Công tác bảo vệ an ninh Trại Davis thời kỳ 1973 - 1975
Tháng 1/1973, Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, đã mở ra thời cơ mới cho cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam theo phương châm “Mỹ cút, ngụy nhào”.
Giữa sào huyệt của địch, phái đoàn ta đã hiên ngang, kiên định đấu tranh trực diện, công khai với Mỹ - ngụỵ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đóng góp vào thắng lợi đó, công tác bảo vệ an ninh có vai trò rất lớn. Trưởng ban Bảo vệ an ninh của phái đoàn ta ở Trại Davis năm ấy là đồng chí Vũ Nam Bình (tên thật là Nguyễn Văn Khả), năm nay 82 tuổi. Với sức khỏe và trí nhớ hiếm thấy của một người ở tuổi thượng thọ, ông đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi quanh vấn đề bảo vệ an ninh cho phái đoàn ta ở Trại Davis...
Hiệp định
Mưu sâu của địch...
Theo thỏa thuận giữa hai bên, 9h sáng 28/1/1973, phía Mỹ sẽ đưa trực thăng tới sân bay Thiện Ngôn (bắc Tây Ninh, do ta kiểm soát) để đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLT do Trung tướng Trần Văn Trà làm trưởng đoàn vào Trại Davis. Vốn là người thận trọng, đồng chí Trần Văn Trà gọi chúng tôi tới trao đổi: “Cần hết sức cảnh giác, đề phòng với những thủ đoạn của Mỹ - ngụy phá hoại việc thi hành Hiệp định, kể cả việc địch có thể tấn công vào các đoàn đại biểu ta”. Với vai trò Trưởng ban Bảo vệ an ninh, tôi đề xuất: “Để bảo đảm an toàn, đoàn ta chưa nên ra điểm hẹn. Đề nghị anh cho một tổ trinh sát đi tiền trạm”.
Đúng như nhận định của đồng chí Trần Văn Trà, đúng giờ hẹn, xuất hiện 2 chiếc máy bay lượn vòng rồi trút hàng loạt bom xuống điểm đón đoàn ta! Nhờ cảnh giác, phía ta không thiệt hại về người. Phái đoàn ta ra thông cáo kịch liệt phản đối hành động đê tiện này và yêu cầu Mỹ - ngụy phải đón đoàn tại sân bay Lộc Ninh, nơi Mỹ - ngụy đã chịu nhiều thảm bại, trong đó toàn bộ Ban chỉ huy Chiến đoàn 8 của ngụy bị ta bắt làm tù binh.
Để xoa dịu dư luận sau vụ ném bom hèn hạ bị tố cáo, Mỹ - ngụy buộc phải chấp nhận yêu cầu của phái đoàn ta. Sau khi hai phái đoàn ta vào Trại Davis, Ban bảo vệ an ninh tiến hành ngay các biện pháp bảo đảm an ninh và chính trị nội bộ, vốn đã được xây dựng chu đáo từ vài tháng trước khi Hiệp định Paris được ký kết. Chúng tôi thu được một số thiết bị điện tử địch cài trong các phòng họp, phòng làm việc, thậm chí cả phòng ngủ... Chúng tôi buộc phải xây dựng mới nhiều phòng làm việc bằng vật liệu sẵn có.
Qua công tác nắm tình hình, chúng tôi biết địch có kế hoạch rất chi tiết nhằm theo dõi, kiểm soát hoạt động của đoàn ta. Địch sẽ triệt để khai thác sơ hở của ta, dùng tâm lý chiến móc nối, lôi kéo, thậm chí bắt cóc người của ta rồi khống chế, vu khống là chiêu hồi, về với “chánh nghĩa quốc gia”! Hầu hết các nhân viên tạp vụ, lái xe, điện nước... đều là người của cơ quan an ninh, tình báo ngụy cài vào “phục vụ” phái đoàn ta.
Một số cán bộ bảo vệ an ninh tại Trại Davis - Tân Sơn Nhất thời kỳ 1973-1975 (đồng chí Vũ Nam Bình đứng thứ 3 từ trái qua). |
Sau ngày 30/4/1975, Nguyễn Văn Học, nguyên Đại tá, Trưởng phòng phản tình báo Cục An ninh quân đội ngụy, đã khai nhận đúng như vậy. Chúng có kế hoạch tình báo hỗn hợp để “đánh vào hai phái đoàn Việt Cộng và Bắc Việt”. Địch cho rằng, những thành viên của hai phái đoàn ta chắc chắn đã được lựa chọn rất kỹ, hầu hết là những “phần tử trung kiên” nên không dễ dàng bị lôi kéo.
