Ai tài trợ và giật dây Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân?

Chủ Nhật, 22/04/2007, 09:11
Nguyễn Văn Đài gửi thư yêu cầu Phạm Nam Định (với bí danh là TS) tài trợ cho “Ủy ban nhân quyền Việt Nam” của y hằng tháng là 850 USD, trong đó Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội: 200 USD/người, Lương Duy Phương và Bạch Ngọc Dương: 150 USD/người, chi phí văn phòng: 150 USD.

Trong các số ANTG trước đây, chúng tôi đã có loạt bài nói về các hoạt động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Vậy ai tài trợ và giật dây các đối tượng này?

Những kẻ mang nặng tư tưởng thù địch đang ở nước ngoài như Vũ Quốc Dụng, Vũ Thư Hiên, Phạm Nam Định cầm đầu nhóm “Họp mặt dân chủ” cho rằng: “Đài tuy có nhiều điểm yếu, nhưng nhiệt tình và dũng cảm, cần yểm trợ Đài”; còn số cầm đầu “đảng Việt Tân” đánh giá “Hoàng Minh Chính chỉ là viên gạch lót đường, cốt lõi sẽ là thành phần trẻ như Đài” và cho rằng, hoạt động của Đài nằm trong “kế hoạch rộng lớn của phía Tin Lành và có sự hỗ trợ của Tin Lành Hoa Kỳ, dẫn tới sự hỗ trợ ngấm ngầm của Lãnh sự quán Hoa Kỳ”.

Vì vậy, số cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong tranh nhau tìm cách móc nối hoạt động với Nguyễn Văn Đài, nổi lên là các tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” và “Ủy ban cứu trợ thuyền nhân Việt Nam” do Vũ Quốc Dụng, Nguyễn Đình Thắng cầm đầu. Hằng tháng, 2 đối tượng này đều họp, trao đổi trực tuyến qua mạng Internet với Nguyễn Văn Đài và nhân viên Văn phòng Luật sư Thiên Ân để chỉ đạo hoạt động.

Sau chuyến đi Mỹ tham dự chương trình "Khách tham quan quốc tế" (International Visitor Program - IVP) từ ngày 17/1 đến 10/2/2006 tại Mỹ, được học tập với những nội dung nhằm “thúc đẩy sự hiểu biết về hình thức dân chủ của Mỹ”, cách thức tìm kiếm tài trợ và lập các tổ chức chính trị cơ sở..., Nguyễn Văn Đài đã viết một loạt bài “Quyền tự do thành lập đảng”, “Dân trí và dân chủ”, “Xã hội dân sự ở Việt Nam”... và được BBC sử dụng nhiều lần để chuẩn bị dư luận và tạo “cú hích” cho việc hình thành và công khai hóa các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam.

Chính Nguyễn Văn Đài đã thừa nhận được những thế lực cực đoan tại Mỹ phân công, hỗ trợ Hoàng Minh Chính trong việc tái lập cái gọi là “đảng Dân chủ 21”: trực tiếp soạn thảo điều lệ của tổ chức “đảng Dân chủ 21” do Hoàng Minh Chính cầm đầu (trong đó Đài không hề giấu giếm ý đồ muốn giành chính quyền ở Việt Nam khi tính đến khả năng không tưởng “đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử toàn quốc, chủ tịch đảng Dân chủ sẽ là người đứng đầu chính phủ, hoặc chủ tịch đảng là ứng cử viên đương nhiên và duy nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra người đứng đầu Nhà nước Việt Nam”); chủ trò trong việc liên hệ và bố trí cho Trần Khuê gặp nhân viên ngoại giao Mỹ, Italia, Pháp... tại tầng 5 tòa nhà Wincom ở 191, Bà Triệu, Hà Nội với danh nghĩa là Phó tổng thư ký “đảng Dân chủ 21” để tuyên bố công khai hóa tổ chức này ở trong nước vào ngày 30/5/2006; đại diện tổ chức này để tham gia hội thảo với các đảng, phái dân chủ, đối lập của một số nước ở Đông Nam Á với ý đồ tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức này (ta đã ngăn chặn).

Đến cuối tháng 9/2006, Nguyễn Văn Đài đã câu kết với Trần Ngọc Thành, là “Phân bộ trưởng Tập hợp dân chủ đa nguyên” và chủ bút báo Đàn chim Việt ở Ba Lan, thành lập tổ chức có danh xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam”. Nhằm tránh sự phát hiện của Cơ quan Công an, Nguyễn Văn Đài thống nhất với Trần Ngọc Thành để Nguyễn Khắc Toàn đứng tên làm chủ tịch “Công đoàn độc lập Việt Nam”, nhưng mọi hoạt động ở trong nước đều do Đài chỉ đạo, điều hành.

