Tổng Bí thư Lê Duẩn với lực lượng Cảnh vệ
Có lần đồng chí Lê Duẩn bảo chúng tôi: “Các chú giúp việc cho tôi là để tôi làm việc tốt hơn. Có những việc con cháu tôi không giúp được, nhưng lại được các chú giúp”, sĩ quan đã có hơn 20 năm làm cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Cao Văn Tuấn, kể lại.
Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn là một nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt
Thực thi những nhiệm vụ đặc biệt
Những năm tháng hoạt động bí mật ở miền
Có thể nói, dù trong chiến tranh hay hòa bình, dù ở thủ đô hay ở địa phương, ở nông thôn hay thành thị, ở trong nước hay ở nước ngoài, đồng chí Lê Duẩn đều được bảo vệ chu đáo, chặt chẽ, tuyệt đối an toàn.
Năm 1953, từ Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn ra căn cứ Việt Bắc làm việc với Bác Hồ và Trung ương. Tháng 3/1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, đồng chí Lê Duẩn được Bác Hồ và Trung ương cử trở lại miền
Suốt hai tháng trời hành quân gian khổ, vượt suối, trèo đèo, đi qua bao vùng địch, vừa đi vừa phải đối phó với kẻ thù, với thú dữ. Trên đường hành quân vất vả, ăn uống kham khổ, đồng chí Lê Duẩn bị sốt rét, anh em cảnh vệ đã thay nhau chăm sóc. Khi sốt cao không đi được, dù đồng chí Lê Duẩn không muốn và từ chối nhưng anh em đều đề nghị đồng chí nằm cáng để khiêng đi.
Vượt qua bao gian khó, qua bao sông suối, đồi núi bạt ngàn Trường Sơn, Tiểu đội Cảnh vệ đã bảo vệ đồng chí Lê Duẩn vào căn cứ miền Đông Nam Bộ an toàn. Phút chia tay tiểu đội bảo vệ ra Bắc thật cảm động. Đồng chí Lê Duẩn lần lượt bắt tay, ôm chặt từng người trong tiểu đội với tình cảm xúc động. Đồng chí ôm hôn đồng chí Tiểu đội trưởng Trần Văn Tớn và tặng đồng chí tấm ảnh chân dung và tấm vải dù làm kỷ niệm.
“Bảo vệ anh Ba Duẩn tuyệt đối an toàn là mệnh lệnh từ trái tim”, đó là lời tâm sự của Đại tá Nguyễn Trại, nguyên Trưởng phòng 5 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Ông quê ở Quảng Ngãi, suốt 30 năm (từ 1957 đến 1986) là cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Đại tá Nguyễn Trại kể cho tôi nghe về việc bảo vệ Tổng Bí thư Lê Duẩn trong thời gian chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Ông nói: “Kể cả khi anh Ba ở nhà hoặc đi công tác, lúc nào chúng tôi cũng bảo vệ anh một cách chu đáo. Trước mỗi chuyến đi công tác địa phương, chúng tôi đã phối hợp xây dựng các phương án bảo vệ phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn công tác. Đặc biệt chúng tôi làm kỹ kế hoạch đi dọc đường, nắm chắc các vị trí hầm trú ẩn sẵn có, nơi nào thiếu thì yêu cầu làm hầm bổ sung. Cũng có lúc thực hiện kế hoạch đột xuất, anh Ba Duẩn bảo đi là đi. Tuy nhiên, chúng tôi đã dự kiến các tình huống, phối hợp chặt chẽ với bộ phận thư ký, lái xe, phục vụ... để thực hiện nhanh chóng”.
Đại tá Hoàng Minh Đạo, quê Nam Định, nguyên Trưởng phòng 5 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, có 15 năm (từ 1967 đến 1982) là sĩ quan cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đại tá Hoàng Minh Đạo cho biết: “Tôi nhớ mãi lần chúng tôi đi bảo vệ đồng chí Lê Duẩn vào thăm miền
Trong điều kiện miền Nam vừa mới giải phóng, trên đường phố Sài Gòn thỉnh thoảng vẫn rộ lên những tràng súng giao tranh giữa các lực lượng Quân quản với những tên ác ôn chưa chịu ra trình diện. Trước những thử thách, khó khăn, nguy hiểm, chúng tôi đã cùng các lực lượng khác phối hợp bảo vệ an toàn cho cả chuyến đi”.
