Số phận bí ẩn của 13 bức họa ở bảo tàng Boston

Thứ Bảy, 02/05/2020, 10:08
Ngày 18 tháng 3 năm 1990, 13 bức họa nổi tiếng trị giá tới 500 triệu đô la trong Bảo tàng nghệ thuật Gardner ở Boston đã bị hai tên trộm giả danh cảnh sát cuỗm đi.

Vụ trộm này trở thành vụ trộm tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng đã 30 năm trôi qua mà công tác điều tra phá án không có gì tiến triển và phía bảo tàng cũng chưa bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm những bức tranh bị mất.

Ngày 18/3/2010, nhân dịp “Kỷ niệm tròn 20 năm” ngày những bức tranh bị đánh cắp, Bảo tàng Boston tuyên bố rằng nếu bất kỳ ai mang trả những bức tranh cho bảo tàng thì sẽ nhận được phần thưởng “vô điều kiện” là 5 triệu đôla. Tháng 5 năm 2017,  Bảo tàng lại nâng mức tiền thưởng lên 10 triệu đô la nhưng đến nay những bức tranh vẫn không được tìm thấy.

Những tên trộm giả danh cảnh sát

Theo các báo, vụ trộm tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử hiện đại xảy ra vào ngày 18 tháng 3 năm 1990 tại Bảo tàng nghệ thuật Gardner ở Boston trùng với ngày lễ hội Thánh Patrick. Hôm đó hai người đàn ông đeo râu giả mặc đồng phục cảnh sát Boston đến cửa bảo tàng đánh thức nhân viên của bảo tàng nói rằng trong khu phố gần bảo tàng có một cuộc bạo loạn nên cần phải kiểm tra tình hình của bảo tàng.

Bảo tàng nghệ thuật Gardner ở Boston Mỹ.

Sau khi vào bảo tàng hai tên trộm đã trói nhân viên của bảo tàng rồi đi vào phòng trưng bày bình tĩnh gỡ các bức họa treo trên tường xuống chọn lấy 13 bức mang đi. Những bức họa bị mất gồm 5 tác phẩm của Degas, 3 tác phẩm của Rembrandt, 3 tác phẩm của Rubens, 1 tác phẩm của Vermeer và 1 tác phẩm của Monet.

Những bức tranh bị đánh cắp được vẽ bởi các họa sĩ nổi tiếng và rất có giá; tổng  giá trị lên tới 500 triệu đôla mà tất cả chỉ xảy ra trong vòng 81 phút. Những tên trộm đã không dùng bất kỳ vũ khí tấn công nào, trước khi đi bọn chúng đã lấy luôn cả băng ghi hình giám sát an ninh, vì đằng sau những bức tranh không có kết nối với hệ thống báo động của cảnh sát nên hệ thống báo động không phát tín hiệu cảnh báo. Khi cảnh sát biết tin thì hai tên cướp đã cao chạy xa bay rồi. Đối với bảo tàng mà nói, điều tồi tệ nhất là các bức họa này đều không có bảo hiểm nên tổn thất là không thể cứu vãn được nên chỉ đành lẳng lặng mà ngậm bồ hòn.  

Ngay sau khi vụ án xảy ra, Cục điều tra liên bang Mỹ FBI bắt đầu tìm kiếm 13 tác phẩm nghệ thuật này trên khắp thế giới nhưng cuối cùng vẫn không thấy tăm hơi chúng đâu cả. 

Trong số 13 tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp thì bức tranh “Bài học âm nhạc” của họa sĩ bậc thầy Hà Lan Vermeer đã trị giá tới 250 triệu đôla, tức là bằng một nửa giá trị của tất cả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.

Có một điều đến nay người ta vẫn không thể hiểu được là trong bảo tàng có nhiều tác phẩm có giá trị hơn 13 bức tranh này, bao gồm một bức chân dung tự họa của họa sĩ Rembrandt mà bọn cướp đã gỡ xuống rồi nhưng không biết vì sao bọn chúng lại không lấy đi. Cảnh sát nghi ngờ rằng hai tên cướp có thể là không hiểu về nghệ thuật lắm và cũng không biết giá trị của các tác phẩm nghệ thuật mà chúng đã đánh cắp.