Ngày 20/9/2006, Nguyễn Văn Đài đã cử Trần Văn Hòa ở Quảng Ninh sang Trung Quốc gặp Trần Ngọc Thành để bàn việc thành lập “Công đoàn độc lập Việt Nam” ở trong nước và hứa trả 1.000 USD/tháng cho Hòa nếu tham gia tổ chức này, nhưng không thành, nên Đài lại tiếp tục cử Lê Thị Công Nhân sang Ba Lan để công khai hóa “Công đoàn độc lập Việt Nam” và phối hợp với Thành vận động các công đoàn trên thế giới thành lập tổ chức “Ủy ban Yểm trợ Công đoàn độc lập Việt Nam” ở nước ngoài (ta đã ngăn chặn).

Cùng với thời gian trên, theo sự chỉ đạo của Vũ Quốc Dụng, Phạm Nam Định, Đoàn Viết Hoạt và một số tổ chức phản động lưu vong người Việt, như “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Ủy ban cứu trợ thuyền nhân Việt Nam”, “Họp mặt dân chủ”... Nguyễn Văn Đài tiếp tục thành lập cái gọi là “Ủy ban nhân quyền Việt Nam” và “Hãng tin tự do” (FNA) do y đứng đầu với sự tham gia của Phạm Văn Trội, Bạch Ngọc Dương, Lương Duy Phương, mục đích thu thập bằng chứng Việt Nam “đàn áp dân chủ, nhân quyền” để tổng hợp đưa lên mạng Internet và hàng tháng gửi báo cáo cho các đối tượng phản động lưu vong người Việt.

Đài phân công cho Lương Duy Phương phụ trách trực tiếp việc liên lạc, tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Hà Nội, có sự hỗ trợ của Nguyễn Phương Anh. Vũ Quốc Dụng và Nguyễn Đình Thắng đã chỉ đạo Nguyễn Văn Đài xây dựng “Ủy ban nhân quyền Việt Nam” theo cả “bề nổi lẫn bề chìm, trong đó những đối tượng đã lộ diện tiếp tục hoạt động công khai thách thức với chính quyền; phần chìm là lấy thông tin, hình ảnh về các vi phạm nhân quyền và dân quyền, chuyển ra bên ngoài”.

Nguyễn Văn Đài gửi thư yêu cầu Phạm Nam Định (với bí danh là TS) tài trợ cho “Ủy ban nhân quyền Việt Nam” của y hằng tháng là 850 USD, trong đó Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội: 200 USD/người, Lương Duy Phương và Bạch Ngọc Dương: 150 USD/người, chi phí văn phòng: 150 USD.

Để lôi kéo người tham gia vào các tổ chức chống lại Nhà nước Việt Nam, bọn phản động lưu vong người Việt đã tài trợ cho Nguyễn Văn Đài để triển khai “Dự án Vì công lý”, mục tiêu là hỗ trợ pháp lý cho vấn đề đấu tranh pháp lý và khiếu kiện trong nước, nhưng thực chất là thông qua hỗ trợ học bổng, tuyên truyền, lôi kéo một số sinh viên luật để tuyển chọn đưa sang Bangkok, Thái Lan và các nước trong khu vực đào tạo thành những “hạt nhân” chống đối ở trong nước.

Chúng dự định mỗi năm mở 3 - 4 lớp, mỗi lớp khoảng 5 - 7 người, nội dung tập trung giảng dạy lý luận về dân chủ hóa, phương pháp lôi kéo, kích động quần chúng, phát triển lực lượng và cách thức phối hợp giữa số chống đối ở trong nước và bọn phản động lưu vong ở bên ngoài.

Việc tuyển chọn người sẽ do Nguyễn Văn Đài chịu trách nhiệm. Đài đã nhiều lần cử Lương Duy Phương theo học các lớp này ở Thái Lan, Singapore với ý đồ xây dựng đối tượng này thành “hạt nhân” cho lực lượng chống đối ở trong nước trong tương lai.