Nhớ lại những kỷ niệm trong thời gian chiến tranh, Đại tá Hoàng Minh Đạo kể: “Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ, tôi đã trực tiếp bảo vệ và chứng kiến công tác bảo vệ Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn. Đặc biệt năm 1972 là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Trước khi xảy ra cuộc tập kích chiến lược của Mỹ bằng B-52 vào Hà Nội, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định các đồng chí lãnh đạo cấp cao sơ tán lên khu căn cứ.
Thời kỳ đó, xe ôtô phục vụ sơ tán phải chạy vào ban đêm vì ban ngày địch đánh rất ác liệt. Nhiều lực lượng tham gia vận chuyển, xe chạy không được bật đèn, di chuyển rất chậm vì có nhiều xe ôtô, xe bò lưu hành trên đường. Lực lượng Cảnh vệ bố trí sĩ quan tiếp cận và bộ phận canh gác làm nhiệm vụ rất chặt chẽ, cẩn mật. Hồi đó ở khu căn cứ ngại nhất là các loại rắn độc, nếu sơ ý sẽ bị rắn cắn ngay. Nhiều khi rắn chui vào gối, chăn màn, dưới gầm giường, vì vậy anh em cảnh vệ phải kiểm tra rất kỹ.
Điều kiện sinh hoạt ở khu căn cứ rất khó khăn, thiếu thốn, thiếu cả thực phẩm, nước uống. Ban Tài chính quản trị Trung ương phải nhập các loại xe kỹ thuật lọc nước từ bùn đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Thời kỳ đó khó khăn đủ bề nhưng chúng tôi vẫn làm tốt nhiệm vụ”.
Khi tôi hỏi: “Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ông đã gặp tình huống nào đặc biệt nguy hiểm liên quan đến Tổng Bí thư Lê Duẩn?”. Đại tá Hoàng Minh Đạo cho biết: “Tôi chứng kiến một số tình huống rất nguy hiểm. Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom 12 ngày đêm, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước từ khu căn cứ trở về Hà Nội. Tối hôm đó, đoàn xe ôtô chở đồng chí Lê Duẩn và đoàn tùy tùng gồm có 3 chiếc. Một chiếc Gát 69 của Cảnh vệ dẫn đường chạy phía trước. Xe chở đồng chí Lê Duẩn chạy ở giữa. Chiếc xe “khóa đuôi” cũng của Lực lượng Cảnh vệ. Lúc đó ở phía trước có một chiếc xe bò chở tre đi cùng chiều về Hà Nội.
Do trời tối, lái xe chiếc Gát 69 không phát hiện ra chiếc xe bò chở đống tre nhọn hoắt, nên để xe húc thẳng vào phía sau xe bò. Tre chọc vào cabin xe Gát 69 làm vỡ gương, cắm xuyên vào ghế. Rất may là anh Chu Văn Lập, Phó cục trưởng Cục Cảnh vệ ngồi trong cabin và lái xe không việc gì. Đó là điều kỳ diệu hiếm thấy. Chiếc xe chở đồng chí Lê Duẩn chạy ngay phía sau, tránh được hiểm họa trong gang tấc...”.
