Thiên hoàng Akihito đã xóa bỏ hận thù chiến tranh như thế nào?

Thứ Tư, 08/05/2019, 16:24
Trong cộng đồng các hoàng gia toàn cầu đang có khuynh hướng ngày càng bị thu hẹp, thì ngai vàng hoa cúc của Nhật Bản vẫn là chế độ quân chủ tồn tại lâu đời nhất thế giới và cũng là một trong những hoàng gia nhiều biến động nhất trong lịch sử hiện đại.

Cho rằng sức khỏe đang đến hồi suy yếu, vị hoàng đế 85 tuổi Akihito (Thái thượng Thiên hoàng hay Thiên hoàng Bình Thành) chiếu chỉ truyền ngôi cho Hoàng thái tử Naruhito, đây cũng là lần thoái vị ngai báu đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 1817.

Thiên hoàng Chiêu Hòa: Cai trị dưới vỏ bọc thần thánh

Câu chuyện về chế độ quân chủ Nhật Bản như chúng ta đang biết ngày nay vốn bắt đầu vào thế kỷ 19 khi Phong trào Minh Trị đã đánh dấu chấm hết cho hệ thống phong kiến do tầng lớp võ sĩ đạo (samurai) cai trị và chuyển sang thể thức quản lý tập trung như phương Tây hiện đại.

Cơ chế dân chủ mới đã góp phần khôi phục quyền lực lớn hơn cho hoàng đế, một vị trí mà trong suốt hàng thế kỷ chỉ được xem như một loại nghề nghiệp đơn thuần.

Khi thế kỷ 20 mở ra, Nhật Bản đã nhân danh tên gọi của các vị Thiên hoàng thần thánh, thâu tóm một đế quốc hải ngoại rộng lớn bao gồm bán đảo Liên Triều, Đài Loan, Sakhalin và Mãn Châu.

Thiên Hoàng Chiêu Hòa (Hirohito, người đứng giữa) chụp ảnh với các thành viên hoàng gia, trong đó có hoàng hậu Nagako (người đang ngồi, bên trái). Ảnh nguồn: Getty Images.

Thiên hoàng Chiêu Hòa (Hirohito) – phụ thân của Thái thượng Thiên hoàng (Akihito) – bắt đầu cai trị nước Nhật từ năm 1926, đã giám sát sự xâm lược hải ngoại của Nhật Bản, đẩy nước Nhật vào cuộc Đại chiến tranh thế giới II (ĐCTGII), khi đế quốc Nhật Bản mở rộng xa hơn biên giới lãnh thổ từ Miến Điện đến Đại Đảo (Aleutian Islands) trước khi lãnh thổ hải ngoại này bị sụp đổ bởi Liên Xô tuyên bố chiến tranh và vũ khí hạt nhân của người Mỹ.

Cuộc chiến tàn khốc đã làm sụt giảm dân số, cảnh quan và kinh tế Nhật Bản và nước này cũng phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng chống lại các quốc gia mà họ chiếm đóng, đặc biệt là Trung Quốc, bán đảo Liên Triều và quốc đảo Philippines.

Thiên hoàng Chiêu Hòa đã phê chuẩn một mật lệnh ngầm nhằm cho phép Nhật Bản bước chân vào ĐCTGII (mặc dù bản thân vị vua này không bị khép tội ác chiến tranh, cũng như ông chưa từng xin lỗi bất kỳ nạn nhân nào của mình).  

Khi Mỹ bắt đầu thời gian chiếm đóng 7 năm ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1945), vai trò của Thiên hoàng đã thay đổi đáng kể. Trong khi phần lớn thần dân đang mong đợi Thiên hoàng Chiêu Hòa sẽ thoái vị, thì vị hoàng đế này vẫn tiếp tục cai trị nước Nhật dưới sự đảm bảo của giới chức chiếm đóng Mỹ - những người này muốn làm cân bằng xã hội Nhật Bản nhằm chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, và coi chế độ quân chủ như là một công cụ hữu ích nhằm tái thiết nước Nhật.