Các tổ chức phản động ở nước ngoài như “Họp mặt dân chủ”, “đảng Dân chủ nhân dân”, “đảng Việt Tân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Tổ chức phục hưng Việt Nam”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”... còn chỉ đạo Nguyễn Văn Đài mở các lớp đào tạo về nhân quyền tại Văn phòng Luật sư Thiên Ân, nhưng thực chất là huấn luyện cho các đối tượng ở trong nước các “kỹ năng phát triển, lôi kéo lực lượng chống đối, khả năng kết hợp trong - ngoài”, nhằm vào sinh viên, trí thức trẻ, ưu tiên các ngành luật, truyền thông, báo chí, công đoàn và số này sẽ được dùng bí danh để tránh sự phát hiện của Cơ quan An ninh.--PageBreak--

Nội dung bài giảng Nguyễn Văn Đài giao cho các nhân viên văn phòng luật sư Thiên Ân là Trần Thanh, Phan Sĩ Nguyên soạn thảo; Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Vũ Quốc Dụng... duyệt và trực tiếp giảng dạy. Đáng chú ý, kinh phí mở lớp được “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ” của Mỹ (NED) tài trợ.

Không chỉ với số đối tượng phản động lưu vong người Việt, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân còn có mối quan hệ thường xuyên rất chặt chẽ với một vài nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mọi thông tin mà y cho là có liên quan đến vi phạm “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam đều được cung cấp ngay tức thì cho những người này, điển hình nhất là việc Nguyễn Văn Đài đã đến chụp ảnh, cung cấp cho Sứ quán Mỹ hình ảnh Hoàng Minh Chính khi trở lại Hà Nội đã bị quần chúng nhân dân lên án về những việc làm sai trái trong thời gian ở Mỹ.

Nguyễn Văn Đài đã cung cấp tiền cho nhân viên Văn phòng Luật sư Thiên Ân như Trần Thanh, Phan Sĩ Nguyên, Nguyễn Xuân Đệ đi các tỉnh thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ gặp gỡ một số chức sắc, tín đồ Tin Lành cực đoan để thu thập những cái gọi là bằng chứng Việt Nam “đàn áp đạo Tin Lành”; chỉ đạo Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh, Phạm Văn Trội, Lê Thị Công Nhân và số người khiếu kiện cực đoan, bất mãn đi thu thập thông tin nội bộ, đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân, sau đó tung lên mạng Internet, chuyển cho Ngô Thị Hiền, chủ tịch tổ chức phản động “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam” ở Mỹ và nhân viên Sứ quán Mỹ tại Hà Nội để họ sử dụng vào các mục đích tuyên truyền, gây dư luận chống Việt Nam trên trường quốc tế.

***

Cũng như vậy, đối với Lê Thị Công Nhân, từ chỗ lệch lạc về chính trị, tư tưởng đã chuyển thành hoạt động chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, nhưng con đường trượt ngã của Lê Thị Công Nhân sẽ không nhanh chóng đến thế nếu không có sự thúc đẩy, lôi kéo của những thế lực thù địch, cực đoan tại Mỹ, các nước phương Tây và số phần tử cầm đầu chống đối ở trong nước là Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài.

Nguyễn Văn Đài đã từng khai nhận với Cơ quan An ninh rằng: từ năm 2004-2005, trong thời gian làm việc ở Đoàn Luật sư TP Hà Nội, lợi dụng quan hệ với Đại sứ quán Mỹ với tư cách thư ký đối ngoại của Đài, Lê Thị Công Nhân đã tự bộc lộ với Tham tán báo chí Sứ quán Mỹ ý muốn được tham gia đấu tranh đòi “dân chủ”, “nhân quyền”. Tham tán báo chí Sứ quán Mỹ đã báo cáo việc này với Đại sứ Mỹ và ông này đã chỉ đạo Phòng Chính trị gặp gỡ, “giúp đỡ” Lê Thị Công Nhân.

Khi Nguyễn Văn Đài dự buổi tiệc chia tay ông N. Z, Bí thư thứ 2 Sứ quán Mỹ về nước do hết nhiệm kỳ tại Việt Nam, N. Z đã giới thiệu, đề nghị Nguyễn Văn Đài “đỡ đầu” cho Lê Thị Công Nhân “dấn thân” vào “công cuộc  đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền”.

Do đó, từ chỗ chỉ mới có mầm mống của sự chống đối, Lê Thị Công Nhân đã bị kích động, lôi kéo trở thành phần tử nòng cốt, giúp sức đắc lực cho số đối tượng cầm đầu chống đối ở trong nước là Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài trong hoạt động lập tổ chức chính trị đối lập, tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam có sự câu kết với bọn phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài.

