Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.
Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.
Trở lại với những dòng hồi ức trong một trạng thái phấn chấn đến kỳ lạ, nghệ nhân Phạm Văn Lạng bảo, cứ như những gì mà các bậc tiền nhân truyền lại, lúc đầu đã tưởng tuồng cổ không thể có "đất sống" ở đất Kẻ Gám. Vì lẽ, tuồng cổ là bộ môn nghệ thuật mang tính bác học với tính ước lệ cao của những điển tích cũ. Mỗi một điển tích đều gắn với các nhân vật lịch sử. Đã vậy, tuồng cổ lại rất khó nhớ, khó mà thuộc một cách dễ dàng.
Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ 16, gia tộc họ Lại chính là dòng họ duy nhất được chúa Trịnh Tráng ban cho cái đặc ân làm giấy để vua viết sắc phong. Cụ Lại Thế Giáp, người con rể yêu của chúa Trịnh Tráng, một trong những hậu duệ của gia tộc họ Lại là người vinh dự tiếp nhận đặc quyền của nhà Chúa.