Người Mỹ đã soạn ra các điều khoản nhằm biến Thiên hoàng Chiêu Hòa thành một kiểu “vua bù nhìn” như ở Anh, trong đó yêu cầu Thiên hoàng phải từ bỏ việc tuyên bố mình là thần thánh, không được quyền đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến quốc gia đại sự.

Bất chấp vô số lời đổ tội về tội ác chiến tranh do Nhật Bản gây ra ở các xứ hải ngoại, thì Thiên hoàng Chiêu Hòa vẫn tiếp tục cai trị cho đến khi băng hà vào năm 1989, hưởng thọ 87 tuổi, thường xuyên xuất hiện công khai và tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu sinh học đại dương.

Thiên hoàng Bình Thành: Cai trị bằng lòng khoan dung

Lúc mới đăng cơ ngai báu, Thiên hoàng Bình Thành (Akihito) đã ở tuổi ngũ tuần, mà theo GS Danh dự John Dower miêu tả về vị tân vương như là “một trong những tiếng nói chân thành và có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản đã chứng thực được diện mạo dân chủ và hòa bình trong thế giới thời hậu chiến”.

Chối từ đường lối cai trị đất nước của phụ hoàng vốn theo đuổi nghi thức và thuần túy, Thiên hoàng Bình Thành đã cần mẫn làm việc ngay trong triều đình của mình để giúp chữa lành vết thương của ĐCTGII cả trong thần dân Nhật và các quốc gia từng là cựu thù.

Vào năm 1992, Thiên hoàng Bình Thành đưa ra một lời xin lỗi công khai Trung Quốc và vài tháng sau đó ông đã lên đường công du sang nước này. Chuyến thăm đó nhà vua nhấn mạnh sẽ không dung thứ cho tội ác do các quan lại dưới triều đại của Thiên hoàng Chiêu Hòa gây ra với nhân dân Trung Quốc.

Thiên hoàng Bình Thành cũng có những cử chỉ hòa giải tương tự cho nhân dân trên bán đảo Liên Triều, công khai xin lỗi việc chiếm đóng lâu ngày của Nhật Bản trên bán đảo cũng như sự tồn tại của di sản Liên Triều trong hoàng gia Nhật Bản.

Những chuyến thăm hòa giải quan trọng hơn đã được thực hiện vào năm 2005 khi Thiên hoàng Bình Thành ghé thăm Saipan (lãnh thổ hải ngoại của Mỹ) và quốc đảo Philippines vào năm 2016.

Trong mỗi chuyến viếng thăm, Thiên hoàng Bình Thành liên tục nói lời xin lỗi bằng chính ngôn ngữ của ngài (việc này hay bị các thành phần bảo thủ chỉ trích hoàng gia Nhật bàn tán tỏ ý không hài lòng, họ tin rằng Nhật Bản không cần phải xin lỗi về việc đã làm trong thời chiến).

Bỏ qua những lời chỉ trích, triều đại trị vì đáng chú ý của Thái thượng Thiên hoàng Bình Thành đã được nhớ đến trong suốt nhiều năm ở Nhật Bản: là quốc gia có dân số cao tuổi đông nhất thế giới, và phần đông những người cao tuổi ở Nhật Bản vẫn còn nhớ như in những chuyện kinh hoàng đã xảy ra trong quá khứ.

Hoàng thái tử Naruhito (Đức Nhân thân vương, 59 tuổi), người đương nhiên sẽ kế vị ngai vàng của Nhật Bản sẽ có một tương lai cai trị thoải mái hơn ở cả trong nước và thế giới âu cũng là nhờ các nỗ lực hết mình của Thái thượng thiên hoàng. Tuy nhiên, cũng thật khó để nói trước vai trò của Tân vương  trong một xã hội thay đổi quá nhanh như Nhật Bản.

Giáo sư danh dự John Dower nhấn mạnh: “Trong khi vai trò thần thánh của Thiên hoàng từ lâu đã bị xóa bỏ, thì Thủ tướng Abe và vẫn coi trọng Thiên hoàng như là dòng dõi duy nhất mang tính thần bí để duy trì sự thuần khiết chủng tộc, chủ nghĩa gia trưởng và một thứ huyết thống dân tộc độc đáo”.

Hải Thanh (tổng hợp)
.
.