Treo thưởng 5 triệu USD để tìm lại tranh

Theo các nguồn tin, vụ án này là vụ trộm cắp tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. FBI đã từng đưa ra phần thưởng 5 triệu đôla để bắt những tên trộm nhưng vẫn không tìm được một manh mối nào có liên quan.

13 bức tranh bị đánh cắp.

Gần 30 năm đã qua, việc điều tra vụ án không có gì tiến triển nên FBI đã xếp vụ án lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào danh sách “vụ án chết” và cho đến ngày 18 tháng 3 năm nay FBI lại tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra mới toàn diện về vụ án này. Cuộc điều tra lần này FBI sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để giám định mẫu DNA thu được ở hiện trường năm đó nhằm cố gắng xác định danh tính đích thực của hai tên trộm.

FBI cũng nhấn mạnh rằng nhiệm vụ đầu tiên của họ là phải tìm được những bức họa đã bị mất sau đó mới tìm thủ phạm.

Căn cứ vào mục đích này trước mắt FBI và bảo tàng đã đưa ra phần thưởng giá trị 5 triệu USD “vô điều kiện” cho bất kỳ ai đem trả cho bảo tàng những bức tranh này đồng thời FBI và bảo tàng sẽ không hỏi người đó “bất kỳ câu hỏi gì” và văn phòng Tổng chưởng lý Hoa Kỳ cũng sẽ miễn truy cứu hình sự với người đó. FBI và bảo tàng hy vọng với khoản tiền thưởng khổng lồ này sẽ làm động lòng những tên trộm và những bức tranh đã bị mất gần 30 năm sẽ được tìm thấy.

Những bức thư nặc danh muốn trả lại các bức họa

Trên thực tế FBI đã từng có cơ hội thu hồi những bức họa này. Vào khoảng cuối tháng 4 năm 1994, một người bí ẩn đã gửi cho Bảo tàng Gardner một bức thư nói rằng ông ta có thể giúp cho việc thu hồi lại những bức tranh này nhưng ông ta đề nghị bảo tàng trả cho ông ta 2,6 triệu đô la để trao đổi và phải bảo đảm rằng những tên trộm và những người chủ sở hữu các bức tranh không bị truy tố.

Bảo tàng đã trao bức thư này cho FBI nhưng người bí ẩn này đã nghĩ ra cách phản ứng bí mật với bảo tàng: Nếu bảo tàng sẵn sàng đàm phán thì phải thêm chữ số “1” vào trước tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ với đồng lira của Ý trong tờ báo “Hoàn cầu” của Boston xuất bản vào ngày 1 tháng 5 năm 1994.

Bức họa “Bài học âm nhạc” của Vermeer.

Kết quả là trên tờ báo ra ngày mùng 1 tháng 5 đã được thêm số “1” vào trước biểu giá hối đoái đồng đô la Mỹ với đồng lira nhưng vì các cơ quan thực thi pháp luật lại thể hiện sự quan tâm lớn với bức thư nặc danh đã làm cho con người bí ẩn đó lo sợ và sau đó bảo tàng không nhận được thư của ông ta nữa.

Năm 2004, Công ty truyền thanh ABC cũng nhận được một bức thư không có địa chỉ gửi, trong thư có hai bức ảnh chụp hai bức tranh của họa sĩ Hà Lan Rembrand bị đánh cắp.

Đồng thời một cựu thành viên băng đảng chuyên đánh cắp tác phẩm nghệ thuật tuyên bố rằng những bức tranh này có thể được trả lại cho bảo tàng nhưng với điều kiện là phải trả 5 triệu đôla tiền thù lao và không được truy tố những người bạn của ông ta nhưng yêu cầu này lúc bấy giờ không được FBI chấp nhận bởi vì nếu thỏa thuận điều kiện này thì không những cảnh sát trở nên vô nghĩa mà còn khuyến khích bọn xã hội đen làm những hành động xấu xa. Bây giờ FBI đã xuống nước chủ động đưa ra mức tiền thưởng 5 triệu đôla “vô điều kiện” để đổi lấy những bức tranh. Có lẽ  khả năng tìm thấy các bức tranh có hy vọng hơn.

Những ông trùm xã hội đen đằng sau hậu trường

Trong gần 30 năm, danh tính của hai tên trộm trong vụ trộm tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Nghệ thuật Gardner luôn là một bí ẩn và có rất nhiều những dư luận suy đoán.

