nhân châu Phi đang bắt đầu cố gắng tiếp cận các thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử, cửa hàng trực tuyến hay những chuyến du lịch quốc tế. Họ đang bắt đầu có dấu ấn rõ nét trên thị trường quốc tế".