Ngay từ tháng 4/2006, Lê Thị Công Nhân là một trong những người đầu tiên ký tên ủng hộ “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006” và tham gia “Khối 8406” do Nguyễn Văn Lý (đối tượng phản động ở Huế) khởi xướng; tiếp đó, đến tháng 7/2006, đã xin đăng ký gia nhập “đảng Thăng tiến Việt Nam” và xung phong làm người phát ngôn của đảng này.

Có thể thấy, từ đây, mọi hoạt động của Lê Thị Công Nhân theo sự chỉ đạo của bọn phản động lưu vong người Việt (nổi lên là vai trò của tổ chức “đảng Việt Tân” và nhóm “Tập hợp dân chủ đa nguyên” phân bộ ở Ba Lan), ở trong nước là Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài, như: ký tên tham gia “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam” (tổ chức do bọn phản động lưu vong người Việt và các phần tử chống đối trong nước móc nối với nhau lập ra trên mạng Internet ngày 16/10/2006); tham gia trong “ban cố vấn” của “hội dân oan Việt Nam” và được Nguyễn Văn Lý cử sang hỗ trợ cho “Công đoàn độc lập Việt Nam” do Trần Ngọc Thành (đối tượng cầm đầu tổ chức “Đàn chim Việt” tại Ba Lan) móc nối với Nguyễn Văn Đài vận động thành lập.

Ngoài việc trực tiếp tham gia các tổ chức nói trên, Lê Thị Công Nhân còn tuyên truyền, tìm cách lôi kéo người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia “đảng Thăng tiến Việt Nam”, “Khối 8406”, “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam” và các tổ chức chính trị phản động do bọn phản động lưu vong người Việt và các phần tử chống đối trong nước công bố thành lập trên mạng Internet.

Từ tháng 11/2006, tổ chức phản động lưu vong người Việt “đảng Việt Tân” ở Mỹ đã phân công Lê Trung (tên thật là Nguyễn Quốc Quân, phụ trách mảng quốc nội) lấy bí danh là “Tuấn Anh” liên hệ, câu móc với Lê Thị Công Nhân để hướng dẫn, trang bị phương tiện, hỗ trợ Nhân hoạt động chống đối.

Theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân là đầu mối tán phát bán nguyệt san “Tự do ngôn luận” ở Hà Nội (tờ báo do bọn phản động ở Huế được sự hỗ trợ của bọn phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài lập ra); tán phát các tài liệu phản động do bọn phản động lưu vong người Việt và số đối tượng chống đối trong nước biên soạn.

Nguyễn Văn Lý còn có dự định giao cho Lê Thị Công Nhân đảm trách việc lập cơ sở in bí mật ở Hà Nội để in sao, tán phát báo này rộng rãi ở miền Bắc; soạn thảo cương lĩnh chính thức của “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”.

Từ đầu tháng 12/2006 đến tháng 2/2007, Lê Thị Công Nhân đã giúp sức đắc lực cho Nguyễn Văn Đài trong việc lôi kéo một số thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ và số dân khiếu kiện nhiều lần tụ tập tại Văn phòng Luật sư Thiên Ân của Nguyễn Văn Đài để tuyên truyền giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền” theo kiểu phương Tây, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta đàn áp dân chủ, nhân quyền, lái người nghe đi đến kết luận là phải sớm thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng ở nước ta, kích động tư tưởng, hoạt động chống Nhà nước Việt Nam.

Hoạt động này nằm trong dự án “thúc đẩy”, “gây men dân chủ” của bọn phản động lưu vong người Việt, gồm nhiều tổ chức liên kết với nhau để thực hiện, gồm “đảng Việt Tân”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Ủy ban cứu trợ thuyền nhân Việt Nam”...

Ngày 3/2/2007, Lê Thị Công Nhân đã bị phát hiện quả tang khi đang tuyên truyền xuyên tạc về thực trạng đất nước cho một số sinh viên, thanh niên, trí thức trẻ, Lực lượng An ninh đã đưa toàn bộ những người có mặt trong lớp học về Công an phường Bùi Thị Xuân để làm rõ sự việc.

Qua đấu tranh khai thác, Lê Thị Công Nhân đã khai nhận mở lớp tuyên truyền về các “giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền” theo kiểu phương Tây tại Văn phòng Luật sư Thiên Ân do Nhân trực tiếp thực hiện.

Toàn bộ số sinh viên có mặt tại “lớp học” đã viết bản tường trình nêu rõ sự việc, làm đơn tố giác tội phạm, sẵn sàng ra đối chất để tố cáo hoạt động tuyên truyền, kích động người tham gia hoạt động chống đối và tham gia các tổ chức phản động của Lê Thị Công Nhân

Thanh Vũ
.
.