Một trong những dư luận phổ biến nhất cho rằng người đứng đằng sau vụ trộm này là ông trùm xã hội đen Boston James Barger, ông này đã bỏ trốn từ năm 1994 và hiện nay không rõ tung tích của ông ta. Nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy James Balger đã buôn lậu những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp này và mang nó ra khỏi Hoa Kỳ bán cho một ông trùm xã hội đen Ireland với giá cao.

Cảnh sát tiết lộ rằng hai tên cộng sự của James Balget đã bị kết án tù năm 1987 vì tội buôn lậu vũ khí cho quân đội Cộng hòa Ailen. Vào những năm 90 thế kỷ trước họ đã từng tuyên bố với cảnh sát rằng họ đã có trong tay các bức tranh bị đánh cắp nhưng đến nay có một người trong số họ đã mất còn những người khác thì phủ nhận có liên quan đến vụ trộm.

Bức họa “Cơn bão trên biển Galile” của Rembrandt.

Mặc dù như vậy, ông Charles Sill một thám tử người Anh ở Scotland nói rằng theo manh mối điều tra,  một số tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp này đã rơi vào tay ông trùm xã hội đen ở miền tây Ireland, một tổ chức thân thiết với quân đội Cộng hòa Ireland. Ông Charles Sill đoán rằng những tên trộm đã mang những tác phẩm nghệ thuật đánh cắp được ra khỏi Hoa Kỳ và chuyển giao nó cho băng đảng xã hội đen ở  Ailen nhưng sau đó bọn chúng không biết nên xử lý thế nào với những tác phẩm này.

Tuy nhiên, luật sư Kerry, người chịu trách nhiệm theo dõi tung tích các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp nói rằng các cuộc điều tra không phát hiện được James Balget liên quan đến vụ án.   

Nỗ lực tìm kiếm

Để tìm được những bức họa bị đánh cắp, nỗ lực của bảo tàng là bao giờ hết. Tháng 5 năm 2017, Bảo tàng nghệ thuật Boston đã nhân đôi số tiền thưởng, tức là tăng mức thưởng đến 10 triệu đô la “vô điều kiện” cho ai tìm được hoặc mang trả những bức tranh đó cho bảo tàng với hy vọng những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp gần 30 năm qua sẽ được thu hồi về.     

Mặc dù giải thưởng “vô điều kiện” 10 triệu đôla đã kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2017 nhưng thông tin về giải thưởng vẫn được đăng trên trang web chính thức của bảo tàng. Phía bảo tàng nói rằng họ quyết định kéo dài thời gian treo thưởng và ban giám đốc bảo tàng cam kết là: “Chúng tôi là người mua duy nhất những bức tranh này và chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đưa chúng trở về với ngôi nhà của chúng”.

Từ khi những bức tranh bị đánh cắp, bảo tàng hy vọng nhận được cuộc điện thoại của những tên trộm đòi chuộc tranh nhưng mặc dầu số tiền thưởng không ngừng tăng lên nhưng tình hình những bức tranh bị đánh cắp vẫn như đi vào ngõ cụt nhưng FBI vẫn tiếp tục điều tra về vụ trộm này. Gần đây nhất manh mối có tính định hướng là một thành viên băng đảng xã hội đen ở Boston, cuộc điều tra chỉ ra rằng ông ta là tội phạm đã lấy cắp những bức tranh trong bảo tàng nhưng người lính thoái ngũ 81 tuổi này đã phủ nhận mọi cáo buộc.

Tháng 3 năm 2017, Bảo tàng nghệ thuật Isabella Garner đã xuất bản cuốn sách nói về vụ trộm của bảo tàng, nội dung các bài viết dưới hình thức minh họa và giải thích cho 13 bức họa bị mất tích. Cuối cùng, người phát ngôn bảo tàng nhấn mạnh rằng bảo tàng sẽ cho công chúng thấy quyết tâm của bảo tàng trong việc thu hồi các bức tranh bị đánh cắp và bảo tàng sẽ tăng mức tiền thưởng lên nhưng sẽ rất thận trọng để duy trì và đánh giá hình thức khen thưởng này. 

Nguyễn Đình Thiêm (Theo “Xinhuanet.com”)
.
.