Song có thể, một số thành viên của phái đoàn có người thân thích, ruột thịt đang làm việc cho địch, hoặc sống tại vùng địch kiểm soát. Hơn nữa, sau bao năm gian khổ kháng chiến, giờ được sống giữa thành phố Sài Gòn, biết đâu sẽ có người dao động trước những cám dỗ...
Nguyễn Văn Học còn khai thêm những âm mưu, thủ đoạn hết sức manh động và hèn hạ của các cơ quan an ninh, tình báo ngụy. Trong trường hợp chiến trường có những đột biến bất lợi, chúng sẽ đầu độc nguồn nước, thực phẩm; bắt cóc lãnh đạo phái đoàn ta; thậm chí cho bọn lưu manh, côn đồ khiêu khích và kiếm cớ tấn công vào trại tàn sát phái đoàn ta.
... Đụng phải những “bức tường thép”
Song với bản lĩnh của từng thành viên trong phái đoàn ta và nghiệp vụ dày dạn của các cán bộ làm công tác an ninh, mọi âm mưu, thủ đoạn của địch đều gặp phải những “bức tường thép”. Địch thường nhắm đến các sĩ quan trẻ của ta để tác động, lôi kéo; vì chúng cho rằng họ còn ít kinh nghiệm và chưa được tôi luyện, thử thách nhiều qua chiến đấu. Hôm ấy, nhân giờ giải lao của cuộc họp bàn về trao trả tù binh, viên Thiếu tá ngụy Đinh Công Chất (Tiểu ban trao trả) lại gần một thiếu úy trẻ của ta làm quen.
Khi câu chuyện đã bớt khách khí, viên sĩ quan ngụy chặc lưỡi và nheo mắt nửa đùa, nửa thật: “Sang với tụi này đi, sung sướng lắm; đủ cả các mùi, các vị...”. Đồng chí thiếu úy trẻ của ta quắc mắt, đốp trả: “Này, chiến tranh tâm lý kiểu gì đấy? Có mà vứt vào sọt rác thôi!”. Tên Chất tẽn tò, vội chuồn thẳng.
Còn viên Đại tá ngụy Dương Đình Thụ thì hỏi với giọng điệu rất ngạo mạn và khiêu khích một đại úy của phái đoàn ta: “Này Đại úy, cấp trưởng các tiểu ban bên tôi đều là đại tá, cấp trưởng các tiểu ban bên anh thì toàn trung tá. Chênh lệch cấp hàm và trình độ như thế, tôi thấy khi ngồi họp rất bất tiện...?”.
Đồng chí đại úy của ta dõng dạc đối lại: “Tôi xin trao đổi với ông hai vấn đề. Thứ nhất, ngay cả Tổng thống của các ông cũng không so sánh được với chiến sĩ của chúng tôi đâu. Tổng thống của các ông là kẻ bán nước, còn chiến sĩ chúng tôi là người bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, hiện giờ chỉ huy cấp sư đoàn của chúng tôi hầu hết là trung tá, thượng tá. Nhưng thưa ông Đại tá, qua thực tế chiến trường, nhiều sư đoàn tinh nhuệ do những sĩ quan chỉ huy cấp tướng của các ông cầm quân, lại có sự giúp sức của cố vấn Mỹ, song đều bị chúng tôi đánh cho tơi tả. Vì vậy, đại tá của các ông cũng không so với trung tá của chúng tôi được”.
Khẩu khí của một đại úy “Việt Cộng” khiến Đại tá Dương Đình Thụ tái mặt và phải lánh đi nơi khác. --PageBreak--
Sau ngày 30/4/1975, viên Đại tá, Trưởng phòng phản tình báo ngụy Nguyễn Văn Học khai: “Chúng tôi đã gặp một đối thủ quá cứng rắn. Tất cả những lần tiếp xúc thông thường thì không sao, nhưng khi đụng vào những nội dung cần thiết thì đều bị đánh bật ra; khiến những sĩ quan có hạng của chúng tôi cũng phải lắc đầu...”.