Thượng tá Nguyễn Huy Công, quê Nghệ An, hiện là Phó trưởng phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, trước đây đã từng 10 năm (từ 1976 đến 1986), là lái xe kiêm cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Anh kể: “Trong 10 năm ấy, tôi đã gặp một số tình huống nguy hiểm nhưng đều vượt qua. Tôi còn nhớ sự việc xảy ra hồi năm 1980 ở tỉnh Khánh Hòa. Lúc đó khoảng 3h chiều, tôi lái xe chở Tổng Bí thư Lê Duẩn từ Cam Ranh trở lại Nha Trang. Công an Khánh Hòa bố trí một xe ôtô cảnh sát dẫn đường chạy phía trước. Gặp một chiếc xe Jeep chạy ngược chiều, xe cảnh sát dẫn đường yêu cầu giảm tốc độ thì bất ngờ chiếc bánh của xe Jeep bị long ốc văng ra, lao thẳng vào xe tôi. Trong tích tắc, tôi đánh tay lái tránh được bánh xe. Chiếc bánh xe lăn tiếp, va vào chiếc xe cùng đoàn chạy phía sau, gây ra tai nạn nhưng không thiệt hại gì lớn.
Lúc lái xe, tôi cố gắng xử lý rất êm, không đi quá nhanh, hạn chế lắc xe, xe xóc mạnh để bảo vệ sức khỏe Tổng Bí thư.
Những lời chỉ bảo ân cần đối với lực lượng cảnh vệ
Dù bận rộn nhiều công việc nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn vẫn dành cho Lực lượng Cảnh vệ những tình cảm, sự quan tâm, dạy bảo ân cần. Tôi được biết, khoảng cuối năm 1959, nhận được tin Trung đoàn 600 tổ chức Đại hội Chiến sĩ thi đua và Thanh niên tích cực, đồng chí Lê Duẩn bận việc nên không đến dự được.--PageBreak--
Đồng chí đã gửi thư tới Đại hội, với nội dung ngắn gọn, súc tích: “...Được tin các đồng chí họp Đại hội nhưng tiếc vì bận nên không tới dự được, tôi gửi lời thân ái chào mừng toàn thể các đồng chí. Chúc Đại hội của các đồng chí thành công tốt đẹp, Đại hội tổng kết được nhiều kinh nghiệm hay, lựa chọn được nhiều Chiến sĩ thi đua xuất sắc. Mong rằng sau Đại hội, nhiều tấm gương sáng của các Chiến sĩ thi đua trong đơn vị của các đồng chí sẽ được phổ biến rộng rãi toàn Trung đoàn và phong trào thi đua trong đơn vị thời gian tới sẽ có bước tiến mạnh mẽ hơn”.
Ngày 24/1/1971, nhân dịp Trung đoàn 600 tổ chức Đại hội mừng công, đơn vị vinh dự được Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới dự. Nói chuyện với hội nghị, đồng chí Lê Duẩn đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định thắng lợi tất yếu của dân tộc ta là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Bác Hồ đã kêu gọi.
Nói về công tác cảnh vệ, về nhiệm vụ cảnh vệ, đồng chí chỉ rõ: “...Các đồng chí không đông lắm, lực lượng ít nhưng làm nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta đánh giặc phải có nhân dân, phải có người chỉ huy, bộ tham mưu lãnh đạo... Trách nhiệm của các đồng chí lúc nào cũng rất nặng nề, đặc biệt trong tình hình hiện nay, kẻ địch đang có nhiều âm mưu phá hoại mới. Tôi muốn các đồng chí thấy rõ hơn nữa trách nhiệm để làm tròn nhiệm vụ vì kẻ địch còn nhiều mưu mô rất thâm hiểm. Chúng còn nhiều mánh khóe, nhiều kỹ thuật thì chúng ta càng phải cảnh giác để chiến thắng chúng. Đây là cả một nhiệm vụ lớn lắm...”. Đồng chí Lê Duẩn nhắc nhở CBCS Trung đoàn: “Ngoài nhiệm vụ chung phải làm tốt, cần cố gắng học tập thêm, nghiên cứu về chuyên môn kỹ thuật khác để đáp ứng yêu cầu”.
Là một sĩ quan đã có hơn 20 năm làm cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Cao Văn Tuấn kể lại: “Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thực hiện theo ý nguyện của Bác Hồ, Tổng Bí thư Lê Duẩn thay mặt Đảng, Nhà nước đi thăm và cảm ơn các nước đã từng giúp đỡ Việt Nam. Tôi cùng các cận vệ tháp tùng Tổng Bí thư đi thăm và cảm ơn các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ; các nước Đông Âu như: Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bungari, Hungari, Rumani...
