Tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới
- Ấn Độ: Viễn cảnh từ sân bay đầu tiên hoạt động bằng năng lượng mặt trời
- Xế độc tại giải đua xe Năng lượng mặt Trời
Do nằm kề địa danh Ashalim nên được đặt tên là tháp Ashalim, được khởi công xây dựng từ đầu năm 2014 với kinh phí theo dự kiến là 570 triệu USD, do bên thắng thầu gồm Công ty BrightSource Energy của Mỹ và Tập đoàn Alstom S.A của Pháp trực tiếp thiết kế và thi công, dưới sự giám sát của chủ đầu tư phía Israel là Tập đoàn Năng lượng Megalim, cùng thời gian bảo hành 25 năm sau khi chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
Tòa tháp Ashalim hoạt động theo nguyên lý tập trung nhiệt lượng mặt trời (CSP), quy tụ 55.000 tấm pin mặt trời với tổng diện tích bề mặt là 1 triệu m² , chiếm khoảng diện tích rộng 300 ha bao quanh chân tháp tự điều chỉnh hoạt động theo cơ chế giống như đặc tính của hoa hướng dương, luôn hướng về phía có ánh sáng mặt trời để tiếp nhận và phản chiếu ánh nắng lên đỉnh tháp.
Nhiệt lượng thu được khoảng 600ºC sẽ đun sôi nồi hơi khổng lồ đặt trên nóc tháp, rồi truyền xuống chân tháp kích hoạt động cơ hơi nước sản sinh ra điện. Công suất phát điện của tháp Ashalim là 121 MW, đủ cung cấp cho một thành phố 110.000 dân tương đương 2% nhu cầu điện năng của Israel.
Được biết, kỷ lục ghi trong Sách Guinness về tháp năng lượng mặt trời cao nhất thế giới hiện nay là tháp Ivanpah, với độ cao 137m tọa lạc giữa sa mạc Mojave ở tiểu bang California (Mỹ).