Những nữ chiến sĩ quân giải phóng có mặt tại trại Davis tháng 2/1973 (ảnh thu được sau giải phóng miền Nam của cục An ninh quân đội nguỵ). |
Câu chuyện cảm động về tình ruột thịt giữa hai người khác chiến tuyến
Trong số các nhân viên điện - nước của địch tại Trại Davis, có một sĩ quan công binh mang quân hàm thiếu tá, tên là Bùi Thiện Khiêm, chừng hơn 30 tuổi. Khiêm tỏ ra mẫn cán, nhiều lần kiểm tra hoạt động của hệ thống điện - nước và đến được những nơi “cần đến” trong Trại Davis. Nhưng có điều đáng nghi ngại, mỗi khi gặp ai trong phái đoàn ta, Khiêm nhìn người đó rất lâu...
Được báo cáo việc này, tôi tạo ra một tình huống ngẫu nhiên để gặp Khiêm, thì thấy đúng như thông tin được phản ánh. Anh em bảo vệ an ninh hội ý và thống nhất nhận định: Phải chăng, Khiêm có người quen trong phái đoàn của ta. Có thể lúc Khiêm còn nhỏ, cha hoặc anh trai của Khiêm đi tập kết, nay cũng có mặt trong phái đoàn...
Tôi tập trung rà soát toàn bộ danh sách phái đoàn thì phát hiện một người có họ, tên đệm trùng khớp với Khiêm; xét về tuổi tác thì có thể là anh trai của Khiêm. Người này tên Bùi Thiện Hùng, làm nhiệm vụ phiên dịch tiếng Nga cho đoàn ta khi làm việc với đoàn
Quả nhiên hôm ấy, sau một phiên họp, khi phái đoàn ta tiễn đoàn Hungary và đoàn Ba Lan ra về, thì bất ngờ Bùi Thiện Khiêm xuất hiện và – có lẽ vì quá xúc động, không thể kìm nén được – đã chạy ào về phía đoàn ta, ôm chầm lấy đồng chí Hùng rồi kêu lên: “Ối anh Hùng ơi, em là Khiêm đây!”. Hai anh em họ ôm chặt lấy nhau và trào nước mắt, khiến những người chứng kiến không khỏi bùi ngùi.
Đồng chí Hùng sau đó đã báo cáo đầy đủ về mối quan hệ với người em trai. Khi đồng chí Hùng ra Bắc tập kết, Bùi Thiện Khiêm mới trên dưới 10 tuổi. Gần 20 năm, anh em họ mới gặp lại nhau trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Khi tôi báo cáo việc này, đồng chí Trần Văn Trà trầm ngâm giây lát và nhận định: “Việc này cũng bình thường thôi, đó là vì chiến tranh. Ta cứ cho anh em họ gặp nhau thêm; nhưng phải xin ý kiến cơ quan nghiệp vụ cấp trên”.
Được sự đồng ý của cấp trên, tôi đã bố trí cho hai anh em họ gặp nhau. Trong cuộc gặp ấy, đồng chí Hùng với tư thế của người chiến thắng, đồng thời là người anh trai đã dành cho đứa em ruột những tình cảm chân thành. Sau khi hỏi thăm sức khỏe cha mẹ và những người thân, đồng chí Hùng nhắc nhở Khiêm, đại ý: Gia đình mình có truyền thống tốt, chưa làm gì hại đến Tổ quốc, bản thân em phải ghi nhớ và thực hiện điều đó...
Cuối cùng, đồng chí Hùng nhắc Khiêm phải làm tốt việc bảo đảm điện nước phục vụ phái đoàn. Sau này, qua đánh giá tình hình thực tế, chúng ta quyết định không tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sử dụng Bùi Thiện Khiêm. Phần đồng chí Hùng, sau ngày giải phóng miền
Có mặt 823 ngày đêm tại Trại Davis (từ 28/1/1973 đến 30/4/1975), phái đoàn quân sự Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao, quân sự, đấu tranh bảo đảm việc thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam.
Vào lúc 9h30' ngày 30/4/1975, đồng chí Phạm Văn Lãi cùng đồng chí Cẩn, hai thành viên Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Trại Davis đã cắm lá cờ của Cách mạng lâm thời giải phóng miền Nam Việt Nam lên đỉnh tháp nước của trại – một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên tung bay trên thành phố mang tên Bác trong ngày Chiến thắng 30/4/1975