Đây là chuyến công tác dài ngày nhất của chúng tôi. Lần cuối cùng ra nước ngoài trong cuộc đời đồng chí Lê Duẩn là sang Liên Xô. Lần đó, đồng chí cùng chúng tôi ở tại một ngôi biệt thự trên đồi Lênin.
Mỗi sáng, hai “thầy trò” lại đi tản bộ dạo quanh công viên, nói chuyện hàn huyên, có những câu chuyện tâm tình mà Tổng Bí thư nói với tôi, tôi còn nhớ mãi... Có lần đồng chí bảo chúng tôi: “Các chú giúp việc cho tôi là để tôi làm việc tốt hơn. Có những việc con cháu tôi không giúp được, nhưng lại được các chú giúp”. Và trong cách sống, cách đối xử với chúng tôi, Tổng Bí thư luôn bình dị, thân tình với từng người, từ thư ký, bảo vệ, lái xe, bác sĩ đến cận vụ...".
Đồng chí Đặng Quốc Trung, quê Hà Tĩnh, hiện là cán bộ Phòng 1 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, trước đây là một trong những cận vệ của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Theo lời anh kể thì ngày 21/1/1985 (tức mồng 1 tết Ất Sửu), đoàn CBCS Cục Cảnh vệ do đồng chí Phan Văn Xoàn - Quyền Cục trưởng dẫn đầu đến chúc tết Tổng Bí thư Lê Duẩn tại nhà riêng ở số 6 Hoàng Diệu, Hà Nội. Ngày xuân vui vẻ, mọi người quây quần bên đồng chí Lê Duẩn, nghe chúc tết và nói chuyện thân mật.
Tổng Bí thư Lê Duẩn khen CBCS Cảnh vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ và chỉ rõ: “Đối tượng đấu tranh chính của công tác cảnh vệ là bọn phá hoại, bọn gián điệp và toàn bộ chiến tranh gián điệp của địch. Chúng có thể dùng trăm phương ngàn kế để phá ta, tìm cách nắm quy luật hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xâm nhập vào nội bộ của ta, có tên hoạt động sâu cho ý đồ chiến lược mười năm, hai mươi năm sau mới phá ta. Bởi vậy, Cảnh vệ phải hết sức cảnh giác, phải thấy đây là một công tác cực kỳ khó khăn, để quyết tâm phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”.
Anh Đặng Quốc Trung cho biết, chính Tổng Bí thư Lê Duẩn đã truyền lại cho CBCS Cảnh vệ nhiều kinh nghiệm quý về nghiệp vụ bảo vệ. Bản thân đồng chí Lê Duẩn trước đây đã nhiều năm hoạt động bí mật trong lòng địch ở miền Nam, rồi công tác ở miền Bắc trong điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Những năm hoạt động tại miền Nam, chính đồng bào đã che chở, giúp đỡ bảo vệ đồng chí.
Đồng chí Lê Duẩn nhắc nhở CBCS Cảnh vệ: Muốn làm tốt công tác cảnh vệ phải thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ, là phải biết dựa vào dân, vào hệ thống chính trị, vào lực lượng vũ trang. Đặc biệt phải luôn có ý thức cảnh giác, phải giữ được bí mật. Ngày tết đến, xuân về, Tổng Bí thư vẫn dành thì giờ chúc tết anh em cảnh vệ, thăm hỏi sức khỏe, tình hình chuẩn bị tết cho anh em trực, bảo anh em dành thời gian đi chúc tết các gia đình.
Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Cái cốt lõi của ngày tết là gia đình đoàn tụ, mọi người ai nấy gặp nhau tay bắt, mặt mừng, chỉ nghĩ về nhau điều tốt đẹp, chúc nhau điều tốt đẹp”. Sự quan tâm và tình cảm gần gũi, thân mật của Tổng Bí thư Lê Duẩn làm cho CBCS Cảnh vệ rất cảm động. Anh em tôi luôn nhắc nhở nhau nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao